Cần “mềm dẻo” để hài hòa mối quan hệ lao động
Hoạt động Công đoàn - 19/02/2022 18:32 XUÂN HẬU
Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để người lao động thực hiện "3 tại chỗ". Ảnh: Bùi Minh Vũ |
Nhận định về vấn đề trên, ông Bùi Minh Vũ – Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Điện tử Foster (KCN Hòa Cầm, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho rằng việc người lao động đòi hỏi quyền lợi hợp pháp, chính đáng như tăng lương theo đúng quy định pháp luật là không sai. Song, trước sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh trong suốt thời gian qua, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là vô cùng lớn. Vì vậy, sẽ có những khoản không thể đáp ứng đúng theo cam kết mà doanh nghiệp và người lao động đã ký kết với nhau.
Công ty TNHH Điện tử Foster là doanh nghiệp FDI, 100% vốn đầu tư của Tập đoàn Foster Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, đơn vị luôn được LĐLĐ TP. Đà Nẵng đánh giá là doanh nghiệp tiêu biểu về chăm lo người lao động. Trở lại hoạt động sau thời gian nghỉ Tết, Công đoàn công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động như lì xì, bốc thăm có thưởng thu hút người lao động tham gia. |
Cũng theo ông Vũ, việc đòi hỏi tăng lương dịp đầu năm là việc mà hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào cách xử lý mối quan hệ lao động sẽ phần nào tác động đến phản ứng của công nhân.
Trước hết, theo Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Điện tử Foster, doanh nghiệp cần công khai, minh bạch các thông tin về chế độ, chính sách tiền lương, tiền công, thu nhập để người lao động nắm bắt.
“Nhiều doanh nghiệp năm qua vẫn có những đơn hàng, công việc vẫn có cho người lao động. Nhưng những ảnh hưởng của dịch bệnh, chi phí cho công tác phòng, chống dịch, 3 tại chỗ,… khiến mức chi cao hơn so với các năm. Phía doanh nghiệp nếu tăng lương theo cam kết, quỹ lương sẽ phình to, chi phí đầu tư tái sản xuất sẽ không còn nhiều, buộc công ty phải đẩy giá thành sản phẩm lên khiến khả năng cạnh tranh về giá với các đối thủ rất thấp và mất các đơn hàng. Ở phía người lao động, khi nhìn vào công việc, họ thấy bản thân vẫn đi làm đều, thậm chí là tăng ca nhưng lương vẫn vậy sẽ rất bức xúc. Không ai hiểu ai sẽ vô tình khiến mối quan hệ căng thắng”, ông Vũ cho biết.
Người lao động sẽ thông cảm và gắn bó với doanh nghiệp nếu có được sự trao đổi phù hợp. Ảnh: Định Cao |
Với kinh nghiệm của bản thân, ông Vũ cho rằng người tham mưu hay Công đoàn của đơn vị khi trao đổi chính sách cho người lao động cùng ban lãnh đạo cần đưa ra những giải pháp hợp lý. Ở đây, khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không thể tăng lương cho người lao động, nhưng bù lại, cần có một khoản hỗ trợ phù hợp để người lao động cảm thấy yên tâm.
“Doanh nghiệp không thể tăng lương vì khó khăn nhưng hoàn toàn có thể cân đối để có khoản hỗ trợ cho người lao động. Sự hỗ trợ đó sẽ giúp người lao động yên tâm gắn bó với công việc và giải quyết một phần các vấn đề khó khăn của gia đình họ. Tất nhiên, để người lao động đồng ý cần phải có sự thương lượng, trao đổi giúp họ thông cảm và sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp”, ông Vũ nhận định.
Bên cạnh đó, khi công ty đưa ra các thông báo, thay vì để người lao động bất ngờ đón nhận thì những người làm công tác Công đoàn của đơn vị có thể hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin trước, lắng nghe các phản hồi và có sự trao đổi, giải thích. Người lao động khi tiếp nhận thông báo mới của công ty một cách chủ động, không bất ngờ thì phản ứng cũng bớt gây gắt hơn.
“Những cách xử lý “mềm dẻo” đó sẽ giúp hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra ngưng việc tập thể và người lao động sẽ có lòng tin, cố gắng đồng hành doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có những cam kết rõ ràng là sau thời gian khó khăn sẽ có sự bù đắp, cảm ơn người lao động xứng đáng. Điều đó sẽ giúp duy trì niềm tin người lao động và quyết định gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp”, ông Vũ nhấn mạnh.
Người lao động Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 phấn khởi trở lại công việc. Ảnh: Định Cao |
Theo ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may 29/3, những khó khăn do dịch bệnh gây ra là chưa từng có trong suốt thời gian qua. Những người đã cùng doanh nghiệp đi qua thời điểm khó khăn đó không đơn thuần là lao động mà họ như người thân trong gia đình. Vì vậy, công ty luôn phải xem người lao động là vốn quý để đưa ra những chính sách phù hợp.
"Năm qua, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đã có lúc, Công ty phải thực hiện 3 tại chỗ, cách ly y tế. Vượt lên mọi khó khăn, chúng tôi rất trân trọng sự đồng hành, đồng lòng của toàn bộ người lao động công ty. Trong năm mới, doanh nghiệp chúng tôi đặt mục tiêu sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô sản xuất ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc và toàn bộ người lao động là đoàn kết, phấn đấu để vừa nâng cao được chất lượng đời sống, vừa cải thiện thu nhập làm sao năm này cao hơn năm trước”, ông Huỳnh Văn Chính cho biết.
Ngày 16/2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn hỏa tốc số 3649, do ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ký ngày 15/2 gửi LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Trung ương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể. |
Làm sao để Giải thưởng Nguyễn Văn Linh vang xa và ngày càng cao quý Đó là mong muốn của hầu hết các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ khi thảo luận, xem xét về việc sửa đổi, ban ... |
Ninh Bình: Thêm một vụ ngừng việc được Công đoàn thương lượng giải quyết Sau 2 ngày ngừng việc, công nhân Công ty TNHH May áo cưới thời trang chuyên nghiệp (KCN Khánh Phú, Ninh Bình) đã trở lại ... |
Tết Covid-19 bình an, nghĩ về Bí thư Thành ủy Có lẽ chưa bao giờ người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) dám mơ về một cái Tết bình yên, nồng ấm và ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.