Công đoàn thương lượng với doanh nghiệp để tăng lương, phụ cấp cho NLĐ
Người lao động

Công đoàn thương lượng với doanh nghiệp để tăng lương, phụ cấp cho NLĐ

THU CHINH
Tác giả: THU CHINH
Từ ngày 1/7, Công ty TNHH NY Hoa Việt điều chỉnh lương và các khoản phụ cấp cho người lao động (NLĐ).
Hàng chục tỉ đồng chăm lo, hỗ trợ người lao động Trường Đại học Công đoàn tuyển sinh Đại học hệ chính quy năm 2022
Trợ cấp giá tiêu dùng 12.000 đồng/ngày và tăng lương, phụ cấp cho người lao động từ 1/7
NLĐ của Công ty TNHH NY Hoa Việt gia hoạt động tập thể. Ảnh: CĐ

Theo đó, Công ty điều chỉnh phụ cấp xăng xe từ 280.000 đồng/người/tháng lên 312.000 đồng/người/tháng; phụ cấp cho lao động nữ nuôi con nhỏ từ 30.000 đồng/người lên 50.000 đồng/người; trợ giá tiêu dùng 312.000 đồng/người/tháng (tương đương 12.000 đồng/người/ngày).

Theo đồng chí Vũ Văn Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH NY Hoa Việt (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Công ty đã nhanh chóng phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tháng 3/2022, Công ty cũng tăng lương cơ bản cho NLĐ thêm 200.000 đồng/người/tháng.

Ngày 12/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 01/7/2022. Căn cứ vào quy định trên, Công đoàn cơ sở đã thương lượng với Ban giám đốc Công ty tăng lương cơ bản và điều chỉnh các khoản phụ cấp để NLĐ yên tâm gắn bó.

Cụ thể, nhóm công nhân may đang trong quá trình đào tạo được tăng từ mức lương 3.423.000 đồng/người/tháng lên mức 4.090.000 đồng/người/tháng.

Đối với NLĐ chưa có tay nghề (chủ yếu là nhân viên tạp vụ) được tăng lương từ 3.900.000 đồng/người/tháng lên mức 4.090.000 đồng/người/tháng.

Đối với nhóm công nhân may chính thức được tăng từ mức lương 4.100.000 đồng/người/tháng lên 4.300.000 đồng/người/tháng.

NLĐ ở các bộ phận còn lại được tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng vào mức lương cơ bản hiện hưởng.

Trợ cấp giá tiêu dùng 12.000 đồng/ngày và tăng lương, phụ cấp cho người lao động từ 1/7
Công ty tổ chức hoạt động gắn kết NLĐ. Ảnh: CĐ

Công đoàn cũng đề xuất người sử dụng lao động rút ngắn thời gian đánh giá tay nghề đối với NLĐ theo 3 mức A, B, C. Việc rút ngắn thời gian đánh giá giúp NLĐ được sát hạch thường xuyên và sớm nhận chế độ hơn.

“Trước đây, NLĐ phải sau 1 năm làm việc mới được đánh giá tay nghề thì bây giờ chỉ sau 1 tháng kí hợp đồng chính thức đã được đánh giá, xếp loại theo 3 mức A, B, C. Việc đánh giá, xếp loại theo 3 mức này tính theo tỉ lệ % số lao động trong mỗi chuyền sản xuất: Loại A (15% số lao động); loại B (60% số lao động), loại C (35% số lao động). Việc xếp loại lao động do cấp quản lý bộ phận trực tiếp đánh giá” - đồng chí Vũ Văn Hải cho biết.

Cụ thể các mức A, B C: loại A được tăng tiền thưởng từ 300.000 đồng/người/tháng lên 500.000 đồng/người/tháng; loại B tăng từ 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng; loại C tăng từ 100.000 đồng/người/tháng lên 200.000 đồng/người/tháng.

Công ty còn điều chỉnh mức tiền thưởng thâm niên cho NLĐ theo thời gian gắn bó từ 1 năm đến 10 năm.

