Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Người lao động
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI MẤT VIỆC, GIẢM VIỆC

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ

ThS. Trương Thị Nụ - Viện Công nhân và Công đoàn
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và phát triển, lao động nữ (LĐN) ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước, tích cực tham gia mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và giữ nhiều vị trí quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm.
Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền của lao động nữ Lao động nữ và khát vọng bình đẳng lương, thu nhập công bằng

Theo Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) năm 2022, ước tính hiện có khoảng 7 triệu lao động đang làm việc tại 370 KCN, KCX trên cả nước và lao động tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề như dệt may, da giày, thủy sản, lắp ráp điện tử,... Tỷ lệ lao LĐN tham gia lao động là 62,5% (theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến Quý III/2022), vì vậy việc quan tâm thực hiện các quy định, chế độ, chính sách đối LĐN là hết sức cần thiết. Nhằm đảm bảo LĐN có việc làm, thu nhập ổn định, với chức năng, nhiệm vụ của mình, bằng nhiều hình thức, công đoàn đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp hướng tới đại điện, bảo vệ quyền lợi cho LĐN, đặc biệt liên quan đến việc làm, thu nhập - đây là vấn đề thiết thực được nhiều LĐN quan tâm.

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Khám sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức. Ảnh: Nguyễn Hòa

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và phát triển, LĐN ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước, tích cực tham gia mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và giữ nhiều vị trí quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến Quý III/2022, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,5%. Cùng với các ngành, các cấp, tổ chức Công đoàn những năm qua đã nỗ lực góp phần cải thiện điều kiện làm việc, việc làm, thu nhập cho lực lượng lao động đông đảo này; qua đó giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao vị thế trong doanh nghiệp, gia đình và xã hội.

Bài viết dưới đây kế thừa, sử dụng số liệu điều tra khảo sát năm 2021-2022 của đề tài “Giải pháp thực hiện quyền LĐN trong doanh nghiệp và vai trò Công đoàn” với 500 phiếu khảo sát LĐN và 100 phiếu khảo sát cán bộ CĐCS tại 20 doanh nghiệp thuộc 05 tỉnh, thành phố, công đoàn ngành, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, da giày, nông lâm, ngư nghiệp, điện tử… để nghiên cứu; từ đó bước đầu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong bảo đảm việc làm, thu nhập cho LĐN tại doanh nghiệp.

Thực trạng vai trò công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho LĐN tại doanh nghiệp

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn trao đổi với nữ công nhân về tình hình việc làm, chế độ, chính sách đối với người lao động. Ảnh: H.D

Từ kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, 98,1% LĐN trong doanh nghiệp cho rằng công việc hiện tại ở mức độ ổn định. 1,8% cho rằng công việc chưa ổn định do doanh nghiệp thường xuyên tuyển lao động mới, bị mất việc; doanh nghiệp không bố trí được việc làm ổn định; doanh nghiệp thường xuyên cắt giảm lao động.

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Nguồn: Kết quả khảo sát của Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam), năm 2021-2022.

Bên cạnh đó, tỷ lệ LĐN cũng cho rằng có mức thu nhập ổn định chiếm 93,0% và mức thu nhập trung bình dao động từ 05 triệu đồng đến dưới 08 triệu đồng, chiếm 50%. Trong đó, một số LĐN cho rằng thu nhập của mình không ổn định là do không đi làm đầy đủ, công ty bố trí cho họ ít thời gian làm thêm giờ, công ty thiếu việc làm, cách tính định mức không rõ ràng,… Điều này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất làm việc của LĐN. Khi mức lương của họ không ổn định, chi phí sinh hoạt cuộc sống hàng ngày ngày càng cao, đòi hỏi họ phải tham gia nhiều công việc để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Nguồn: Kết quả khảo sát của Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam), năm 2021-2022.

