72% công nhân không muốn con theo nghiệp mình vì quá vất vả
Hoạt động Công đoàn

72% công nhân không muốn con theo nghiệp mình vì quá vất vả

D.M
Tác giả: D.M
TS. Vũ Minh Tiến - Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, những vấn đề bức xúc và kéo dài trong công nhân lao động hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn: Người lao động có tiền lương thấp và thiếu tích lũy; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội chưa bảo đảm. Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp nên có tới 72% công nhân tham gia khảo sát cho biết không muốn con cái sau này nối nghiệp mình.
Công ty thưởng 200 xe máy cho 200 công nhân lao động ưu tú Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?
Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn. Ảnh: TSCC

Khó khăn dồn dập đến với gia đình Ytha Sari (dân tộc Chăm, quê ở Châu Đốc, tỉnh An Giang) từ khi dịch bệnh bùng phát ở tỉnh Long An.

“Em nghỉ việc 3 tháng nay để chăm con nhỏ cho chồng đi làm. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chồng em phải nghỉ ở nhà 2 tháng. Tiền hết, nợ nần nhiều quá!” - nữ công nhân 30 tuổi nói như khóc.

Vợ chồng Ytha Sari kết hôn đã gần 9 năm. Cha mẹ hai bên đều nghèo khó. Ytha Sari mới lên Long An ở trọ cùng chồng và xin việc làm được hơn 2 năm. Khi chưa xảy ra dịch bệnh, cuộc sống chỉ vừa đủ trang trải nơi đất khách quê người. Hằng tháng, vợ chồng cô gửi 2 triệu đồng về để ông bà chăm sóc đứa con lớn. Đứa nhỏ theo bố mẹ đến Long An ở trọ. Dịch bệnh bùng phát, tiền tích lũy không có, cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn.

“Nhiều ngày tiền hết, em chỉ mua trứng và rau. Lúc bí bách quá, trong phòng còn đồ vật nào giá trị đều cầm cố lấy tiền sinh hoạt. Em phải bán đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng 18k được 4,1 triệu đồng. Cầm cố giấy tờ xe máy được thêm 1,5 triệu đồng. Tiền thuê trọ, điện nước mỗi tháng 1,1 triệu đồng. Đến giờ, vợ chồng em vẫn còn nợ 2 tháng tiền nhà trọ chưa trả" - Yathi Sari nói.

Khu nhà trọ mà Ytha Sari thuê có rất nhiều lao động đến từ các tỉnh khác nhau. Cuộc sống của họ cũng khó khăn không kém.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Khu nhà trọ nơi Ytha Sari sinh sống (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Ảnh: NVCC

Tháng 3/2022, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã khảo sát thực trạng đời sống và nhu cầu tăng lương, thu nhập của công nhân lao động tại doanh nghiệp. Khảo sát tiến hành với 2.016 công nhân làm việc trong các ngành Thương mại, dịch vụ; Dệt may, Da giày; Điện, điện tử; Cơ khí; Chế biến nông, lâm, thủy sản; Giao thông vận tải và Xây dựng… thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp tư nhân ở các vùng I, II, III, IV.

Có 55,6% công nhân tham gia khảo sát cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ trang trải chi phí cơ bản. 23,2% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ mới đủ. 13,2% cho biết thu nhập hiện không đủ cho mức sống tối thiểu.

12,0% người lao động cho biết hằng tháng phải đi vay tiền để ổn định cuộc sống; 35,5% người lao động nói cứ 3 đến 4 tháng phải đi vay tiền một lần; 34,8% người lao động nói mỗi năm phải vay tiền từ 1 đến 2 lần; chỉ có 17,8% người lao động nói chưa phải vay tiền để chi tiêu. Hơn 20% số người được khảo sát cho biết đã từng rút Bảo hiểm xã hội một lần.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Con trai của Ytha Sari trải qua những ngày khát sữa, phải uống nước đường thay sữa. Ảnh: NVCC

Lương thấp dẫn tới người lao động phải dè sẻn chi tiêu, bữa ăn thiếu dinh dưỡng. 5,5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ khoảng 1 lần/tuần); 33,5% cho biết 3 bữa/tuần có thịt, cá; 31,5% cho biết thu nhập hiện tại chỉ đảm bảo 2 bữa ăn có thịt cá/ngày và chỉ có 27,3% lao động cho biết có thịt, cá trong các bữa ăn.

