
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 21/2/2022. Ảnh: VGP |
Tại hội nghị này, Thủ tướng đã thông báo một số thông tin kinh tế chủ yếu như GDP đã hồi phục, tăng cả năm 2,58%, lạm phát được kiểm soát, an sinh được bảo đảm. Thủ tướng cũng cho hay sẵn sàng lắng nghe và ghi nhận ý kiến của các Hiệp hội doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên tinh thần: "Chia sẻ rủi ro, lợi ích hài hòa". Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Có thể nói phương châm: "Chia sẻ rủi ro, lợi ích hài hòa" của Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong hội nghị quan trọng này là một cam kết chính trị mấu chốt của Nhà nước Việt Nam đối với nhà đầu tư quốc tế. Nói theo kiểu dân gian cổ truyền là "Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia", cùng nhau phát triển hài hòa và bình đẳng, cùng cộng đồng trách nhiệm với nhau khi câu chuyện làm ăn kinh tế diễn ra trong một "thế giới phẳng".
Nước chủ nhà không hề coi các nhà đầu tư chỉ đem lợi đến cho mình mà bỏ mặc họ trong cơn hoạn nạn, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khi đến đầu tư ở Việt Nam thì không chỉ nghĩ đến chuyện quốc gia sở tại có mỗi một việc trải thảm đỏ mà thôi. Cả hai phải thực sự coi nhau là đối tác kinh tế quan trọng, chỉ có thể dựa vào nhau để cùng phát triển lâu dài và bền vững, tránh xa chuyện "vắt chanh bỏ vỏ", "qua cầu rút ván"...
Thông điệp của Thủ tướng Việt Nam cũng cho thấy một thái độ hết sức nghiêm túc và trách nhiệm của lãnh đạo quốc gia khi mời gọi các nhà đầu tư đến với Việt Nam, tạo nên niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài, càng củng cố quyết tâm của họ khi làm ăn với chúng ta. Đây là cụ thể hóa phương châm mà Nhà nước Việt Nam đang theo đuổi.
Trước hội nghị này vài ngày, hôm 17/2 tại TP. HCM, cũng trong cuộc tọa đàm: "Tạo bước đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP. HCM" do Báo Người lao động tổ chức, ông Jonathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn liên Thái Bình Dương (IPPG), cho biết đang có dự án thành lập trung tâm tài chính chuẩn bị đệ trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, và nếu được chấp thuận, tiếp đó sẽ trình Quốc hội Việt Nam xem xét thông qua.
Cũng theo ông Jonathan Hạnh Nguyễn, dự án này sẽ được công ty của Mỹ tư vấn và tính khả thi rất cao. Và một khi được thông qua, các nhà đầu tư Mỹ sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó 6 tỷ USD cho TP. HCM và 4 tỷ USD cho Đà Nẵng để xây dựng trung tâm tài chính.
Dù trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt nhưng những quyết sách lớn của Nhà nước cam kết đồng hành với các nhà đầu tư đã được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã hứa hẹn nhiều triển vọng tươi sáng. Vấn đề còn lại là quyết tâm hành động để kinh tế mau chóng được phục hồi và tương lai sẽ đến sớm hơn.
Hôm nay 21/2, vào kỳ điều hành giá xăng dầu mới với bao nỗi lo của dân chúng, doanh nghiệp và cả cơ quan quản ... |
Tại Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" ... |
Có lẽ chưa bao giờ người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) dám mơ về một cái Tết bình yên, nồng ấm và ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
