“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”
Cà phê tối - 28/06/2023 17:41 PHẠM XUÂN DŨNG
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng" - câu nói tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời vẫn luôn có ý nghĩa thời sự với mọi linh vực của đời sống xã hội, kể cả với chuyện chế độ chính sách đãi ngộ cán bộ, nhân viên dân số - kế hoạch hóa gia đình tham gia phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Đây là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi thu hút dư luận trong thời gian gần đây và cho đến lúc này vẫn vậy.
Vắn tắt thế này: Theo Nghị định 05/2023 NĐ-CP của Chính phủ thì chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập đã tham gia phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua, cụ thể phụ cấp 100%. Nhưng có một điều trớ trêu là cán bộ, nhân viên công tác dân số không nằm trong diện này. Và mặc dù lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) - cơ quan tham mưu Nghị định này trả lời phỏng vấn Báo Lao động đã giải thích tựu trung rằng chính sách như thế là hợp lý nhưng xem ra dư luận không hề thỏa mãn. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật Quốc hội, đoàn ĐBQH Đồng Tháp khi phát biểu trên VTV đã khẳng định: “Cán bộ dân số cũng phải được hỗ trợ 100%”. Còn Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - ông Nguyễn Doãn Tú khi trả lời phỏng vấn tạp chí Lao động và Công đoàn cũng đã nhắc đi, nhắc lại nhiều lần hai chữ "công bằng". Ông bày tỏ: "Mong muốn của chúng tôi chỉ là được đối xử công bằng". Còn rất nhiều cán bộ, nhân viên dân số đã rất bức xúc trước chuyện "nhất bên trọng, nhất bên khinh" trong chính sách đãi ngộ.
Từ câu chuyện trên có thể thấy rằng:
Cơ quan tham mưu cho Chính phủ là Bộ Y tế, trước đó là Vụ Tổ chức cán bộ đã không sâu sát với công việc của những lực lượng tham gia chống dịch dẫn đến chuyện ra đời chính sách chưa phù hợp thực tế, cách làm còn quan liêu, nhất là khi chưa tham vấn ý kiến của một số cơ quan hữu quan; chính những điều này dẫn đến việc hoạch định và ban hành "chính sách phòng lạnh" xa rời thực tế, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm tư hàng vạn cán bộ, nhân viên dân số và gia đình của họ, làm chùng lại khí thế thi đua của những người đã nhiệt tình vì công việc chung hệ trọng như phòng chống dịch Coivid-19.
Việc tham mưu cho ra Nghị định 05 không chỉ tạo nên sự so le, bất bình đẳng trong thu nhập mà còn hàm chứa sự đánh giá đóng góp của cán bộ, nhân viên dân số, vô hình trung, chưa nhìn thấy hết vai trò của họ trong cuộc chiến chống đại dịch, góp phần đáng kể đem lại cuộc sống bình yên và an toàn cho xã hội. Đây cũng là bài học cần nghiêm khắc nhìn nhận và rút kinh nghiệm tương xứng cho công tác về sau.
Nếu thấy bất cập, sai sót, chưa phù hợp thực tế thì phải sửa sai, điều chỉnh chính sách một cách khẩn trương để đem lại sự công bằng trong đánh giá lao động, trong đãi ngộ và hưởng thụ một cách chính đáng và phù hợp với quy định hiện hành. “Sửa giày” chứ không ai lại “sửa chân” và không thể “sửa chân”, không thể "Đẽo chân cho vừa giày khi ban hành chính sách".
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng" đó là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong đánh giá lao động và chính sách đãi ngộ, bởi khi đã thiếu công bằng thì nảy sinh bất công là điều dễ hiểu, vì vậy, cần phải phòng ngừa. Nước giàu mạnh đến mấy cũng phải tôn trọng và thực hiện sự công bằng, càng phải đề cao sự công bằng trong mọi việc, nước đang phát triển, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, dân trí chưa cao, chưa đồng đều thì công bằng xã hội lại cũng cần đặt lên hàng đầu.
Mong rằng các bộ ngành hữu quan và các tổ chức Công đoàn tiếp tục quan tâm và đồng hành với cán bộ, nhân viên dân số để niềm vui và nụ cười sớm trở lại trên môi những người lao động nhiệt tình, nhiều thời điểm họ đã dấn thân vào gian nan, nguy hiểm.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.