
Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt” Món quà đặc biệt của đoàn viên gửi vào "tâm dịch" “Vì người lao động, mình chấp nhận tình huống xấu nhất có thể trở thành F0” |
Lưu Thị Hòa (21 tuổi) là công nhân Công ty TNHH Mooroc Printec Vina, Khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang.
Vợ chồng Tuấn - Hòa từ Thanh Hóa đến Khu công nghiệp Đình Trám làm việc. Thuê trọ tại thôn My Điền 3, trong những ngày dịch bệnh bùng phát, hai vợ chồng không may rơi vào “tâm dịch”. Huyện Việt Yên tập trung nhiều khu công nghiệp, đông công nhân ở trọ, là điểm nóng với nhiều ca mắc Covid-19 nhất cả nước. Khu nhà trọ nơi vợ chồng Tuấn – Hòa sinh sống phải thực hiện cách ly y tế.
Lưu Thị Hòa kể, ngày biết tin mình mang thai, cả gia đình vui mừng, hạnh phúc, nhất là mẹ Hòa. Đối với cô, cảm giác được làm mẹ thật thiêng liêng. Nhưng dịch bệnh khiến Hòa lo lắng không biết mình sẽ làm như thế nào để chăm sóc con tốt nhất. Các bà bầu khác khi mang thai được hai bên nội ngoại chăm sóc, chỉ bảo, còn Hòa, lúc này chỉ có chồng bên cạnh. Hai vợ chồng còn trẻ, chưa có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ. Cô đang đếm từng ngày để được về quê với bố mẹ thì dịch bệnh bùng phát, hai vợ chồng Hòa cả ngày phải ở trong phòng, không đi đâu được.
![]() |
Lưu Thị Hòa - công nhân Khu công nghiệp Đình Trám hạnh phúc trong bộ váy cưới. |
Lê Văn Tuấn chia sẻ với chúng tôi: “Vợ em đang ở những tuần thai cuối, cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên. Nhưng dịch bệnh vẫn đang ở giai đoạn cao điểm, xung quanh là nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao nên việc thăm khám thì hạn chế. Từ Tết Nguyên đán đến giờ, công ty ít việc, vợ chồng em phải nghỉ luân phiên. Em đã dành dụm được số tiền nhỏ chuẩn bị cho vợ sinh con và chăm sóc sau sinh. Nhưng cách ly y tế thế này, muốn mua ít đồ bổ dưỡng cho hai mẹ con cũng khó khi chợ không mở cửa. Thật sự có những ngày, vợ em có gì ăn nấy chứ không được bồi bổ khiến em rất thương”.
Mang thai tuần thứ 38, Hòa rất thiếu thốn. Đơn giản nhất là có được bộ quần áo rộng rãi hơn khi thai nhi lớn dần cũng không mua được. Hai vợ chồng muốn chuẩn bị cho con nhiều hơn, mua một món đồ chơi nho nhỏ đón con chào đời… cũng chưa thực hiện được. Với Hòa, mong ước lớn nhất lúc này là có được sự chăm sóc, bảo ban của mẹ để sẵn sàng đi sinh cũng khó khăn đến thế.
![]() |
Ảnh cưới hạnh phúc của hai vợ chồng. |
- Dấu hiệu của phụ nữ sắp sinh con là gì hả chị? Sinh con xong có được mặc áo ngắn tay không chị?... Hòa hỏi tôi.
“Từ tuần thai thứ 31 đến giờ em chưa đi khám lại. Lúc thì bận đi làm, giờ lại dịch bệnh. Sinh con đến nơi rồi mà chưa biết cách chăm sóc trẻ nhỏ. Đơn giản như một việc tắm bé, hai vợ chồng em chưa biết làm thế nào. Em đi làm công nhân được hơn 2 năm, thường xuyên được bố mẹ hỏi han. Em không nghĩ rằng lúc vượt cạn lại phải đối mặt với việc không có mẹ ở bên. Em tủi thân lắm. Nhất là mỗi lần nghe bố mẹ hỏi thăm tình hình dịch bệnh, điều kiện ăn ở và sức khỏe của hai mẹ con" - Hòa nén tiếng khóc, kể.
Hòa cho biết, đồ đạc mẹ cô đã mua chuẩn bị đầy đủ trong quê. Nếu không có dịch bệnh, bà dự định ra chăm sóc hai mẹ con đến ngày sinh nở rồi đón về quê nghỉ dưỡng. Dịch bệnh bùng phát, bà không gửi đồ ra được, chồng cô phải nhờ đặt mua đồ dùng cho con vì không ra ngoài được.
![]() |
Vợ chồng Hòa mong muốn đến ngày sinh được về nhà với bố mẹ. |
"Từ lúc bầu đến giờ em tăng hơn 10kg. Có dạo em nghén nhiều quá, không ăn uống gì được. Hôm trước đi siêu âm thai 31 tuần tuổi chỉ nặng có 1,6 kg. Con “hơi còi”. Bác sĩ dặn phải ăn uống bồi bổ, giữ gìn sức khỏe. Nhưng chợ không họp lâu rồi, muốn mua thực phẩm không dễ. Rảnh rỗi, em muốn đọc sách về nuôi dạy con, nhưng không biết hiệu sách hay ở đâu. Cũng thích mua những đồ chơi ngộ nghĩnh cho con nhưng giờ đành… chịu. Chỉ mong hai mẹ con khỏe và vượt cạn an toàn" - Hòa nói.
“Hai vợ chồng từ mùng 10/5 đến giờ phải ở loanh quanh trong nhà trọ vì thôn My Điền 3 thực hiện cách ly y tế. Không được đi làm, cuộc sống nơi nhà trọ vẫn phải tiêu tiền nên khó khăn hơn. Có nhiều lần, em rơi nước mắt vì thấy vợ mang thai mà chỉ ăn cho qua bữa. Tiền cũng phải dè xẻn, hạn chế hơn. Em thương vợ, thương con lắm nhưng không biết làm thế nào” – Lê Duy Tuấn cho biết.
![]() |
Hòa cảm ơn Công đoàn khi hai mẹ con nhận được hỗ trợ |
Tuấn kể, cũng may trong lúc khó khăn, hai vợ chồng nhận được quà của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang là những vật dụng thiết yếu cho bé sơ sinh gồm găng tay, bao chân, quần áo, khăn quấn, bỉm, sữa… Chủ nhà trọ và các chị công nhân cũng chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ nên tinh thần của Hòa có tốt lên. Chính quyền cũng nói khi nào vợ em trở dạ sẽ bố trí phương tiện đưa Hòa đến viện sinh con.
“Em cũng động viên vợ, trong thời đại dịch ai cũng khó khăn nhưng vợ chồng em may mắn có sự hỗ trợ của Công đoàn, của nhà trọ, của chính quyền địa phương nên đã vơi bớt phần nào khó khăn. Dù rằng những ngày sắp tới với vợ chồng em sẽ còn vất vả. Con chúng em chào đời vào lúc nguy hiểm và thiếu thốn nhất. Nhưng tiếng khóc của con cất lên sẽ đánh tan mọi mệt mỏi, lo lắng của vợ chồng em” - Lê Duy Tuấn chia sẻ.
Trong những ngày hai vợ chồng Tuấn - Hòa cách ly nơi nhà trọ, nhận được tin, các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ, tặng quà và động viên mẹ con Hòa vượt qua khó khăn để đợi ngày “mẹ tròn, con vuông”.
![]() Đó là lời dặn dò của Võ Thị Hoài Thương, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng với con khi chị gửi về ... |
![]() “Đợt dịch ở Đà Nẵng, bệnh nhân nặng chủ yếu đều lớn tuổi và có nhiều bệnh nền, nhưng ở Bắc Giang, bệnh nhân nặng ... |
![]() Bà chủ Đại Nam- CEO Nguyễn Phương Hằng, người nổi tiếng với câu “đồ không có 1000 tỷ” cùng những phát ngôn đình đám khác ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Người chị, người bạn của nữ công nhân
Tin tức khác

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan
