Công đoàn đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ
Hoạt động Công đoàn - 12/11/2022 13:25 HÀ VY
Làm rõ các khái niệm
Hội thảo khoa học "Công đoàn đại diện cho người lao động (NLĐ), chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong tình hình mới" có sự tham dự của đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đại diện các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và các chuyên gia. Hội thảo nhằm đóng góp ý kiến cho Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo khoa học "Công đoàn đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong tình hình mới". Ảnh: PV |
Các ý kiến tham luận tập trung làm rõ các khái niệm “chức năng, nhiệm vụ, vai trò”; về sử dụng các cụm từ “đại diện, chăm lo, bảo vệ”. Đồng thời đánh giá và nêu giải pháp, kiến nghị liên quan đến công đoàn đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Các ý kiến cũng gợi mở dịch vụ công đoàn (hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các “sản phẩm”, “đầu ra” của các cấp công đoàn nhằm cung cấp cho đoàn viên lựa chọn, sử dụng). Ngoài các dịch vụ cốt lõi gắn với chức năng/vai trò của tổ chức đại diện thì công đoàn có thể trực tiếp cung cấp hoặc phối hợp hoặc thông qua các “nhà thầu”, “đơn vị tư nhân độc lập” để cung cấp dịch vụ cho đoàn viên và các cấp công đoàn quan tâm, sử dụng. Gồm các dịch vụ miễn phí, trả phí toàn bộ hoặc một phần: Tư vấn pháp lý, luật sư, chuyên gia kinh tế, đàm phán; thông tin, giới thiệu việc làm, vay tiền, nhà ở, y tế, đào tạo nghề…
Đây là dịch vụ cho đoàn viên, NLĐ, cơ sở để quá trình hoạt động thay đổi phương pháp làm việc của công đoàn. Đã là dịch vụ thì phải gọi lực lượng chuyên nghiệp đảm nhận. Làm dịch vụ thì hưởng thù lao trên kết quả đó. NLĐ cần gì thì cần phải có lực lượng chuyên nghiệp để phục vụ.
Vấn đề “Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với NLĐ ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở” thì các ý kiến đều đánh giá là cần thiết về mặt thực tiễn, phù hợp với Điều 17 Luật Công đoàn và không trái Điều 10 Hiến pháp. Tuy nhiên, còn có những băn khoăn (về cơ sở pháp lý: Bộ luật Lao động 2012 quy định cụ thể về nội dung này nhưng Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ quy định này. Ngoài quyền, trách nhiệm chung của công đoàn cấp trên vẫn thực hiện được, nhưng thực tiễn một số nơi NSDLĐ không đồng ý đối thoại, thương lượng với công đoàn cấp trên…).
Kiến nghị từ thực tiễn của một số LĐLĐ tỉnh, thành phố về “đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ”. Công đoàn “đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát lao động…".
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn tóm tắt ý kiến tham luận tại Hội thảo. Ảnh: PV |
Về thực hiện quy định công đoàn “tổ chức và lãnh đạo đình công” theo quy định của Bộ luật Lao động: Không thực hiện được trên thực tế vì vướng mắc quy định pháp luật, cơ chế và phương thức thực tế giải quyết tranh chấp lao động, rủi ro về chính trị - hậu quả pháp lý với cán bộ công đoàn và NLĐ tham gia đình công…
“Giữ quyền đại diện mới bảo vệ, chăm lo được”
Nhiều ý kiến tại Hội thảo tập trung làm rõ chức năng “đại diện”, "bảo vệ" của công đoàn.
Nêu cơ sở pháp lý, GS. Trần Ngọc Đường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, nhờ vào việc đảm đương chức năng đại diện cho NLĐ mà tổ chức Công đoàn được giao nhiệm vụ, quyền hạn mà Hiến pháp quy định. Vì vậy, đại diện cho NLĐ với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của NLĐ (tổ chức phi nhà nước) thì duy nhất được Hiến pháp (tức là Nhân dân) giao cho tổ chức Công đoàn. Đại diện là chức năng riêng có hay hoạt động chủ yếu riêng có của tổ chức Công đoàn. Làm sao để lao động nam và lao động nữ; công chức và viên chức bình đẳng cả về tinh thần và vật chất.
Theo đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), nói đến chức năng của tổ chức Công đoàn thì cần xem xét Điều 9, Điều 10 Hiến pháp. Đặc biệt là Điều 10 quy định vị trí pháp lý Nhân dân giao cho công đoàn. Chính vị trí pháp lý, chính trị của công đoàn khiến công đoàn được sáng kiến luật, phối hợp với Chính phủ... do vậy nên hiểu sâu "đại diện" trong Điều 10 Hiến pháp để làm rõ chức năng của tổ chức Công đoàn.
Đại diện cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: PV |
Lực lượng lao động ngày một tăng nhanh, không tránh khỏi những bất cập về thực hiện các chế độ, chính sách cho NLĐ. Những năm qua dịch bệnh và thiên tai, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại lớn, khó khăn cho hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp, gây nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập và các mâu thuẫn, tranh chấp, đơn thư của NLĐ.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đến nay, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp đã tiếp nhận 39.827 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và nhận 17.866 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đoàn viên và NLĐ. Trong đó, 16.677 đơn khiếu nại, 1.189 đơn tố cáo (gồm 3.857 đơn khiếu nại và 331 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn). Nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo mà tổ chức Công đoàn nhận được tập trung chủ yếu vào tiền lương, hợp đồng lao động, giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ Bảo hiểm xã hội…
Đồng chí Nguyễn Thị Như Ý - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai nêu thực tế: "Các vụ việc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh Đồng Nai đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ tập trung vào các nội dung vi phạm, nhất là về Bảo hiểm xã hội. Do đó, cần nghiên cứu về nội dung này để bảo vệ NLĐ một cách thiết thực, hiệu quả nhất.
Đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, công đoàn đang làm không xuể, không hết, không xác định được nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm nên chưa thể hiện hết vai trò, vị trí. Để khắc phục được điều này, các cấp ủy đảng, công đoàn cần nhận thức rõ tinh thần chỉ đạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đổi mới công đoàn ngành hướng tới tập hợp NLĐ ở cả khu vực nhà nước và tư nhân; nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống các nhiệm vụ, nội dung hoạt động để tập trung nhiệm vụ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ thì mới "làm tốt vai trò đại diện" được.
Kết luận tại Hội thảo, đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, trong tương lai cần tiếp tục xem xét, nghiên cứu về hoạt động chăm lo của công đoàn. Hoạt động thương lượng có được coi là "phúc lợi" hay không. Từ đó đưa đến bản chất hoạt động của công đoàn thời gian tới như thế nào.
Đồng chí cho biết, làm Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cần cố gắng bước đầu tìm ra việc các cấp công đoàn, công đoàn ngành, công đoàn địa phương phải có sắc thái riêng. Vì các đối tượng NLĐ khác nhau, làm việc ở các môi trường, điều kiện khác nhau thì hoạt động công đoàn phải khác nhau...
Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với kỷ luật đảng Sau khi xin ý kiến và được sự thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành ... |
Người lao động Công ty khóa Minh Khai: Quyền lợi bị bỏ ngỏ, trách nhiệm thuộc về ai? Trong khi người lao động (NLĐ) Công ty khóa Minh Khai chờ đợi mòn mỏi khoản tiền vay 2 tỷ từ Tổng công ty Cơ ... |
Đơn hàng sụt giảm, công nhân lo lắng thiếu việc làm Đã khoảng hơn hai tháng nay, công nhân làm việc tại một số khu công nghiệp ở Long An, Hải Phòng hay tại các doanh ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.