Nhiều người lao động tham gia khảo sát chưa lập gia đình cho biết tiền lương và thu nhập thấp nên chưa dám lập gia đình vì e ngại không đủ tài chính đảm bảo cuộc sống sau này. Người lao động cũng chần chừ sinh con (ở người đã lập gia đình) hoặc sinh con thứ 2 (người lao động đã lập gia đình, có 1 con) do vấn đề lương thấp.

17,4% người lao động đang có con dưới 18 tuổi tham gia khảo sát cho biết hiện tại con đang không ở cùng bố mẹ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là thu nhập của họ không đủ để gửi trẻ hoặc cho con đi học tại địa phương nơi làm việc.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài

TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nêu kết quả khảo sát tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, đời sống công nhân lao động năm 2022 do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện. Ảnh: CĐ

9,9% cho biết thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ để mua thuốc và khám chữa bệnh. 43,4% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Nhiều người lao động không dám đi khám bệnh vì không có tiền...

Khảo sát do Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho thấy: Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân lao động chỉ ở mức 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay cả khi họ không làm thêm giờ.

"Có một nghịch lý khá phổ biến, mặc dù công nhân lao động đang phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. Công nhân lao động ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, thậm chí lên đến 60 - 70 giờ/tháng... Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp nên có tới 72% công nhân lao động không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình" - TS. Vũ Minh Tiến nhấn mạnh.

Phát triển đội tàu container cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài
Người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh) chuẩn bị bữa ăn đạm bạc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: NN

Theo đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), từ năm 2016 đến 2020, mức điều chỉnh lương tối thiểu bình quân hằng năm là 7,4%. Trong 2 năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lương tối thiểu không được điều chỉnh nên đã không còn “đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”, không còn là sàn để bảo vệ được người lao động yếu thế, để thương lượng thỏa thuận tiền lương trên thực tế của người lao động và doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19, người lao động gặp rất nhiều khó khăn, giá cả tiêu dùng tăng cao, tiền lương thực tế của người lao động giảm sút, trong khi doanh nghiệp không điều chỉnh lương, tăng lương, dẫn đến nhiều vụ ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra vào đầu năm 2022” - đồng chí Lê Đình Quảng phân tích.

Trước tình trạng mức lương người lao động nhận được không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, nhiều người phải chấp nhận làm thêm trong nhiều giờ để bù đắp chi tiêu, Công đoàn Việt Nam đã kiến nghị các hiệp hội doanh nghiệp rút đề xuất hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7.

Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập

Quá trình Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông ...

Kỳ vọng về Khu kinh tế xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan Kỳ vọng về Khu kinh tế xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan

Trong 15 cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giáp Lào, Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Hướng Hoá, Quảng Trị) - Densavan ...

Bóng đá SEA Games: Vẫn khát khao như thuở “Trâu vàng” Bóng đá SEA Games: Vẫn khát khao như thuở “Trâu vàng”

Khán giả xếp hàng xuyên đêm 12 tiếng trước sân Việt Trì (Phú Thọ) để mua vé bóng đá SEA Games 31. Có lẽ, Huy ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua. Để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa các phong trào thi đua trong bối cảnh và tình hình mới, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã và đang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung vào những vấn đề cốt lõi, hướng đến xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện.
Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Mỗi độ tháng Năm về, khi những chùm phượng đỏ nở rực trên khắp nẻo đường công nghiệp, chúng ta – những người làm công đoàn – lại bước vào một mùa rất đặc biệt: Tháng Công nhân. Một tháng không chỉ để “làm cho xong việc”, mà là cơ hội để tổ chức Công đoàn đến gần hơn với người lao động và chính người cán bộ Công đoàn đến gần hơn với trái tim của những công nhân mình đang đồng hành.
Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Sau một năm nhìn lại, có thể nói Tháng Công nhân 2024 đã khẳng định vị trí của tổ chức Công đoàn là “người bạn đồng hành tin cậy” của người lao động. Tuy nhiên, để Tháng Công nhân 2025 thực sự lan tỏa và hiệu quả, các cấp công đoàn – đặc biệt là ở cơ sở – cần nghiêm túc rút ra ba bài học sâu sắc và đồng thời hành động ngay từ bây giờ.
Xem thêm