Có tới 70,7% LĐN cho rằng việc làm và mức lương hiện tại là phù hợp với năng lực bản thân. Tuy nhiên, cũng có 11,6% LĐN cho rằng được trả lương thấp hơn so với công sức mình bỏ ra và 15,6% LĐN cho rằng không biết, vì bản thân làm quen rồi nên cứ thế làm. Mặc dù tỷ lệ nhỏ, nhưng có thể thấy một số LĐN chưa hài lòng về mức thu nhập hiện tại vì chưa tương xứng với năng lực, công sức họ bỏ ra. Một số LĐN còn không quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, tổ chức CĐCS tại doanh nghiệp cần phải quan tâm, nắm bắt sát tình hình về tiền lương, thu nhập của NLĐ trong doanh nghiệp để có những đề xuất, thương lượng phù hợp với doanh nghiệp; trên cơ sở đó, có thể đảm bảo thu nhập cho LĐN phù hợp với thời gian, công sức họ bỏ ra.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, công đoàn đã nỗ lực đàm phán với người sử dụng lao động bố trí việc làm thường xuyên cho NLĐ (59,9%); tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang, bảng lương theo đúng trình độ, tay nghề của NLĐ (54,8%); giám sát việc chi trả lương, thưởng đúng hạn cho NLĐ (51,9%); đàm phán với người sử dụng lao động thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ (50,5%) và công đoàn tham gia với người sử dụng lao động trong việc bố trí thời gian làm thêm giờ, giám sát việc chi trả tiền lương làm thêm giờ của NLĐ (48,3%)…

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Nguồn: Kết quả khảo sát của Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam), năm 2021-2022.

Kết quả trên cho thấy tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp đã có những nỗ lực đáng ghi nhận đối với NLĐ nói chung và LĐN nói riêng. Các hoạt động của công đoàn đã giúp LĐN đảm bảo việc làm, thu nhập, yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số công việc, nhiệm vụ công đoàn mới thực hiện đạt xấp xỉ trên dưới 50%.

Giải pháp nâng cao vai trò của công đoàn

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Các hoạt động của công đoàn giúp lao động nữ yên tâm gắn bó với các doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống. Trong ảnh: Cán bộ công đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tặng quà cho công nhân nữ có hoàn cảnh khó khăn tại các khu công nghiệp. Ảnh: Nhã Uyên.

Để công đoàn thực sự bảo vệ tốt hơn cho LĐN về việc làm, thu nhập trong doanh nghiệp, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Công đoàn cần tích cực hơn nữa trong tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với LĐN về vấn đề đảm bảo thu nhập và việc làm; tích cực giám sát, kiểm tra và tham gia hoạt động thanh tra về thực hiện pháp luật lao động, chế độ, chính sách đối với LĐN.

Công đoàn thường xuyên đi sâu nắm bắt, cập nhật tình hình để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của LĐN từ đó đề xuất, đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động để đảm bảo công bằng về thu nhập, việc làm cho họ.

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn về quy định pháp luật, quyền lợi NLĐ nói chung và LĐN nói riêng để họ hiểu biết về những quy định và quyền lợi bản thân họ được hưởng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và phát triển, lao động nữ ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tích cực tham gia mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội, đặc biệt là lĩnh vực lao động, việc làm. Trong ảnh: Công nhân Xí nghiệp Giày Phù Yên (Sơn La) trong ca sản xuất. Ảnh: K.H.

Có thể thấy, công đoàn có vai trò quan trọng trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho LĐN tại doanh nghiệp, góp phần giúp LĐN có được công việc ổn định, thu nhập tương xứng với năng lực, thời gian làm việc thông qua nhiều hình thức khác nhau (như đàm phán với người sử dụng lao động bố trí việc làm thường xuyên cho NLĐ; tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang, bảng lương theo đúng trình độ, tay nghề của NLĐ; giám sát việc chi trả lương, thưởng đúng hạn cho NLĐ; đàm phán với người sử dụng lao động thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ)… Điều này sẽ thúc đẩy sự tin tưởng của LĐN đối với tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa NLĐ và người sử dụng lao động về các vấn đề trong quá trình lao động, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề việc làm, thu nhập.

Tài liệu tham khảo:

1. Tổng cục Thống kê (2022). Số liệu thống kê Quý III/2022.

2. Báo cáo của Ban Quản lý Dự án Thiết chế công đoàn - Tổng LĐLĐ Việt Nam (2022).

3. Kết quả điều tra, khảo sát đề tài của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn (2021-2022): “Giải pháp thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp và vai trò công đoàn”.

Công đoàn chăm lo cho NLĐ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn Công đoàn chăm lo cho NLĐ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn

Sáng ngày 10/6, Công đoàn Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (Công đoàn Khu CNC và các KCN) đã tổ ...

Đổi mới hoạt động để thu hút người lao động tại doanh nghiệp vào Công đoàn Đổi mới hoạt động để thu hút người lao động tại doanh nghiệp vào Công đoàn

Tập trung đổi mới hoạt động để thu hút người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp vào Công đoàn là nhiệm vụ, giải pháp trọng ...

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động không nhỏ đối với người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm