Chốt ba phương án đón người lao động trở lại TP HCM làm việc
Kinh tế - Xã hội - 01/10/2021 15:56 Duy Chương
Sau 30/9, TP HCM chính thức bỏ giấy đi đường TP HCM cam kết sẽ chăm lo cho toàn bộ trẻ em mồ côi do Covid-19 Đám cưới trực tuyến lặng thầm của nhân viên y tế hỗ trợ chống dịch tại TP HCM |
Hình ảnh người lao động được các địa phương tổ chức đưa đón rời TP HCM về quê. Ảnh: Gia Minh (VnExpress). |
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển đến làm việc tại TP. HCM, UBND TP. HCM đã xây dựng phương án tổ chức vận chuyển người lao động đến TP. HCM làm việc trong tình hình mới.
UBND TP. HCM đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đáp ứng đủ các điều kiện (theo phương án) được di chuyển đến làm việc tại TP. HCM.
Đồng thời chỉ đạo Sở Giao thông vận tải của các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan đầu mối của TP. HCM là Sở Giao thông vận tải trong công tác tổ chức vận chuyển người lao động đến TP. HCM làm việc theo phương án và kế hoạch. Chỉ đạo lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 thuộc phạm vi quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện có giấy nhận diện QRCode do Sở Giao thông vận tải TP. HCM cấp được vận chuyển người lao động đến TP. HCM theo kế hoạch. Tạo điều kiện cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không thực hiện cách ly y tế khi quay trở về tỉnh, thành phố.
Để đưa người lao động trở lại TP. HCM làm việc, UBND TP. HCM đã xây dựng phương án với 3 phương thức vận chuyển.
Đối tượng vận chuyển (hành khách):
- Người lao động thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. HCM, bao gồm công nhân, chuyên gia tại các tỉnh, thành phố cần di chuyển về TP. HCM.
- Người lao động đến TP. HCM phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
+ Đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi thứ nhất đủ 14 ngày sau khi tiêm hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 có xác nhận của cơ quan y tế (hoặc theo hướng dẫn của Sở Y tế) đủ điều kiện tham gia hoạt động.
+ Có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành Y tế.
Các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với cơ quan đầu mối là Sở Giao thông vận tải TP. HCM trong công tác tổ chức vận chuyển người lao động đến TP. HCM làm việc theo phương án và kế hoạch.
Chỉ đạo lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 thuộc phạm vi quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện có giấy nhận diện QRCode do Sở Giao thông vận tải TP. HCM cấp được vận chuyển người lao động đến TP. HCM theo kế hoạch. Tạo điều kiện cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không thực hiện cách ly y tế khi quay trở về tỉnh, thành phố.
Về vận chuyển người lao động bằng đường bộ có 3 phương án.
Phương án 1: Đơn vị (doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển công nhân) gửi phương án vận chuyển đến các cơ quan đầu mối gồm: UBND TP. Thủ Đức, các quận, huyện, Ban Quản lý Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty thuộc UBND TP hoặc các bộ, ngành quản lý để rà soát, tổng hợp gửi Sở Giao thông vận tải xem xét tổ chức triển khai.
Phương tiện vận chuyển là ô tô trên 10 chỗ có đăng ký kinh doanh. Sở Giao thông vận tải TP cấp giấy nhận diện có mã QR cho phương tiện; thông báo đến các tỉnh, thành phố kế hoạch vận chuyển.
Các phương tiện trả khách tại bến xe Miền Đông hoặc bến xe Miền Tây khi vào TP HCM. Người lao động di chuyển từ bến xe về nơi cư trú/lưu trú bằng xe taxi đã được Sở Giao thông vận tải cấp phép hoặc phương tiện trung chuyển đã được doanh nghiệp đăng ký trong phương án.
Chi phí vận chuyển sẽ do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Phương án 2: Ban Quản lý Khu Chế xuất và Công nghiệp và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao làm đầu mối tổng hợp nhu cầu của các đơn vị đang hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao, phối hợp với Công ty CP Xe khách Phương Trang FUTA Bus Lines xây dựng kế hoạch vận chuyển gửi Sở Giao thông vận tải xem xét cấp giấy nhận diện có mã QR và thông báo đến các tỉnh, thành phố (Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố) kế hoạch vận chuyển.
Các phương tiện chỉ được trả khách tại địa điểm đã đăng ký trong kế hoạch. Chi phí vận chuyển do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Phương án 3: Tổ chức tuyến vận tải hành khách cố định xuất phát từ bến xe khách liên tỉnh của các tỉnh, thành phố đến bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây. Tần suất hoạt động: tối đa 4 chuyến/ngày/tuyến.
Đơn vị vận chuyển là các đơn vị kinh doanh vận tải theo tuyến cố định đảm nhận khai thác trên từng tuyến do Sở Giao thông vận tải TP. HCM thống nhất với Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố liên quan và cấp giấy nhận diện QR code cho phương tiện trước khi thực hiện kế hoạch vận chuyển. Chi phí vận chuyển theo giá vé doanh nghiệp kê khai, niêm yết phù hợp quy định.
Dự thảo nêu rõ thời gian triển khai chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ ngày 1 - 31/10) sẽ triển khai tổ chức vận chuyển bằng đường bộ theo các phương thức 1 và phương thức 2.
Đến giai đoạn 2 (từ ngày 1/11) sẽ triển khai cả 3 phương thức.
Ngoài ra, còn có các phương thức vận chuyển người lao động bằng đường sắt và đường hàng không. Tuy nhiên, kế hoạch, phương án thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và phù hợp nhu cầu của các địa phương nơi đi và nơi đến.
Nhiều cơ hội việc làm cho lao động Nghệ An trở về quê Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều người lao động Nghệ An làm việc tại các tỉnh đã trở về quê hương. Trong thời ... |
Thư ngỏ của nữ công nhân mắc bệnh hiểm nghèo gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Mang trong mình căn bệnh ung thư phổi với chi phí điều trị tốn kém nhưng chị Phạm Thị Dương, công nhân Công ty Cổ ... |
Công nhân bức xúc trước cách hành xử của lãnh đạo Công ty cổ phần Ô tô 1-5 Mặc những lời kêu cứu về việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo, lãnh ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.