"Người lái đò" và những ước mong bé nhỏ
Cà phê tối - 17/11/2020 15:40 Mỹ Mỹ
Gặp lại thầy cô qua những dòng tự sự Tạm biệt cậu bé tí hon K’Rể |
Thầy Hòa cùng các giáo viên kết bè chuối vượt lũ để tiếp tế lương thực cho học sinh vùng lũ. Ảnh: NVCC |
“Người lái đò” có lẽ là tên gọi của hàng vạn tờ báo tường của các em học sinh đang chuẩn bị nhân dịp 20/11. Hình tượng cũng dễ hiểu thôi: Thầy cô như người lái đò tận tụy, đưa các “chuyến đò” là các thế hệ học sinh qua con sông tri thức. Trong diễn ngôn chung của văn phong báo tường, người lái đò luôn đi kèm với tính từ “tận tụy”.
Tôi có tìm khắp nơi để xem từ bao giờ và tại sao, người ta bắt đầu gắn hình ảnh “người lái đò tận tụy” với công việc của thầy cô. Nhưng không có lời giải. Mà cũng chẳng cần lời giải. Bởi trong câu chuyện của Bố Trạch, thầy cô còn vượt xa hơn cả từ “tận tụy”.
Lược thuật lại câu chuyện như này: Trường bán trú có chừng 280 em ở địa hình trường tại vùng xa xôi, thường xuyên bị chia cắt mỗi độ thiên tai. Thầy cô nhà trường dần thành thói quen, khi mưa lớn, trường bị cô lập, họ sẽ tiết giảm đồ ăn để cầm cự. Nếu thấy tình hình nghiêm trọng hơn, họ sẽ dùng thân cây chuối, kết bè vượt dòng nước lũ, vượt mọi hiểm nguy để mang lương thực về. Trong những chuyến tìm lương thực để tiếp viện cho học sinh ấy, nhiều người trong họ cũng đã quen với việc phải ngủ trong rừng với vô vàn rủi ro sạt lở.
Tất nhiên, những độc giả thị dân sẽ lại nảy sinh những hồ nghi cắc cớ. Rằng chuyện cũng cảm động đấy nhưng đó là nhiệm vụ của họ. Những thầy cô đều ở ngôi trường bán trú ấy cùng học sinh. Nên nói họ vượt lũ tìm lương thực cho học sinh cũng đúng mà họ tìm lương thực cho chính bản thân họ cũng không sai.
Thì đây, thông tin kỳ khôi nhất của câu chuyện đến từ chia sẻ của thầy Trần Đức Hòa, Hiệu trưởng Nhà trường - người cũng nổi tiếng với bức ảnh ôm bè chuối bơi giữa dòng lũ: "Ban đầu có 15 thầy cô được về xuôi, nhưng vì tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp nên có 6 người quyết định không về nhà để hỗ trợ đoàn giáo viên đi lên".
Họ chọn ở lại trong lúc khó khăn, nguy hiểm nhất, lúc những tảng đất đá trên “trời” có thể rơi vào bất cứ đâu giữa đại ngàn. Vì những em học sinh đồng bào Ma Coong, Bru, Vân Kiều… cần họ.
Đứng giữa lằn ranh an nguy của số phận con người, những “người lái đò” ôm bè chuối đã chọn hiểm nguy. Bởi sau lưng họ là học sinh. Lựa chọn này là mệnh lệnh từ trái tim người thầy, người cô chứ không phải đơn giản là công việc bắt buộc.
Hay cũng hôm qua, trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô, 63 giáo viên dân tộc thiểu số có mặt ở Hà Nội để chia sẻ với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Đáng nói, họ cũng không nhiều đề đạt cho bản thân mình, ngược lại, những chia sẻ hướng về phía học sinh.
Cô Vàng Ha De (dân tộc La Hủ, huyện Mường Tè, Lai Châu) nói trong nước mắt: "Lớp học của cô trò chúng tôi dựng bằng ván gỗ, điều kiện vật chất thiếu thốn đủ đường, nhưng tôi và các đồng nghiệp vẫn cố gắng vừa công tác tốt, vừa thay phụ huynh chăm lo cho học sinh từ việc giặt giũ đến vệ sinh cá nhân. Nhiều lúc, tôi chỉ thầm ước điểm trường được xây dựng kiên cố hơn, có nhà vệ sinh để cô trò bớt khó khăn".
Các thầy cô từ Mường Tè tới Bố Trạch, họ từ tâm, dũng cảm và mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh sự biết ơn, trân trọng, khi nghe tới chuyện cô trò chỉ mong nhà vệ sinh; hay “truyền thống” làm bè chuối vượt lũ, người viết không khỏi ngậm ngùi.
Mỗi độ 20/11, chúng ta lại biết ơn vì thầy cô đã khó, đã khổ tới bao giờ? Để họ hiểm nguy rồi đắp những tượng đài lời khen có phải cách tôn vinh xứng đáng với những con người ấy không?
Tôi nghĩ là không. Họ xứng đáng được tôn vinh bằng hành động, chính sách thiết thực.
BNT162b2 – một ứng cử viên sáng giá cho vaccine phòng ngừa COVID-19 Đại diện cho hai Công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã thông báo một tin tươi sáng về kết quả bước đầu trong thử ... |
Nhiều giải pháp thu hút NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn Tại Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, trong thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện tốt các chức ... |
LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh: Phát huy hiệu quả Quỹ Xã hội Công đoàn Thời gian qua, Quỹ Xã hội Công đoàn luôn đồng hành với đoàn viên, người lao động vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Tại Hà ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định