Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, Quảng Nam:

Chiến lược sử dụng nguồn lao động tại chỗ

Thị trường lao động - PHAN NGUYÊN

Một số địa phương có nguồn lao động nông thôn dồi dào đã nghĩ ra cách tạo việc làm cho người dân ngay tại nơi “chôn nhau cắt rốn”. Tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nhiều năm qua, Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn từ kế hoạch biến vùng đất hoang sơ thành địa điểm du lịch hấp dẫn. Với mức thu nhập ổn định, người lao động an tâm với công việc ngay tại quê hương mình.
Quảng Nam thực hiện Đề án tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030 Quảng Nam phấn đấu mỗi năm đưa 1.500 người đi làm việc ở nước ngoài Giải pháp nào để lao động tha hương của huyện Duy Xuyên về lại địa phương?
Chiến lược sử dụng nguồn lao động tại chỗ
Ánh mắt thật thà hiện rõ trên khuôn mặt khắc khổ vì từ nhỏ đã lam lũ đồng áng, ông Nguyễn Lai (62 tuổi) nay đã có công việc ổn định gần nhà. Ảnh: PHAN NGUYÊN

An tâm làm việc tại nơi "chôn nhau cắt rốn"

Sau một ngày làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, ông Nguyễn Lai (62 tuổi, ở khối Hà Bản, phường Điện Dương) tất tả đạp xe về nhà.

Ông Lai cũng như hàng trăm lao động đang làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia - nơi chỉ cách nhà tầm 10 đến 15 phút đạp xe nên xong việc là mọi người tranh thủ về nhà lo cơm nước, chăm sóc cha mẹ già, lo cho con nhỏ và phụ việc gia đình.

Ánh mắt thật thà hiện rõ trên khuôn mặt khắc khổ vì từ nhỏ đã lam lũ đồng áng, ông Lai kể, lúc trước ông làm nông rồi ai thuê thì làm thêm phụ hồ nhưng bây giờ tuổi đã lớn, công việc trộn hồ, đổ bê tông nặng nhọc nên ông không làm nổi nữa. Thấy gần nhà có Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, ông đánh liều vào xin việc. Sau khi nghe hoàn cảnh, những người quản lý ở đây bố trí ông phụ trách cắt cỏ, tưới nước cho cây.

“Tui làm ở đây hơn 4 năm rồi, lúc mới vô lương mỗi tháng 5 triệu đồng, giờ được 6 triệu, giai đoạn đông khách được 7 triệu. Nói thiệt là cỏ ở đây không kịp lớn cho tui cắt nhưng vì chủ doanh nghiệp thương hoàn cảnh khó khăn nên tạo điều kiện để mình có việc làm, có “đồng ra đồng vào” để nuôi con và lo cho bà xã. Vợ tui bị viêm khớp, thoái hóa cột sống mấy năm nay nằm ở viện nhiều hơn ở nhà. Ngoài tiền lương hàng tháng, mỗi lần vợ nằm viện cũng được lãnh đạo ở đây hỗ trợ thêm một phần viện phí nữa. Chỉ mong làm ổn định là tui mừng rồi” - ông Lai chia sẻ.

Ánh mắt đầy tự hào khi nhắc đến 3 đứa con chịu khó, học giỏi của mình, chị Lê Thị Thu (47 tuổi) cho biết, chồng chị bị tim mạch nên không lao động nặng được, một mình chị gồng gánh nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học. Con gái đầu năm nay mới vào lớp 10, chị khoe con vừa nhận được học bổng của trường. Con trai thứ hai năm nay vào lớp 8, con trai út năm nay vào lớp 6, các con chị đều là học sinh khá, giỏi.

Chị kể từ ngày làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, cuộc sống gia đình chị cải thiện hơn trước. Ngày xưa chị quanh quẩn ở nhà trồng đậu, trồng rau, thu nhập không ổn định.

Chiến lược sử dụng nguồn lao động tại chỗ
Chị Lê Thị Thu (47 tuổi) chia sẻ, từ ngày làm việc tại Khu du lịch sinh thái, cuộc sống gia đình của chị cải thiện hơn trước. Ảnh: PHAN NGUYÊN

“Lúc trước tôi ở nhà làm lagim (mô hình trồng các loại rau - củ - quả), từ ngày Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia hoạt động, tôi xin vào trồng hoa, trồng rau, chăm cây, cho cá ăn, quét dọn… mỗi tháng được trả lương 6 triệu đồng, những tháng cao điểm đông khách được 7 triệu. Đây là thu nhập mà tôi không dám mơ ngày còn làm lagim. Những tháng dịch Covid-19, tất cả khu du lịch đều đóng cửa, không có nguồn thu nhưng lãnh đạo cũng động viên, hỗ trợ một phần lương cho tất cả anh chị em. Nhờ có công việc này nên tôi có thu nhập ổn định lo cho mấy đứa nhỏ ăn học”, chị Thu bộc bạch.

Thương nhất có lẽ là hoàn cảnh của anh Đặng Ngọc Phi (50 tuổi), anh làm bảo vệ tại Khu sinh thái đến nay đã tròn 4 năm. Hàng xóm nói hơn 15 năm qua anh sống trong cảnh “gà trống nuôi con”, một mình bươn chải đủ nghề, lủi thủi nuôi hai đứa con từ khi chúng còn “đỏ hỏn”.

Chiến lược sử dụng nguồn lao động tại chỗ
Anh Đặng Ngọc Phi (50 tuổi) làm bảo vệ tại Khu du lịch sinh thái đến nay đã tròn 4 năm. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Anh kể, vì hoàn cảnh gia đình nghèo quá, sau khi sinh đứa thứ 2, con vừa cứng cáp là vợ anh bỏ nhà đi. Nghĩ đến quãng thời gian qua, có khi nào anh trách vợ mình không, anh nghẹn ngào “Bây giờ, lúc nào tôi cũng chỉ nghĩ về các con thôi”.

Khi được gợi sao anh không “đi thêm bước nữa” để có người phụ nữ lo cho con, ánh mắt nhìn xuống, anh trải lòng “Nhiều lúc cũng ưng nhưng hoàn cảnh mình khó khăn nên thôi để lo cho con. Vả lại, làm quanh quanh đây, cũng bà con với nhau, không dính bên nội thì cũng dính xí bên ngoại. Giờ tui chỉ mong làm gần nhà để bảo ban mấy đứa nhỏ đang tuổi lớn. Từ nhỏ không có bàn tay chăm sóc của mẹ, giờ mà tôi đi làm xa nhà, không ai bảo ban, tui lo tụi nó dễ hư. Với lại, má cũng lớn tuổi, đau nằm một chỗ mấy chục năm rồi, mình bên cạnh để lỡ…”

Anh khoe đứa con trai lớn của anh năm nay lên lớp 11, đứa con gái lên lớp 8, thương ba nên đứa nào ngoan ngoãn, chăm học. Anh nói đó là niềm an ủi, là tài sản lớn nhất của anh.

Giữ lấy màu xanh cho Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia

Với tâm huyết giữ lấy màu xanh của Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, nhiều năm nay, lãnh đạo doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn bằng cách cải tạo vùng đất hoang sơ, khô cằn thành địa điểm du lịch hấp dẫn.

Tọa lạc tại khối phố Hà Bản, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - nơi mà trước đây người dân chủ yếu chỉ làm nông nghiệp và ngư nghiệp, thu nhập bấp bênh. Những năm gần đây, Điện Dương chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại – dịch vụ. Các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng đã và đang được đầu tư xây dựng. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân có việc làm ngay tại quê hương mình.

Chiến lược sử dụng nguồn lao động tại chỗ
Khung cảnh yên bình, không khí trong lành, vào cổng miễn phí cộng với cách làm đầy nhân văn, Khu du lịch sinh thái đã thu hút du khách đến trải nghiệm, thư giãn . Ảnh: ĐVCC

Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia thu hút du khách bởi cảnh sắc yên bình của làng quê Việt với những con đường rợp bóng tre, rì rào đong đưa trong những buổi trưa hè oi ả, gợi lại tuổi thơ của bao người. Thêm vào đó, là những cánh đồng hoa khoe sắc rực rỡ được chăm sóc, vun trồng bởi chính những người dân tại mảnh đất này.

Chiến lược sử dụng nguồn lao động tại chỗ
Những cánh đồng hoa bạt ngàn đua nhau khoe sắc là thành quả vun trồng của các cô, các chú làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia. Ảnh: ĐVCC

Được đánh giá là một trong những đơn vị quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương ngay từ những ngày đầu tiên, đại diện lãnh đạo địa phương cho biết, những năm gần đây, Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ, chủ yếu là lao động phổ thông, người làm nông tại địa phương, tuổi từ 18-65 với những công việc như: chăm lo cây cối, trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, vệ sinh ... giúp bà con khó khăn tại địa phương có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Quảng Nam thực hiện Đề án tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030 Quảng Nam thực hiện Đề án tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030

UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham ...

Quảng Nam phấn đấu mỗi năm đưa 1.500 người đi làm việc ở nước ngoài Quảng Nam phấn đấu mỗi năm đưa 1.500 người đi làm việc ở nước ngoài

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình đưa người lao động trên địa bàn đi làm việc ở nước ...

