Chuyện công nhân - Kỳ 1: Tăng ca và chuyện dài về… "nhảy" việc

Đời sống - NGỌC TIẾN

Gặp H.T.D (25 tuổi, quê ở Bắc Giang) đang cặm cụi, khéo léo với đôi tay điều khiển chiếc kéo cắt tóc cho khách tại một quán cắt tóc trên địa bàn TP. Hà Nội, chúng tôi không khỏi tò mò bởi ánh lên trong đôi mắt ấy là cả một sự xốn xang của tuổi trẻ.
Chuyện công nhân - Kỳ 1: Tăng ca và chuyện dài về… "nhảy" việc
H.T.D đang cắt tóc cho khách - Ảnh: PHẠM NGỌC TIẾN

Càng bất ngờ hơn khi biết D. từng là công nhân có mức thu nhập hằng tháng lên tới 12 triệu đồng. Điều gì đã khiến một thanh niên với mức thu nhập thuộc diện đáng ngưỡng mộ hiện nay lại từ bỏ công việc để hiện thực hóa giấc mơ của bản thân... “được cầm đầu người khác”?

Bài toán: bán thời gian

D. chia sẻ, từng làm công nhân tại Công ty Luxshare ICT tại Bắc Giang. Gia nhập Công ty theo tiếng gọi của những lời quảng cáo tuyển dụng hấp dẫn như: “thu nhập cao, công việc nhẹ nhàng, môi trường năng động…”

Một khởi đầu không thể tốt đẹp hơn khi chỉ cần tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, D. đã được phân công về bộ phận sản xuất dây chuyền với mức lương cơ bản 4.900.000 đồng.

Để đáp ứng được mức lương trên, đồng nghĩa với việc những người lao động như D. cần đạt được chỉ tiêu làm đủ 8 tiếng mỗi ngày và đủ 26 ngày mỗi tháng. Tính trung bình, mỗi giờ lao động, D. kiếm được hơn 23 ngàn đồng.

Điều đã khiến những người như D. chợt nhận ra, để có được mức thu nhập như những gì nam thanh niên này từng được nghe, hóa ra là phải làm thêm giờ. Và không phải ai trong số những người như D. cũng đều nhận ra, để đạt tới mức thu nhập từ 7 triệu đến 12 triệu đồng/tháng, họ sẽ phải trải qua những tháng ngày đầy vất vả...

Tính chất công việc cũng thuộc diện không tới nỗi phức tạp, từng linh kiện bộ phận của chiếc tai nghe, dây cáp sạc được lắp ráp bằng bàn tay của những người công nhân. Nghĩ công việc cũng nhẹ nhàng nên D. quyết định sẽ làm thêm giờ ngay khi mới vào làm việc ở Công ty. Mỗi ngày làm việc 10 tiếng. “Cảm giác cũng không tới nỗi tệ hại cho lắm”, D. cho biết.

Chuyện công nhân - Kỳ 1: Tăng ca và chuyện dài về… nhảy việc
Công nhân làm việc trong một công ty điện tử - Ảnh minh họa: Báo Bắc Giang

Có tháng cao điểm, D. tăng ca 20 ngày, mỗi ngày làm 12 tiếng. Một tháng có bốn ngày Chủ nhật, để đạt được mức lương 12 triệu đồng, D. đã phải "hy sinh" ba ngày Chủ nhật. Hai tuần ca sáng, hai tuần ca đêm, cứ luân phiên và ca đêm sẽ bắt đầu từ 20 giờ tới 7 giờ sáng ngày hôm sau. Đó cũng chưa phải là tất cả khi bỗng tới một ngày D. chợt nhận ra khoảng thời gian còn lại trong mỗi ngày để em có thể chăm sóc cho bản thân và gia đình chỉ còn chưa đầy 10 tiếng.

Đáng nói hơn cả là việc D. cảm thấy sức chịu đựng của bản thân đã gần vượt qua mức giới hạn. D. còn chịu đựng nổi cường độ này trong bao lâu? Đó cũng là một trong những vấn đề mà chàng trai quê Bắc Giang cũng như bao người lao động khác từng nghĩ tới. Đôi lúc D. đã có cảm giác nếu cứ tiếp tục, có lẽ sẽ rơi vào trạng thái của người trầm cảm, tự kỷ với tính chất công việc sản xuất dây chuyền. Cứ âm thầm từng phút, từng giờ làm việc với những linh kiện máy móc. Ngày này qua tháng khác, những vô tư, tiếng cười đùa hồn nhiên cũng tan biến dần.

