Tết Covid-19 bình an, nghĩ về Bí thư Thành ủy
Kinh tế - Chính sách - 18/02/2022 12:54 VÕ ĐỨC PHÚC
|
Có lẽ ngay lúc này, người TP dẫu không nói ra nhưng chắc chắn đều có chung một suy nghĩ, cảm nhận vì có được một người lãnh đạo đứng đầu TP biết nghĩ đến cảm xúc, biết lắng nghe dân, biết trăn trở làm những điều để TP có một cái Tết cởi mở, ấm áp và bình thường sau đại dịch. Nếu có một lời thật chân thành và sòng phẳng mà phần đông người dân TP đều không ngại để nói ra thì đó chỉ có thể là một lời cảm ơn gửi đến người đứng đầu TP - Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP. HCM.
Người đứng đầu TP dám nhìn thẳng vào những thiếu sót, những lúng túng khi đưa ra những quyết định chống dịch liên quan đến sinh mạng của gần 14 triệu người dân ở TP để nghĩ đến cảm xúc của Nhân dân.
Nhớ lại những ngày cuối tháng 7/2021, khi dịch ở TP đang tăng nhanh từng giờ, chỉ trong một thời gian ngắn đã có gần 50.000 ca nhiễm, hàng trăm người chết mỗi ngày, TP buộc phải giãn cách theo Chỉ thị 16.
Sau 14 ngày giãn cách trong hoang mang, lo sợ, dịch vẫn không hề thuyên giảm, cảm xúc của người dân bị dồn nén, khi TP đánh giá những điều đã làm được và chưa làm được, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã thẳng thắn xin người dân lượng thứ cho những lúng túng của TP. HCM trong thời gian đã qua.
Ông nói rằng: “16 ngày qua chúng ta đã làm được rất nhiều việc, cứu được nhiều người nhưng cũng còn rất nhiều việc chưa làm được, nhiều người chưa cứu được. Đó là niềm đau chung, là khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp. Chúng ta xin Nhân dân lượng thứ”.
Trong khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhận khuyết điểm và xin dân lượng thứ thì dịch vẫn tăng chóng mặt, chết chóc vẫn là nỗi hoang mang trong lòng mỗi người dân TP, một không khí sợ hãi nặng nề bao trùm, len lỏi vào tận nhà người dân sau 16 ngày "tự kỷ" ở nhà.
Ngồi trong nhà nghe toàn tiếng còi xe cấp cứu hú inh ỏi. Ngồi trong nhà nhìn qua nhà hàng xóm thấy lực lượng y tế đưa người đi trong hối hả, rồi một thời gian sau thấy chú bộ đội đưa “hàng xóm” lặng lẽ trở về trong hũ tro cốt cô quạnh. Hoang mang chồng chất nỗi lo... Nhưng rồi, trong đau thương mất mát, trong hoang mang cùng cực với đủ thứ khó khăn chồng chất, người TP đã thấy một lãnh đạo đứng đầu lăn xả chống dịch, trăn trở tìm đủ cách để đẩy lùi dịch bệnh. Đi đến đâu ông cũng có những chỉ đạo đặt lợi ích và an toàn sức khỏe của người dân lên hàng đầu làm người TP bớt tổn thương, lo sợ.
Đến với công nhân ở Khu công nghệ cao, Bí thư Thành ủy chỉ đạo phải đặt mục tiêu bảo vệ người lao động lên hàng đầu, đánh giá việc hình thành và đưa vào vận hành khu cách ly F0 có triệu chứng nhẹ tại Khu công nghệ cao góp phần rất lớn vào công tác điều trị F0 của TP.
Đến chợ đầu mối buôn bán nông sản thì ông chỉ đạo bằng mọi cách để sớm mở lại hoạt động buôn bán để người dân bớt khổ. Ở thời điểm mà thành phố trong 24 giờ (giữa tháng 8/2021), trung bình có 240 người tử vong do Covid-19, hàng trăm người bệnh nặng phải thở oxy, hàng ngàn ca nặng phải hồi sức và hàng ngàn người đang muốn rời TP, bỏ chạy về quê vì không thể tồn tại, vì sức chịu đựng có hạn, cuộc sống thiếu thốn trăm bề không nhìn thấy tương lai như thế nào, mới thấy áp lực với người đứng đầu TP lớn như thế nào.
Ông đã chỉ đạo các quận, huyện phải phối hợp với các địa phương để tổ chức đưa bà con yên tâm trở về quê, không rào chắn kiểu "ngăn sông cấm chợ". Trong tâm điểm áp lực đó, ông nói với lãnh đạo các quận, huyện rằng “hơn hai tháng rồi, chúng ta thèm một ngày không có Covid-19 nên phải ráng vượt qua bằng sức của mình”.
Đó cũng là thời điểm mà TP oằn mình gánh chịu những đau thương, mất mát, kiệt sức với những khó khăn chồng chất.
Khi dịch đã thuyên giảm, TP đang tính toán phương án mở cửa hoạt động giao thương, mua bán để dần hướng đến cuộc sống bình thường mới trở lại, ông đã thẳng thắn nhìn nhận đã có lúc TP áp dụng biện pháp khẩn cấp nhưng không tuyên bố “tình trạng khẩn cấp”.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên là người đầu tiên dám thẳng thắn nhìn nhận một thực tế chống dịch ở TP rằng: “Lúc đó chưa có thuốc điều trị, TP tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca nhiễm Covid-19. Nhưng tập trung xong ngồi đó ngó, ai khỏe vượt qua, ai mệt thì đi nằm bệnh viện. Việc này tạo áp lực căng thẳng rất lớn, không biết làm gì. Giữ F0 lại ngăn chặn nguồn lây nhưng tập trung họ lại xong không biết làm gì”.
Câu nói này sẽ gây bức xúc, phẫn nộ trong lòng người dân và khơi lại nỗi đau của hàng ngàn gia đình không may có người thân ra đi vì Covid-19, thế mà ông vẫn dám nhìn thẳng sự thật. Ông Nên đã thẳng thắn, chân chất nói những lời mộc mạc trước dân. Người TP đã không còn chút nghi ngờ nào để thấy ở ông một tấm lòng trăn trở, chia sẻ những đau thương mất mát và đồng cảm với cảm xúc của người TP.
Cái “chất bình dân” dễ thấy nhất của người đứng đầu TP Nguyễn Văn Nên chính là sự chân thành tiếp thu những đóng góp của người dân qua tin nhắn, điện thoại hoặc thư từ gửi đến. Một “phó thường dân” bình thường như anh Nguyễn Thiện đã gửi thư hiến kế đến ông Nên đặng mong TP. HCM mau chóng hết dịch cũng được đích thân ông gọi điện thoại hỏi han rồi hẹn “hôm nào đó” uống cà phê bàn luận thêm. Thế mà một ngày bất ngờ trước Tết Nhâm Dần, anh Nguyễn Thiện đã được ông Nên gọi điện rủ uống cà phê để trao đổi thêm xung quanh những nội dung mà anh hiến kế. Một người đứng đầu thành phố cầu thị đến... khó tin.
Anh Nguyễn Thiện chụp hình lưu niệm với Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên. Ảnh tư liệu |
Bởi thế mà một cái Tết Nhâm Dần bình yên khi vừa qua cơn đại dịch, không người dân nào ở TP không cảm thấy hân hoan, hạnh phúc khi nhà nhà, người người được ra đường, được đến những nơi công cộng, được gặp nhau, chúc nhau trong không khí Tết “không thể bình thường hơn” mà cứ ngỡ như không hề có một cơn đại dịch tưởng chừng như sẽ đánh gục mảnh đất này.
TP đầy ngổn ngang và gắng gượng sau đại dịch đã tái thiết vùng lên mạnh mẽ với bộ mặt khởi sắc và tươi sáng chỉ trong chốc lát, đầy bất ngờ, ngỡ ngàng. Lòng dân đang thầm cảm ơn vì điều đó qua một cái Tết đầy minh chứng rõ ràng, dẫu còn nhiều khó khăn đang chờ phía trước.
Còn nhiều việc ông ấy đã âm thầm trăn trở làm cho người TP, để TP được bình yên và bình thường mới. Nhưng bấy nhiêu điều kể ra thôi cũng đủ để nói sòng phẳng lời cảm ơn đến một con người đã làm nhiều triệu lòng người TP trở nên ấm áp.
Nhìn lại Tân Sửu và kỳ vọng Nhâm Dần |
Xin nghiêng mình trước những con người thầm lặng! |
Hôm nay, tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch Covid-19 |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.