Cụ thể, NLĐ có thâm niên:

1 năm (được tăng từ 80.000 đồng/người/tháng lên 150.000 đồng/người/tháng);

2 năm (tăng từ 130.000 đồng/người/tháng lên 250.000 đồng/người/tháng);

3 năm (tăng từ 180.000 đồng/người/tháng lên 350.000 đồng/người/tháng);

4 năm (tăng từ 230.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng);

5 năm (tăng từ 280.000 đồng/người/tháng lên 450.000 đồng/người/tháng);

6 năm (tăng từ 330.000 đồng/người/tháng lên 500.000 đồng/người/tháng);

7 năm (tăng từ 380.000 đồng/người/tháng lên 550.000 đồng/người/tháng);

8 năm (tăng từ 430.000 đồng/người/tháng lên 600.000 đồng/người/tháng);

9 năm (tăng từ 480.000 đồng/người/tháng lên 650.000 đồng/người/tháng);

10 năm (tăng từ 530.000 đồng/người/tháng lên 700.000 đồng/người/tháng).

Sau này nếu có thỏa thuận khác, Công ty sẽ tiếp tục điều chỉnh.

Trong lần điều chỉnh này, Công ty cũng tăng phụ cấp xăng xe cho NLĐ từ 280.000 đồng/người/tháng lên 312.000 đồng/người/tháng. Riêng NLĐ ở cách xa Công ty hơn 20 cây số được hỗ trợ thêm từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/người/tháng.

“Vào các đợt giá xăng tăng cao, NLĐ phản ánh tình trạng phương tiện giao thông công cộng tăng giá vé. Công đoàn đã đề xuất với chuyên môn tăng phụ cấp xăng xe cho NLĐ. Đầu năm 2022, Công ty đã tăng 20.000 đồng/người/tháng. Đợt này, Ban giám đốc tiếp tục tăng để hỗ trợ NLĐ. Lao động nữ nuôi con nhỏ được tăng phụ cấp con nhỏ từ 30.000 đồng/người/tháng lên 50.000 đồng/người/tháng. NLĐ cũ quay trở lại làm việc được giữ nguyên các chế độ...” - đồng chí Vũ Văn Hải nói.

Trong bối cảnh giá cả hàng hóa tăng cao, Công ty hỗ trợ giá tiêu dùng cho NLĐ với mức 12.000 đồng/người/ngày (tương đương 312.000 đồng/người/tháng). Công ty muốn hỗ trợ để NLĐ bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, từ đó tăng năng suất lao động. Theo tính toán, từ ngày 1/7, công nhân có năng suất lao động cao sẽ có thu nhập khoảng 7.000.000 đồng/người/tháng.

Công ty hiện có gần 3.000 công nhân lao động, chủ yếu làm nghề may. Phần lớn NLĐ sinh sống tại các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc... của tỉnh Thanh Hóa.

Trợ cấp giá tiêu dùng 12.000 đồng/ngày và tăng lương, phụ cấp cho người lao động từ 1/7
Công đoàn trao sổ tiết kiệm cho con đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: CĐ

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Trình Ngọc Quang - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá) cho biết: "Căn cứ vào hướng dẫn của công đoàn cấp trên về triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 01/7/2022, chúng tôi đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở tích cực tham gia và đề xuất các nội dung điều chỉnh tiền lương, phụ cấp phù hợp với thực tế đơn vị. Tại huyện Hậu Lộc có hai doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài, trong đó có Công ty TNHH NY Hoa Việt. Trước đây, Công ty từng xảy ra tình trạng giảm lao động, máy móc thiếu người vận hành. Trên tinh thần chỉ đạo của LĐLĐ huyện, công đoàn cơ sở đã thương lượng với chủ sử dụng lao động xây dựng các chế độ, chính sách “kích cầu” để thu hút lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ".

Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm... Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm...

Theo Báo Tuổi Trẻ thông tin, sáng 14/6, khi thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở tại diễn đàn Quốc ...

Cần đưa những Cần đưa những "khoảng tối" của ngành Giáo dục ra ánh sáng

Dư luận lại tiếp tục bàn tán nhưng không bất ngờ khi hay tin cơ quan chức năng khởi tố vụ án, bắt tạm giam ...

Con đường sóng gió đến với con chữ của thầy giáo ở đảo Song Tử Tây Con đường sóng gió đến với con chữ của thầy giáo ở đảo Song Tử Tây

Sinh ra trong cảnh nghèo khó, hơn ai hết, thầy Nguyễn Hữu Phú (giáo viên Trường Tiểu học xã Song Tử Tây, huyện đảo Trường ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm