Bình Định: Doanh nghiệp tăng lương và đảm bảo các phụ cấp cho NLĐ

Thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 38) về lương tối thiểu vùng, các doanh nghiệp ở Bình Định cơ bản thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, chủ động xây dựng bảng lương mới và giữ nguyên các phụ cấp.
Các cấp công đoàn Bình Định: Chọn khâu đột phá để phát triển trong tình hình mới Cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch của Công đoàn KKT Bình Định LĐLĐ tỉnh Bình Định: Nhiều hoạt động hướng về cơ sở trong Tháng Công nhân năm 2022
Bình Định: Doanh nghiệp tăng lương và đảm bảo các phụ cấp cho NLĐ
Các doanh nghiệp ở Bình Định đã tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động (NLĐ). Ảnh: Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam.

Ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp

Dù còn đối diện với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng Công ty CP Giày Bình Định (đóng tại TP. Quy Nhơn) vẫn nỗ lực xây dựng thang bảng lương mới cho 1.178 NLĐ theo quy định của NĐ 38.

Trước ngày 1/7, công nhân lao động tại các phân xưởng và công nhân phục vụ sản xuất có mức lương cơ bản 3.430.000 đồng x 1,05 (hệ số đối với ngành nghề nặng nhọc) x 1,07 (hệ số đã qua thời gian học nghề, đào tạo nghề) = 3.853.605 đồng. Từ ngày 1/7, Công ty thực hiện áp dụng mức lương tối thiểu vùng III 3.640.000 đồng x 1,05 x 1,07 = 4.089.540 đồng. Từ tháng 7, NLĐ Công ty được tăng lương 235.935 đồng/người/tháng.

Đồng chí Võ Xuân Cẩm – Phó chủ tịch Công đoàn Công ty CP Giày Bình Định chia sẻ: "Khi NĐ 38 được ban hành, Công đoàn Công ty đã trao đổi với Ban Giám đốc về phương án tăng lương cho NLĐ. Khi Công ty thống nhất, Công đoàn tiếp tục thương lượng để tăng đồng đều cho toàn bộ NLĐ từ công nhân lao động trực tiếp đến bộ phận hành chính văn phòng. Sau khi thống nhất mức tăng đã thông báo rộng rãi cho NLĐ toàn Công ty, mọi người rất phấn khởi. Chúng tôi hi vọng NLĐ nhìn thấy được sự quan tâm, sâu sát của Công đoàn và Ban Giám đốc để tiếp tục đồng hành, gắn bó với Công ty”.

Đồng chí Võ Xuân Cẩm cho biết thêm, Công ty đã chủ động gửi văn bản đến cơ quan chức năng để được hướng dẫn về mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề. Sau khi được các cơ quan trả lời Công ty thực hiện đúng quy định, Công đoàn đã tổ chức hội nghị NLĐ để thông báo cho NLĐ nắm rõ.

Gắn bó với Công ty CP Giày Bình Định gần 30 năm, chị Ngọc Yến, chuyên viên kỹ thuật phân xưởng của nhà máy cho biết, lương hiện tại của chị hơn 6.000.000 đồng/tháng, nay được tăng thêm dù không nhiều nhưng được tăng lương đối với NLĐ là một niềm vui. Thu nhập của chị hiện khoảng hơn 8 triệu đồng/tháng.

“Từ tháng 6, Công đoàn Công ty đã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ về việc tăng lương và chủ động đề xuất, đối thoại với Ban Giám đốc điều chỉnh lương cho NLĐ. Sự tích cực của Công đoàn cùng với sự thống nhất, đồng tình của Ban Giám đốc đã đưa lại kết quả hơn 1.000 NLĐ được tăng lương. Như vậy, mỗi tháng Công ty sẽ phải chi thêm số tiền không nhỏ từ việc tăng lương và tăng các khoản đóng BHXH, chúng tôi ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp", chị Ngọc Yến cho biết.

Bình Định: Doanh nghiệp tăng lương và đảm bảo các phụ cấp cho NLĐ
NLĐ được tăng lương dù không nhiều nhưng cũng rất phấn khởi. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Bình Định

Trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng

Tại Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam (Khu công nghiệp Phú Tài), NLĐ cũng yên tâm làm việc và gắn bó bởi mức lương Công ty trả đã cao hơn mức tối thiểu vùng, đi kèm với các phụ cấp hợp lý.

Đồng chí Nguyễn Thị Bảo Đồng – Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, doanh nghiệp này hiện có 280 NLĐ, lương cơ bản của công nhân hiện tại đã là 4.200.000 đồng/người/tháng, cùng với những khoản phụ cấp khác như: Chuyên cần 500.000 nghìn đồng/người/tháng, hỗ trợ thuê nhà cho công nhân ở xa 500.000 nghìn đồng/người/tháng…

“Mức lương của Công ty đã cao hơn so với quy định hiện hành nên sẽ chưa có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, từ 1/7, Công ty đã nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH để các chế độ bảo hiểm dành cho NLĐ được tăng theo” – đồng chí Bảo Đồng nói.

Là công nhân gắn bó với Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam hơn 11 năm qua, chị Huỳnh Thị Ngọc Hiếu chia sẻ, tổng thu nhập của chị bình quân khoảng 7.000.000 đồng/tháng, cơ bản giúp chị đảm bảo cuộc sống. Ngoài mức lương ổn định, Công ty cũng thực hiện tốt các chế độ, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giúp NLĐ yên tâm làm việc hiệu quả.

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Lê Thị Ngọc Oanh - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật - Quan hệ lao động Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định cho biết, từ đầu tháng 7, LĐLĐ tỉnh đã có văn bản triển khai đến các cấp công đoàn về quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng tại địa phương (vùng III, IV) theo NĐ 38; hướng dẫn công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đồng thời tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động về việc tăng lương tối thiểu vùng và các chế độ ăn ca, phụ cấp xăng xe, điện thoại,...

Tiếp đó, LĐLĐ tỉnh Bình Định cũng phối hợp các ngành chức năng tổ chức giám sát tình hình thực hiện NĐ 38 tại 12 doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp đều xây dựng thang bảng lương mới theo quy định. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mức lương cao hơn mức tổi thiểu vùng nên không điều chỉnh và giữ nguyên các chế độ phụ cấp như thỏa thuận trước đó với NLĐ.

Từ nay đến cuối năm, LĐLĐ tỉnh Bình Định tiếp tục phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Chỉ đạo các cấp Công đoàn giám sát việc thực hiện chi trả lương cho NLĐ tại các doanh nghiệp, đảm bảo ổn định quan hệ lao động.

Thu hút lao động ngành Du lịch với mức lương cạnh tranh Thu hút lao động ngành Du lịch với mức lương cạnh tranh
Khánh Hòa: NLĐ vui mừng khi nhận được tiền hỗ trợ thuê nhà Khánh Hòa: NLĐ vui mừng khi nhận được tiền hỗ trợ thuê nhà
Cán bộ công đoàn Khánh Hòa tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Cán bộ công đoàn Khánh Hòa tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Chính sách bổ sung trợ cấp hàng tháng trong Luật BHXH năm 2024 không chỉ là một cải cách về pháp lý, mà còn là một bước tiến dài trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Trong bối cảnh hàng triệu công nhân đang đối mặt với khó khăn sau đại dịch, mất việc, thiếu ổn định thu nhập, luật mới mở ra một lối đi khác. Đó là, khuyến khích bảo lưu thời gian đóng để hướng tới lương hưu, một “mái nhà” an toàn khi tuổi già “gõ cửa”.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động phi chính thức vốn chiếm gần 60% tổng số người làm việc tại Việt Nam quy định cũ là rào cản lớn khiến họ ngần ngại tham gia BHXH.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Với việc Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hàng triệu người lao động, đặc biệt là những người tham gia BHXH muộn hoặc có thời gian lao động đứt quãng, như vừa mở ra một cánh cửa hy vọng.
Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Suốt một thời gian dài, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn được gắn liền với những phòng thí nghiệm khép kín, những đề tài hàn lâm khó đo đếm và đôi khi xa rời thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.