Chợt nhận ra rằng, vẫn còn có thể kiểm soát vận mệnh của mình, D. bắt đầu lại cuộc sống với công việc được tự do hơn, được thỏa sức sáng tạo hơn, đó là nghề cắt tóc. Dẫu đường đi có hơi gồ ghề, tương phản so với công việc D. từng trải qua trong môi trường nhà máy, có điều D. vẫn luôn mỉm cười vì từng ngày làm đẹp cho mọi người và cho xã hội. Thêm vào đó, mỗi một khách cắt tóc "tước đi" của D. chỉ với thời gian chưa đầy 30 phút nhưng bù lại thu nhập được gấp bốn lần so với công việc tại nhà máy. Với giá cả này vẫn được coi là “bình dân” đối với khách đến cắt tóc.

Khi chia sẻ với chúng tôi, tay D. vừa cầm chiếc điện thoại vừa cười, vừa nói: “Nếu em mà vẫn đang làm công nhân tại nhà máy, khéo em còn chẳng bao giờ có được khoảng thời gian nào để có thể biết được tin huyền thoại môn Billiards Efren Reyes vừa thua tay cơ Việt Nam ở SEA Games 31 vừa rồi đâu”.

Thu nhập thấp, đời sống thấp và sự lựa chọn “bứt phá”

Câu chuyện về việc thay đổi nghề nghiệp của chàng trai 25 tuổi cũng là một câu chuyện đáng nêu trong bối cảnh hiện tại. Theo công bố của Công ty CP Anphabe về việc nghỉ việc của công nhân rất cao, cứ 10 người thì có tới 6 người chủ động tìm công việc mới. Dù báo cáo đã nêu ra khá nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như việc công nhân cảm thấy mất gắn kết với công ty, công việc căng thẳng, kiệt sức,… Có điều, một thực tế khách quan vẫn luôn là đề tài cấp thiết chưa được rõ ràng. Đó là về mức lương cơ bản của người công nhân.

Trung bình, với mức lương cơ bản của phần lớn những công ty, nhà máy trong các khu công nghiệp hiện nay dành cho công nhân dao động từ 4.500.000 đến 5.000.000 đồng. Vị chi mỗi ngày công 8 tiếng, công nhân nhận được từ 160.000 đến 180.000 ngàn đồng. Điều đó đã khiến cho những người công nhân không thể không tính tới những công việc có mức thu nhập thỏa đáng hơn, ít áp lực, căng thẳng hơn và được thoải mái hơn để vừa đảm bảo đời sống vật chất, vừa đảm bảo đời sống tinh thần.

Về ngắn hạn, vấn đề trên sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ tới những doanh nghiệp nói chung. Về dài hạn, đây lại là một tín hiệu mừng khi những người công nhân đã phần nào tự cải thiện mình, họ đã phần nào nhận ra giá trị của họ, về tầm quan trọng của họ trong một tổng thể. Và bằng cách tiếp thu những kinh nghiệm, tri thức, một tầm cao mới trong sự nghiệp của những cá nhân là điều khả thi. Cũng như nâng tầm vị thế của giai cấp của những người công nhân tại Việt Nam là điều hoàn toàn với tới.

Thiết nghĩ đã tới lúc doanh nghiệp cần tính toán lại thu chi và cân đối điều chỉnh. Cần thiết phải nhìn nhận lại giá trị sức lao động của người lao động. Gắn kết, tiếp thu những đòi hỏi và yêu cầu chính đáng của công nhân. Quan tâm tới môi trường làm việc hằng ngày của công nhân lao động với những hành động thiết thực hơn.

Mời bạn đọc đón xem kỳ 2: "Chuyện công nhân: Tinh mơ cho tới tờ mờ sáng".

Diễn đàn Diễn đàn "Đề xuất, kiến nghị của CNLĐ gửi đến Thủ tướng": Mong muốn được tăng lương

Trong bối cảnh giá cả các mặt hàng leo thang hiện nay, công nhân lao động (CNLĐ) đều mong muốn được tăng lương tối thiểu ...

Đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động gửi đến Thủ tướng: Có an cư mới lạc nghiệp Đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động gửi đến Thủ tướng: Có an cư mới lạc nghiệp

Cơn bão Covid-19 ập đến khiến hàng vạn công nhân vội vã hồi hương trong một hành trình dài thăm thẳm và những giấc ngủ ...

Đa số công nhân Bình Dương đều mong muốn làm việc lâu dài với doanh nghiệp Đa số công nhân Bình Dương đều mong muốn làm việc lâu dài với doanh nghiệp

Cuộc khảo sát mới đây của LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho thấy, đa số công nhân đều muốn làm việc lâu dài và gắn bó ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Kinh tế - Xã hội -

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng Lao động & Công đoàn media

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng

Công an vừa khởi tố 2 cô gái về tội làm nhục người khác. Hành vi của họ là đăng tải, livestream trên mạng xã hội những chuyện thuộc bí mật đời tư của một người họ hàng. Hậu quả là nạn nhân rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề. MC Mai An hôm nay sẽ trò chuyện với chị Tám Bính, một nhân vật đến từ tiểu thuyết Bỉ Vỏ.

Những điểm trường bị bỏ hoang Cà phê tối

Những điểm trường bị bỏ hoang

Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.