Sau 30/9, TP HCM chính thức bỏ giấy đi đường
Kinh tế - Xã hội - 30/09/2021 13:13 Duy Chương
Sau 30/9, người dân TP HCM không còn phải sử dụng giấy đi đường. Ảnh: ST |
Sau 30/9, TP HCM dỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch nội đô, bỏ quy định về giấy đi đường, người dân có thể đi lại nhưng không tự ý ra khỏi thành phố. Thông tin trên được thông báo tại cuộc họp báo công bố chỉ thị của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố diễn ra sáng 30/9.
Cụ thể, sau ngày 30/9, TP HCM sẽ không còn cấp giấy đi đường cho người dân mà ứng dụng công nghệ thông tin để giảm phiền hà cho người tham gia giao thông nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.
Về phương án ứng dụng công nghệ thông tin, người dân khi đi đường phải sử dụng mã QR của ứng dụng khai báo y tế, di chuyển nội địa của Bộ Công an (VNEID) và ứng dụng "Y tế Hồ Chí Minh". Các ứng dụng này thể hiện lịch sử tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức được hoạt động. Trường hợp không có mã QR, người dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh: F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất đủ 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Bên cạnh đó, người dân không được tự ý sử dụng phương tiện cá nhân rời khỏi địa bàn TP HCM. Nếu thực sự cần thiết phải ra khỏi thành phố, người dân cần thực hiện theo quy định của Sở Giao thông vận tải: Phương tiện cá nhân sẽ không được phép đi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh.
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM, công tác phòng, chống dịch của thành phố đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng: Hệ thống y tế được tăng cường; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm; tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% với mũi 1 và trên 45% với mũi 2… Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở TP Hồ Chí Minh vẫn diễn biến khó lường, số ca mắc mới, số ca nhiễm đang điều trị tại nhà, tại cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao…
Chính vì thế, thành phố sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch trên địa bàn; ưu tiên bảo vệ sức khỏe tính mạng của người dân; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở. Đồng thời từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội an toàn, hiệu quả; quan tâm mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất, dịch vụ… đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái "bình thường mới".
Việc chuyển sang trạng thái "bình thường mới" phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ theo phương châm "an toàn là trên hết", "an toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa phải đảm bảo an toàn". Tiếp đó, thành phố sẽ xem xét các biện pháp cao hơn hoặc nới lỏng giãn cách xã hội sao cho phù hợp, bám sát tình hình thực tiễn.
Phó chủ tịch Lê Hòa Bình nhấn mạnh, khi thành phố mở cửa trở lại, các doanh nghiệp sản xuất sẽ thiếu lao động rất nhiều. Bằng chứng là sáng nay, khi thành phố tổ chức cho 45 công trình xây dựng thi công trở lại, chỉ có 30 - 40% công nhân trở lại làm việc.
"Cơ hội đi làm, có việc làm, có thu nhập, tự lo cho cuộc sống của công nhân là rất lớn. Thành phố cũng đã có kế hoạch tổ chức đón công nhân trở lại làm việc. Vì vậy, chúng tôi mong lực lượng công nhân ở lại, nhận gói hỗ trợ thứ ba, tiêm vắc xin và tiếp tục tham gia lao động sản xuất tại TP HCM", ông Lê Hòa Bình nói.
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian tới, Phó chủ tịch Lê Hòa Bình nhận định, thành phố sẽ đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực để đạt tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin toàn dân sớm nhất. Tiếp tục ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu, người có nguy cơ cao (có bệnh nền, trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai), lực lượng lao động. Thành phố sẽ triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vắc xin phù hợp.
Đối với công tác xét nghiệm và xác định cấp độ dịch, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế để chủ động phát hiện và tách nguồn lây nhiễm mạnh tại các khu vực nguy cơ cấp 3, 4 và có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Bên cạnh đó, tổ chức xét nghiệm tầm soát tất cả trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như: Chợ đầu mối, bến xe và phương tiện vận chuyển, bệnh viện, trường học... Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức và người dân tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên định kỳ theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Công nhân bức xúc trước cách hành xử của lãnh đạo Công ty cổ phần Ô tô 1-5 Mặc những lời kêu cứu về việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo, lãnh ... |
Điện lực Biên Hòa phòng, chống dịch, đảm bảo dòng điện vận hành liên tục Từ tháng 7/2021, dịch bệnh Covid-19 tại Đồng Nai diễn biến phức tạp, tăng nhanh với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày. Dịch lây lan ... |
Giáo viên, học sinh mừng rỡ quay trở lại Đà Nẵng chờ ngày tựu trường Sáng 29/9, TP Đà Nẵng bắt đầu cho phép giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên,... không ở vùng dịch được trở về địa ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.