Giải pháp nào để lao động tha hương của huyện Duy Xuyên về lại địa phương? Giải pháp nào để lao động tha hương của huyện Duy Xuyên về lại địa phương?

Duy Xuyên là một trong những huyện tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam trong thu hút người lao động tha hương về lại địa phương ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử

Thị trường lao động -

Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tháng giao dịch việc làm, thu hút 33 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với 7.420 vị trí việc làm cho người lao động.

Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia

Thị trường lao động -

Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia

Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm.

Hơn 1/5 thanh niên toàn cầu tuổi từ 15-24 không có việc làm, giáo dục hoặc đào tạo

Thị trường lao động -

Hơn 1/5 thanh niên toàn cầu tuổi từ 15-24 không có việc làm, giáo dục hoặc đào tạo

Hơn 1/5 thanh niên trên toàn cầu trong tình trạng không có việc làm, không được giáo dục hoặc không được đào tạo (NEET) vào năm 2023, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Tình trạng NEET vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại, dù tỷ lệ thất nghiệp đang giảm.

6 tỉnh phía Bắc có nhu cầu tuyển dụng gần 22 ngàn công nhân điện tử

Thị trường lao động -

6 tỉnh phía Bắc có nhu cầu tuyển dụng gần 22 ngàn công nhân điện tử

6 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đang có nhu cầu tuyển dụng 21.900 công nhân điện tử; 8.265 công nhân sản xuất – lắp ráp; 5.787 công nhân may…

Ổn định, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao

Thị trường lao động -

Ổn định, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao

Theo thông tin từ cục Quản lý lao động ngoài nước trong 06 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 78.640 lao động đạt 62,91 % kế hoạch năm 2024.

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm quận Long Biên

Thị trường lao động -

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm quận Long Biên

Phiên giao dịch việc làm (GDVL) - Tư vấn hướng nghiệp quận Long Biên hôm nay (22/6) có sự tham dự của 103 đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, 66 đơn vị tham gia trực tiếp và 37 doanh nghiệp niêm yết thông tin tuyển dụng; tổng nhu cầu tuyển sinh, tuyển dụng là 5.077 chỉ tiêu.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen Video

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen

Đọc thêm

65.852 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2024

Thị trường lao động -

65.852 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2024

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 lao động (19.409 lao động nữ), đạt 52,68 % kế hoạch năm 2024.

Ngày hội việc làm quận Cầu Giấy: Đa dạng ngành nghề và vị trí tuyển dụng

Thị trường lao động -

Ngày hội việc làm quận Cầu Giấy: Đa dạng ngành nghề và vị trí tuyển dụng

Sáng nay 15/6 tại Hà Nội, 45 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia Ngày Hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy năm 2024, với 2.984 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động.

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tháng 4/2024

Thị trường lao động -

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tháng 4/2024

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2024 là 12 430 lao động.

Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm: 30 đơn vị tuyển dụng 1.644 chỉ tiêu

Thị trường lao động -

Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm: 30 đơn vị tuyển dụng 1.644 chỉ tiêu

“Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động huyện Gia Lâm năm 2024” tổ chức hôm nay (25/5) có sự tham gia của 30 đơn vị tuyển dụng và đào tạo cùng 1.644 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh. Sự kiện mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân trên địa bàn đã thu hút đông đảo người lao động đến tìm hiểu và nộp hồ sơ xin việc.

Đắk Lắk: Mở nhiều phiên chợ việc làm vùng sâu, thu hút lao động nông thôn

Thị trường lao động -

Đắk Lắk: Mở nhiều phiên chợ việc làm vùng sâu, thu hút lao động nông thôn

Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk vừa phối hợp với UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024.

Kết nối việc làm và nguồn nhân lực chất lượng tại phiên giao dịch việc làm

Thị trường lao động -

Kết nối việc làm và nguồn nhân lực chất lượng tại phiên giao dịch việc làm

2.410 chỉ tiêu việc làm, tuyển dụng với tiền lương hấp dẫn tại phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 (ngày 4/5) là cơ hội tốt cho nhiều người lao động.

Tình hình thị trường lao động Việt Nam quý 1/2024

Thị trường lao động -

Tình hình thị trường lao động Việt Nam quý 1/2024

Trong quý 1/2024, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý 1/2024 tiếp tục tăng so với quý 4/2023 và cùng kỳ năm 2022.

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Thị trường lao động -

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Năm 2024, TP. Hà Nội sẽ tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm lưu động, kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội học nghề và việc làm cho người lao động.

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ

Thị trường lao động -

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ

Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ sẽ diễn ra tại Bắc Ninh ngày mai (31/3) với hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng của 30 doanh nghiệp.

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Thị trường lao động -

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh tại Hội nghị Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững.