Giải pháp nào để lao động tha hương của huyện Duy Xuyên về lại địa phương?
Người lao động

Giải pháp nào để lao động tha hương của huyện Duy Xuyên về lại địa phương?

PHAN NGUYÊN - HOÀI NAM
Duy Xuyên là một trong những huyện tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam trong thu hút người lao động tha hương về lại địa phương làm việc. Để 13.000 lao động địa phương có việc làm, thu nhập trung bình trên 7 triệu đồng 1 tháng, tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên đã có những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.
LĐLĐ tỉnh Quảng Nam: Hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng 12 mái ấm cho nữ công nhân Đại hội công đoàn ở một doanh nghiệp từng xảy ra nhiều cuộc đình công Quảng Nam: Quyết tâm thu hồi nợ đọng BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Đồng chí Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên (bên trái) trò chuyên với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn về những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư của huyện. (Ảnh: HOÀI NAM)
Đồng chí Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên (phía trái) trò chuyện với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn về những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư của huyện. Ảnh: HOÀI NAM

PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên về những chính sách và kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài mà huyện đã thực hiện trong vòng 10 năm trở lại đây.

PV: Thưa ông, Duy Xuyên từng là một huyện có số lao động đi xa làm việc vào loại cao nhất tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi còn nhớ cách đây khoảng vài chục năm, cứ mỗi dịp sau tết Nguyên đán, hàng trăm lao động địa phương đứng dọc Quốc lộ 1A để đón xe vào các tỉnh phía Nam làm ăn. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, lao động tha hương ngày một ít dần. Bằng cách nào để địa phương giải quyết được lượng lớn lao động tại chỗ?

Đồng chí Phan Xuân Cảnh: Có thể nói rằng vào những năm 2000, huyện Duy Xuyên chủ yếu là huyện thuần nông. Nông nghiệp chiếm xấp xỉ 70% trong cơ cấu kinh tế. Nhưng từ sau khi có các Nghị quyết 19, 20, 21 của Huyện ủy, nội dung xác định cơ cấu công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, công nghiệp chiếm 50% và dịch vụ khoảng 40% trong cơ cấu kinh tế.

Từ chủ trương đó, kết hợp với các chương trình thu hút đầu tư và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện Duy xuyên triển khai quy hoạch các cụm công nghiệp. Hiện nay, huyện Duy Xuyên có 4 cụm công nghiệp, lớn nhất là cụm công nghiệp Tây An, cụm công nghiệp Đông Yên và cụm công nghiệp Duy Trinh. Và nay đang xúc tiến thu hút đầu tư cụm công nghiệp Duy Nghĩa 1.

Từ lúc quy hoạch xúc tiến đầu tư trên cơ sở các quy định về thu hút đầu tư, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh, quy định rõ huyện Duy Xuyên là vùng kinh tế trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên có những ưu đãi nhất định cho doanh nghiệp.

Cụ thể là ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất trong những năm đầu, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có phần thấp hơn. Đặc biệt quan trọng là huyện Duy Xuyên đã thành lập tổ xúc tiến đầu tư do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng.

Lãnh đạo địa phương đã tiếp cận doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để quảng bá, tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp. Sau đó, tổ xúc tiến đầu tư trợ giúp về thủ tục và liên hệ ban ngành sở của tỉnh để hoàn thiện thủ tục về pháp lý từ cấp xã, cấp huyện thậm chí cấp tỉnh. Từ đó, các doanh nghiệp đến rất thiện chí và hợp tác lâu dài.

Đến nay, một số doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư tại địa phương. Cụ thể, Công ty Sedo Vinako (Hàn Quốc), giải quyết hơn 6.000 lao động. Công ty Hi – Tech (Thái Lan) tạo việc làm cho 2.500 lao động. Người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân trên 7 triệu/ tháng.

Đến nay, với số lượng lao động trên toàn huyện Duy Xuyên xấp xỉ 13.000 người, có thể nói rằng, địa phương cơ bản giải quyết lao động tại chỗ, thậm chỉ lan tỏa các huyện lân cận như Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn. Các huyện lân cận cũng đã đến làm việc tại Duy Xuyên để đáp ứng nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp.

Bài học rút ra là chủ yếu chúng ta phải làm tốt công tác quy hoạch, hạ tầng nói chung và hạ tầng các cụm công nghiệp. Đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối để người ta thấy thuận lợi. Thứ 2 là môi trường đầu tư tốt. Thứ 3 là phối hợp, hợp tác về tuyên truyền, có những thông tin để kết nối người trong độ tuổi của lao động của huyện với các doanh nghiệp. Như vậy sẽ rất hài hòa, lợi ích của doanh nghiệp được bảo đảm và lợi ích của người lao động cũng được bảo đảm.

Qua đây, các tổ chức đoàn thể cũng vào cuộc như LĐLĐ huyện đứng ra kết nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Để việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm, các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, các chính sách an sinh xã hội được giải quyết kịp thời. Thu hút đầu tư, giải quyết việc làm gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Duy Xuyên cũng đạt được những kết quả đáng kể.

Công ty Sedo Vinako (Hàn Quốc) đã giải quyết hơn 6.000 lao động, phần lớn là lao động địa phương (Ảnh: PHAN NGUYÊN)
Công ty Sedo Vinako (Hàn Quốc) đã giải quyết hơn 6.000 lao động, phần lớn là lao động địa phương Ảnh: PHAN NGUYÊN

PV: Ông đánh giá như thế nào về tổ chức Công đoàn ở cơ sở, họ tham gia cùng chính quyền như thế nào trong công tác chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động?

Đồng chí Phan Xuân Cảnh: Hiện nay, lực lượng lao động trên toàn huyện là khoảng 13.000 người trong độ tuổi lao động, lực lượng đoàn viên là trên 95%, khoảng trên 12.000 người. Điều đó cho thấy, tập hợp lực lượng lao động, đặc biệt lực lượng lao động ở các doanh nghiệp nước ngoài, địa phương cũng rất quan tâm. Các tổ chức đoàn thể, mặt trận tập trung vận động. Đặc biệt, là tổ chức Công đoàn phát huy vai trò này, sự phối hợp của UBND huyện với cơ quan LĐLĐ trong thời gian qua cũng rất tốt. Thiếu sự phối hợp này, chắc chắn chúng ta không thể có những kết quả như thời gian vừa qua.

PV: Theo ông, bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, thu nhập, đâu là mặt tích cực khác của việc thu hút lao động tại địa phương và vùng lân cận?

Đồng chí Phan Xuân Cảnh: Bài toán giải quyết lao động địa phương tại chỗ mang lại nhiều mặt tích cực, ổn định đời sống của người dân trong vùng, không phải di chuyển xa quê hương làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, con cái, nói một cách vĩ mô là yếu tố cố kết văn hoá. Như vậy, có thể khẳng định, mặt thứ nhất là ổn định cuộc sống của từng gia đình. Thứ hai là thu nhập được tăng cao so với những ngành nghề khác, đặc biệt là nghề nông nghiệp. Thứ ba là giảm chi phí đi lại, chi phí ăn ở các nơi trước đây như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, cũng là ảnh hưởng thu nhập của công nhân, người lao động. Nếu ở lại địa phương thì tốt hơn ở chỗ có thể phụ giúp gia đình trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra một giá trị kết hợp giữa công nghiệp gắn với nông nghiệp. Điều đó tạo sự kết nối bền vững giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

LĐLĐ tỉnh Quảng Nam: Hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng 12 mái ấm cho nữ công nhân LĐLĐ tỉnh Quảng Nam: Hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng 12 mái ấm cho nữ công nhân

Ngày 03/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động nữ công và phong trào “Giỏi việc ...

Đại hội công đoàn ở một doanh nghiệp từng xảy ra nhiều cuộc đình công Đại hội công đoàn ở một doanh nghiệp từng xảy ra nhiều cuộc đình công

Ngày 25/3, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng (gọi tắt là Công ty Panko Tam Thăng) đóng tại Khu Công ...

Quảng Nam: Quyết tâm thu hồi nợ đọng BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động Quảng Nam: Quyết tâm thu hồi nợ đọng BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Trong năm 2022, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Nam áp dụng rất nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động, tập huấn, ứng ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm