Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống

Thu nhập của công nhân hiện còn thấp, nhiều công nhân mức thu nhập chưa tiệm cận được mức sống tối thiểu. Để trang trải cuộc sống gia đình, lo cho các con ăn học, mua sắm được đồ dùng trong nhà hay làm được cái nhà nhỏ,... đối với họ là rất khó khăn. Vì thế, thông tin về gói tiêu dùng 20 nghìn tỷ đồng cho công nhân vay tiêu dùng của Tổng LĐLĐ phối hợp với hai công ty tài chính thuộc HDBank và VPBank được công nhân đón đợi.
Khánh Hòa: NLĐ vui mừng khi nhận được tiền hỗ trợ thuê nhà Lao động ngành Du lịch làm việc dịp lễ Quốc khánh phục vụ du khách Góp ý hoàn thiện nội dung cuốn sách lịch sử Công đoàn Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2020
Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống
Thu nhập thấp, đời sống khó khăn nên công nhân thường phải vay mượn, "giật gấu vá vai". Ảnh: Công nhân Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam.

Còn nhiều khó khăn, thiếu thốn

Gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, công nhân Công ty Rapexco Đại Nam (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), có hoàn cảnh rất đáng thương, chồng chị trước đây làm thợ hồ, thu nhập bấp bênh, hai vợ chồng có hai con trai đều bị dị tật bẩm sinh, gia đình hiện tại đang ở chung nhà của cha mẹ để lại cùng với vợ chồng người em trai.

Hằng tháng chị lại xin nghỉ làm 1 tuần để đưa các con vào Bệnh viện Gia Định (TP. HCM) chữa trị. Mỗi một chuyến đi tiêu tốn tầm 15 triệu đồng. Với thu nhập của chị hằng tháng (khoảng 5 triệu đồng), vợ chồng nữ công nhân chỉ biết bấu víu vay mượn vào người thân, bạn bè.

Khó khăn nối tiếp khó khăn khi cách đây 3 tháng, chồng chị gặp tai nạn ngã giàn giáo ở công trình, chấn thương nằm một chỗ, chị trở thành trụ cột chính của gia đình. Không những vậy, con trai đầu của chị được bác sĩ khuyên không nên tiếp tục chữa trị bệnh. Chị chỉ còn biết cố gắng mọi sức lực để chạy tiền chữa bệnh cho đứa con út đang học lớp 4. Nỗi đau bệnh tật của chồng, của con cộng thêm nỗi khổ kiệt quệ về tiền bạc khiến tình cảnh vợ chồng chị Tuyết cùng quẫn.

“Mấy năm nay, vợ chồng tôi cũng nhờ vào sự giúp đỡ của chị em, anh em, bạn bè hai bên gia đình. Thời gian kéo dài, mọi người cũng đuối sức. Hai vợ chồng đang nợ hơn 80 triệu đồng cũng chưa trả được. Thỉnh thoảng vẫn được Công đoàn Công ty hỗ trợ chút gạo, chút tiền, tôi rất cảm động nhưng cũng không đủ vào đâu. Hiện nay, tôi đang tạm nghỉ ở nhà, phần vì đơn hàng của Công ty đang bị giảm, phần vì chuẩn bị đưa con vào lại TP. HCM chữa bệnh. Nghĩ tới tương lai không biết kiếm đâu ra tiền chữa bệnh cho con, tôi bế tắc lắm nhưng tôi không dám đi vay nặng lãi” – chị Tuyết bộc bạch.

Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống
Mỗi công nhân lao động có những hoàn cảnh khác nhau và họ vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: THANH THẢO

Còn chị Cao Thị Thanh Mai, hiện là công nhân Công ty TNHH Chế biến dăm gỗ Đại Hưng (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, chị mới lập gia đình đầu tháng 4/2022, hai vợ chồng thu nhập mỗi tháng cộng lại khoảng 12 triệu đồng/tháng, trừ các khoản phải chỉ tiêu chẳng còn tích góp được bao nhiêu, mà lại thường xuyên thiếu trước hụt sau. Hai vợ chồng chị đang ở chung nhà với cha mẹ.

“Hai vợ chồng tôi luôn mong muốn có căn nhà nhỏ để ở riêng nhưng thu nhập hiện tại rất khó mua đất để xây nhà hay mua nhà, vay ngân hàng thì phải có thế chấp nhưng gia đình tôi không có tài sản đảm bảo" - chị Mai nói.

Ngoài mong muốn thường trực là có nhà thì mong muốn chăm lo cho con cái được ăn học đàng hoàng cũng luôn là lo nghĩ của công nhân lao động.

Chị Huỳnh Thị Ngọc Hiếu, công nhân Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam (KCN Phú Tài, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chia sẻ: "Tôi làm công nhân 11 năm nay, tổng thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/tháng. Thu nhập này chỉ mới trang trải được các sinh hoạt cơ bản, chi phí đi học cho các con tốn kém lắm, học ở trường rồi học thêm nữa. Nhiều khi tôi cũng muốn vay mượn thêm tiền ở đâu đó để lo cho các con ăn học vì được học hành, có kiến thức sau này con sẽ đỡ khổ. Vừa rồi xem thông tin trên mạng thấy Tổng LĐLĐ Việt Nam đang phối hợp triển khai gói vay tiêu dùng cho công nhân với lãi suất ưu đãi, thời gian dài hạn, tôi nghĩ có lẽ đa số công nhân đều mong muốn được vay tiền.

Chính sách đúng đắn, nhân văn

Theo đồng chí Lê Từ Bình – Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định, đơn vị này cũng đã nắm bắt được và thông tin tuyên truyền về gói tiêu dùng 20 nghìn tỷ đồng cho công nhân của Tổng LĐLĐ phối hợp với hai công ty tài chính thuộc HDBank và VPBank triển khai. Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định nhận định, nhu cầu tiếp cận vốn vay để giải quyết những khó khăn, cải thiện, nâng cao đời sống trong công nhân lao động rất lớn.

​​​​​“Đây là một giải pháp cấp thiết để giúp công nhân có thể tiếp cận nguồn tài chính lành mạnh, ngăn ngừa tín dụng đen. Tôi tin rằng để tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, các đơn vị cho vay sẽ triển khai thủ tục cho vay nhanh gọn, bớt rườm ra” - đồng chí Lê Từ Bình nói.

Trong khi đó, đồng chí Hồ Văn Lộc – Phó chủ tịch Công đoàn KKT và các KCN tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong thời gian qua, một số trường hợp công nhân dính vào “tín dụng đen” dẫn đến khó khăn, nợ nần chồng chất, cùng quẫn do lãi suất quá cao.

Nhằm ngăn ngừa những trường hợp đáng tiếc xảy ra, vừa qua, Công đoàn KKT và các KCN tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo 35 công đoàn cơ sở doanh nghiệp tuyên truyền cho 12.700 lao động không dính vào “tín dụng đen”.

"Gói vay 20.000 tỷ đồng được triển khai là chủ trương đúng đắn, đáp ứng nhu cầu vay vốn thiết thực, mang lại niềm vui cho công nhân lao động" - đồng chí Hồ Văn Lộc nói.

Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách mới cho NLĐ luôn được các cấp Công đoàn quan tâm - Ảnh: LĐLĐ tỉnh Bình Định

Còn đồng chí Nguyễn Thị Bảo Đồng – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam (KCN Phú Tài, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chia sẻ, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may mặc, có khoảng 280 công nhân lao động. Trong thời gian qua, Công ty luôn quan tâm thực hiện các chế độ chính sách cho công nhân để họ yên tâm làm việc. Thế nhưng, nhìn chung đời sống người lao động vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều người đang thuê trọ, người thì vợ/chồng/ con cái/ bố mẹ ốm đau.... nhu cầu vay vốn để trang trải cuộc sống là luôn thường trực.

"Khi có thông tin, hướng dẫn cụ thể từ tổ chức Công đoàn về gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng, chúng tôi sẽ triển khai phổ biến đến các lao động. Gói vay này không chỉ có ý nghĩa với công nhân mà còn có ý nghĩa với doanh nghiệp. Khi công nhân được chăm lo đời sống họ sẽ yên tâm làm việc, đưa doanh nghiệp phát triển".

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định hai công ty tài chính tiêu dùng thuộc HDBank và VPBank cho vay 20.000 tỉ đồng cho công nhân lao động. Chương trình triển khai phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó, mỗi ngân hàng triển khai gói 10.000 tỉ đồng với lãi suất bằng 50% lãi suất thị trường hiện nay để cho vay tất cả nhu cầu chính đáng của công nhân.
Sôi nổi, đặc sắc chương trình “Đêm hội trăng rằm” của LĐLĐ TP Đà Nẵng Sôi nổi, đặc sắc chương trình “Đêm hội trăng rằm” của LĐLĐ TP Đà Nẵng
Giải bóng đá chào mừng 76 năm Ngày thành lập Công đoàn Thanh Hóa Giải bóng đá chào mừng 76 năm Ngày thành lập Công đoàn Thanh Hóa
Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Tags:

Sức mạnh của nghiệp đoàn

Sức mạnh của nghiệp đoàn

Không hợp đồng lao động, không bảo hiểm, không chế độ…; họ sống “bên lề” những chính sách. Và giữa “vùng rìa” đó, một ánh sáng đã nhen lên – khi những tổ chức nghiệp đoàn đến để âm thầm chở che, kết nối và chắp cánh hy vọng cho những phận đời lao động tự do.
Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhìn nhận về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam, chúng ta đang thấy kinh tế vẫn được quan tâm và chú trọng hơn. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ chính sách coi kinh tế là trọng tâm được thực hiện kể từ khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Nơi yêu thương ươm mầm hy vọng

Nơi yêu thương ươm mầm hy vọng

Tây Nguyên những ngày cuối năm, bầu trời xám mờ trong cái rét se lạnh, những giọt sương vẫn còn vương trên những thân cây cao su thẳng tắp. Đâu đó, tiếng dao cạo mủ lách cách vang lên trong màn đêm tĩnh mịch.
Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, những năm qua, tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, gắn bó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để tạo nên sức mạnh đoàn kết đó, phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của thầy Phan Văn Tiếp - Chủ tịch công đoàn trường trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Trường THCS Thắng Nhì, nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) từng là một ngôi trường nhỏ bé với vô vàn khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, học sinh chủ yếu là con em lao động tự do, đời sống bấp bênh. Nhưng vượt lên tất cả, đơn vị đã từng bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ nhờ tinh thần đoàn kết, sự tận tâm của tập thể giáo viên và đặc biệt là sự đồng hành bền bỉ của Công đoàn nhà trường.
Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin của người lao động không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng và ổn định. Trong ngành Dệt may Việt Nam, nơi chủ yếu là lao động nữ với trình độ phổ thông, việc thực thi quyền này lại đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong ngành Dệt may, từ những khó khăn trong công tác truyền thông đến những hạn chế về chính sách pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự minh bạch và phát triển bền vững trong ngành.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, đã thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng công nhân, lao động đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Ngay từ khi thành lập, Chính phủ lâm thời đã chú trọng xây dựng pháp luật về Công đoàn, đặt nền móng cho sự phát triển phù hợp với tiến trình kinh tế – xã hội của đất nước.