Chỉ vàng của cô giáo
Cà phê tối - 20/11/2020 11:20 Mai Thanh Hải
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay có được tổ chức lễ kỷ niệm? "Người lái đò" và những ước mong bé nhỏ |
Gặp lại thầy cô qua những dòng tự sự |
Đời sống của các cô giáo ở vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: GD-TĐ |
Tất nhiên, sau đó điểm trường vẫn được xây dựng bởi 1 nhà tài trợ khác và trong buổi khánh thành - bàn giao, tôi có ngồi kể lại nguyên nhân khiến việc xây chậm với cô hiệu phó, để rồi được nghe cô kể về hơn 10 chật vật bám vùng biên đặc biệt khó khăn, chồng 1 nơi, con 1 nơi, với 3 chỉ vàng trên tay hôm ấy, 1 là của mình, 2 là mượn của chị em khác đeo vào cho đẹp, cho "ra dáng lãnh đạo, cứ úi xùi xấu hổ trước khách dưới xuôi".
Giáo viên - Cái nghề sạch sẽ, tri thức, cứ 20/11 là ngập tràn hoa tươi, quà tặng, có lẽ chỉ ở một số vùng đồng bằng, thành phố và cũng chỉ trong suy nghĩ 1 số người. Chứ trên miền núi biên giới vùng sâu vùng xa, nghề này rất cơ hàn và khốc liệt, vất vả.
Chưa nói điều kiện ăn ở - đời sống tinh thần, chỉ nói riêng chuyện thu nhập: Một sinh viên sư phạm mới ra trường (nhất là khu vực miền Bắc và miền Trung), muốn theo đúng nghề của mình, nếu muốn thuận lợi và... ít chi phí, chỉ có cách tìm lên miền núi. Vào được hợp đồng, dạy mấy năm, may ra mới được vào biên chế và lúc ấy mới tạm thở phào "đã là người giáo viên nhân dân".
Làm hợp đồng, có thể nhịn ăn nhịn mặc để vào biên chế, nhưng đã vào biên chế, thì phải tính đến những nhu cầu tối thiểu của con người.
Với những thầy cô ở khu vực biên giới - vùng đặc biệt khó khăn thì còn có khoản tiền phụ cấp biên giới, thu hút khu vực (cũng chỉ thực hiện trong 5 năm), khiến đồng lương có thể tăng gấp đôi, từ 4 - 5 triệu thành 8 - 10 triệu/tháng.
Thế nhưng với những người sát biên giới hoặc khó khăn vất vả hơn biên giới, những chỗ ấy không nằm trong danh mục của Bộ LĐ-TBXH thì họ, vừa chật vật sống, vừa kiếm cách làm thêm, bằng mọi cách.
Đi miền núi những ngày cuối tuần, bạn sẽ gặp rất nhiều người chở những can nhựa to hướng về xuôi và khi lên, lại lỉnh kỉnh nước mắm, dầu ăn, gạo muối. Đó là những thầy cô giáo về nghỉ cuối tuần, tranh thủ chở 2 - 3 can rượu ngô mua ở bản về bán dưới xuôi, kiếm lời 30 – 50k/can và lại đưa đồ mang lên, bán cho dân bản - học sinh vặt vãnh, bù vài đồng "hào con" vào tiền xăng xe đi lại.
Có những thầy cô giáo xa nhà, cuối tuần rủ nhau theo phụ huynh là người dân tộc vào rừng tìm lá - cây thuốc, về cắt cắt phơi phơi thành thảo dược, mang về bán. Mấy lá thuốc ấy, đẫm mồ hôi và cả máu, của những lần ngã gãy chân, rắn cắn trong rừng.
Và nếu bạn kết Facebook, Zalo với nhiều cô giáo miền núi, thế nào bạn cũng thấy nhiều cô bán hàng trên mạng, từ táo mèo, mận hậu trên núi cho đến đồ ăn thức uống, mỹ phẩm, áo quần...
Người ta bàn rất nhiều về việc tăng lương giáo viên để các thầy cô đủ sống, yên tâm dạy học, không phải lén lút dạy thêm và vật vã bán hàng.
Thế nhưng bao năm nay, cái khái niệm "đủ sống" vẫn là chuyện đẩu đâu và đã không đủ sống, thì phải tìm mọi cách để được tạm đủ - Đấy là nhu cầu hiển nhiên của mỗi con người.
Với những cô giáo - những cô gái miền xuôi lên núi, không lý gì bắt họ phải mặc xấu, đi xe xấu và để mặt mộc xấu xí, bởi họ cũng là con người, cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, muốn vui chơi, muốn khoe cái áo, cái quần, son môi, mí mắt...
Họ cũng cần có "gia tài" để... làm vốn lấy chồng, giữ chồng. Tuy rằng cái gia tài của cả cuộc đời ấy, chỉ là cái xe Lead mua trả góp, mấy năm liền mới trả nổi; mấy chỉ vàng đeo tay - lận lưng phòng khi ốm đau bệnh tật và chiếc điện thoại smartphone có cài đủ Facebook, Zalo, Youtube lúc nào cũng nhấp nháy, để liên lạc với thế giới bên ngoài, với người thân bạn bè, để họ biết mình đang sống, trên tít miền xa xôi...
Và các cô giáo xinh tươi ơi, có vàng cứ đeo, có phấn son cứ trang điểm, có quần áo đẹp thì cứ diện. Các cô có quyền được xinh, được hấp dẫn và được hãnh diện, không chỉ trong ngày 20/11 này.
Cuộc đời chỉ sống có 1 lần, chẳng tội gì mà u sầu phiền não, giấu giếm giữ gìn, mà nhăn nheo già xấu sớm đi.
Các thầy có khỏe mạnh, trẻ trung, tươi tắn thì mới có sức trèo đèo lội suối lên trường dạy học sinh cái chữ; xuống bản uống rượu đo găng với ông bà, bố mẹ, phụ huynh để vận động họ gật đầu cho con cháu đến lớp...
Và có khỏe có vui có tràn đầy năng lượng, mới tồn tại được giữa nơi xa hút rừng xanh núi thẳm, mưa lũ sạt lở, nóng đến vàng da và khi lạnh thì cứng cả lông mi, các cô nhỉ?
Chúc mừng các thầy cô!
“Lỗ hổng” ở Sacombank và quy trình cần xem lại của các ngân hàng Liên quan đến vụ án mua bán trái phép thông tin khách hàng để lừa đảo “dính” đến chuyên viên ngân hàng mình, Sacombank cho ... |
Hé lộ nguyên nhân ban đầu vụ cháy nhà xưởng ở Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang Vụ hỏa hoạn tại công ty sản xuất xốp chống cháy EPS ở Khu công nghiệp (KCN) Vân Trung, (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) ... |
Người thầy đầu tiên Dù làm công nhân, hay là bác sĩ, kỹ sư, mỗi chúng ta đều học nhiều thầy giáo. Nhưng quan trọng nhất có lẽ là ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định