Chuyện công nhân - Kỳ 2: Tinh mơ hôm nay cho tới mờ sáng hôm sau
Đời sống - 27/05/2022 11:03 NGỌC TIẾN
Nữ công nhân đang kiểm hàng tại xưởng sản xuất - Ảnh mình hoạ: MINH KHÔI |
Những mô típ rập khuôn, nhàm chán
Bấy lâu nay, chúng ta vẫn thường hay nghe nói nhiều đến cụm từ “cải thiện môi trường lao động” cho công nhân và NLĐ còn cụm từ "cải thiện điều kiện làm việc” thì ít thấy, nếu không nói là hiếm khi. Và để giải quyết được bài toán khó từ thực trạng cũng như những vấn đề với NLĐ hiện nay, nếu chúng ta không có một cái nhìn tổng quát về hiện thực trong những nhà máy, xí nghiệp sẽ rất khó để giải quyết được vấn đề một cách thấu đáo.
Nói tới tính chất công việc của công nhân lao động từ may mặc, thực phẩm, cơ khí đến công nhân khai thác hầm mỏ… chưa bao giờ là một công việc dễ dàng và thoải mái.
Ứng với từng ngành nghề, lĩnh vực, tính chất công việc cũng có những nét khác nhau, ứng với việc họ cũng sẽ phụ trách những công việc riêng hoặc đảm nhiệm những nhiệm vụ sau: quản lý, tổ trưởng sản xuất mỗi khi bắt đầu công việc; chuẩn bị máy móc, dụng cụ, công cụ lao động, phương tiện, vật liệu phục vụ cho công việc hằng ngày; chuẩn bị tinh thần đối mặt và để báo cáo khắc phục sự cố đối với máy móc, sản phẩm; lên dây cót bản thân để đáp ứng tiến độ công việc trong dây chuyền sản xuất.
Để có thể đáp ứng những tính chất công việc cơ bản như trên, người công nhân trong thời đại ngày nay cũng cần có những điều kiện, tố chất, kỹ năng cần và đủ.
Ở một số công ty, nhà máy lớn, họ có thể yêu cầu người lao động phải hội tụ đủ kỹ năng cần thiết: phải có kinh nghiệm; có khả năng đọc hiểu các thông số kỹ thuật máy móc; biết quản lý và sắp xếp quỹ thời gian; khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; cầu tiến, ham học hỏi. Dẫu đây vẫn là những tiêu chí luôn được những nhà doanh nghiệp ưu tiên tìm kiếm. Có điều, qua thực tế đã chứng minh bấy lâu nay, điều những nhà máy xí nghiệp cần nhất ở người công nhân trong thời đại ngày nay đó là thời gian.
Thực tế cho thấy hầu hết trình độ công nhân đều có thể đáp ứng và tiếp thu trọn vẹn những yêu cầu từ nhà tuyển dụng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn được đào tạo, hướng dẫn.
N.V.T. (sinh năm 2000), sinh viên thực tập tại một nhà máy cơ khí trên địa bàn Hà Nội cho biết, hầu hết các thao tác, công đoạn sản xuất dây chuyền, hoặc đứng máy thì T. cũng như các bạn đều nắm được và thành thục sau vài ngày được làm quen.
Nữ công nhân đang đảm nhiệm lắp ráp dây chuyền - Ảnh: NGỌC TIẾN |
Có điều, chính tính chất công việc cùng khoảng thời gian kéo dài liên tục trong ngày, từ ngày này qua ngày khác đã tạo ra những mô típ rập khuôn dẫn tới sự nhàm chán.
Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi được biết thêm về điều kiện làm việc của công nhân. Hầu hết tại những nhà máy, xí nghiệp lớn đều hoạt động với công suất 24/24 giờ mỗi ngày.
Trong những khu nhà xưởng đều sáng đèn dù là đêm hay ngày. Với yêu cầu công việc được giao có công nhân sẽ phải ngồi trong suốt ca từ 8 đến 12 tiếng.
Từ công nhân thực phẩm, công nhân may mặc đến công nhân cơ khí, đa số họ sẽ phải thực hiện đi, thực hiện lại những thao tác có tính chất dây chuyền cũng trong từng đó thời gian của ca làm việc. Vấn đề này sẽ được lặp đi, lặp lại trong chuỗi thời gian còn lại trong tháng, trong năm. Và dù là sáng sớm hay đêm khuya những người công nhân vẫn luôn là những người... xung kích.
Lương tối thiểu không đuổi kịp mức sống
N.T.T. (sinh năm 2000), một sinh viên thực tập khác từng có trải nghiệm với môi trường nhà máy, xí nghiệp cho biết, ca đêm của T. bắt đầu từ 18 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Trong một tuần liên tiếp và tới tuần tiếp theo, T. lại được phân công làm từ 6 giờ đến 18 giờ.
Thêm vào đó, môi trường làm việc đều ở trong những nhà xưởng, phân xưởng sản xuất có phần ngột ngạt. Một chuỗi quy trình mà nếu chúng ta thử áp dụng với những gì NLĐ trong những khu công nghiệp hiện nay phải đối diện, chắc hẳn, chẳng một ai không nhận xét rằng, chỉ có những người “yêu nghề say đắm” mới gắn bó được với môi trường này. Khi còn đó một nỗi niềm vẫn luôn được công nhân nhắc tới, vấn đề tiền lương.
Công nhân lắp ráp xe máy đang làm việc trong xưởng sản xuất. Ảnh: MINH KHÔI |
Cạnh đó, còn có những nguy cơ tiềm ẩn các bệnh nghề nghiệp mà NLĐ tại các doanh nghiệp dễ mắc phải. Từ mất ngủ, các bệnh về tai, mắt, đường ruột đến tinh thần… trong khi những nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng từ môi trường nhà máy, xí nghiệp tới công nhân vẫn còn sơ sài và thiếu.
Về vấn đề tăng ca của công nhân, PGS. Nguyễn Đức Lộc – Viện Nghiên cứu đời sống xã hội, nói: "Công nhân không có lựa chọn nào khác để tăng thu nhập ngoài làm thêm giờ. Lương tối thiểu vùng chỉ là hình thức, từ lâu đã không đuổi kịp mức sống của người lao động".
Trong hoàn cảnh thích ứng với thay đổi mới, chủ động ứng phó với tình huống, nhiều doanh nghiệp đã chủ động bồi dưỡng NLĐ bằng hiện vật. Dựa trên năng suất hằng ngày, mức bồi dưỡng có giá trị từ 15.000 đồng đến 30.000 đồng/người. Đây là một hoạt động mang tính tích cực đáng được ghi nhận.
Thiết nghĩ để cải thiện những vấn đề cấp bách cho NLĐ một cách thực chất, chúng ta cần lưu tâm tới tổng thể về điều kiện lao động cho họ. Đó là căn cứ tính chất công việc từ thời gian sản xuất, thời gian nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh đến BHXH, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, và định mức lao động để... gỡ nút thắt cho NLĐ...
Mời bạn đọc đón xem kỳ 3: "Chuyện công nhân: Gỡ nút thắt cho người lao động"
Chuyện công nhân - Kỳ 1: Tăng ca và chuyện dài về… "nhảy" việc Gặp H.T.D (25 tuổi, quê ở Bắc Giang) đang cặm cụi, khéo léo với đôi tay điều khiển chiếc kéo cắt tóc cho khách tại ... |
Công việc ảnh hưởng tới đời sống văn hóa - giải trí của công nhân Sau những ngày làm việc mệt nhọc, công nhân mong muốn được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, ... |
Nhọc nhằn cuộc đời nữ công nhân dùng chân làm giá đỡ cho cánh tay Cánh tay trái bị tật, thõng xuống, không được linh hoạt như mọi người, chị Nguyễn Thị Nguyệt (công nhân Công ty TNHH OneChang Vina, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.