Xin không tăng học phí và thông điệp của Bộ trưởng Sơn
Cà phê tối - 18/04/2021 13:20 Mỹ Mỹ
Bà Hằng bị phạt và chuyện “tu cái miệng” Công trình giao thông dang dở, biết rồi vẫn phải nói Tôn nghiêm nghề giáo và thách thức của tân Bộ trưởng |
Bộ GD&ĐT đề nghị không tăng học phí năm học 2021 - 2022. Ảnh: TĐ |
Cụ thể, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về học phí sẽ hết hiệu lực khi năm học 2020 - 2021 kết thúc. Nghị định thay thế Nghị định 86 đang được hoàn thiện khiến nhiều người lo ngại về khả năng tăng học phí.
Tuy nhiên, Vụ Kế hoạch - Tài Chính, Bộ GD&ĐT chia sẻ, Bộ kiến nghị giữ nguyên mức học phí trong năm học tới. Lý do được đưa ra là dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và tác động đến thu nhập của người dân. Việc giữ nguyên mức học phí nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.
Bên cạnh đó, Nghị định dự thảo thay thế Nghị định 86 của Bộ GD&ĐT cũng mở rộng đối tượng được miễn, giảm học phí, chi phí học tập. Đồng thời, Nghị định dự thảo cũng bổ sung nhiều chính sách đảm bảo tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho các nhóm yếu thế…
Điểm nhấn của Nghị định dự thảo là “trói” học phí với chất lượng giáo dục. Cụ thể, các cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính sẽ chỉ được tăng học phí tương đương với kết quả kiểm tra chất lượng giáo dục. Các trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc đã tự chủ tài chính nhưng không đạt kiểm định chất lượng thì mức học phí không được vượt quá mức trần Nhà nước quy định.
Đồng thời, ngay cả việc tăng học phí của các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cũng phải công khai giải trình với người học và xã hội. Các đơn vị này cần thuyết minh phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Rõ ràng, sau thông điệp nhắn gửi các nhà giáo về việc lập lại tôn nghiêm giáo dục, tự tôn nghề giáo, đây là thông điệp bằng hành động của tân Bộ trưởng với học sinh, sinh viên và phụ huynh cũng như xã hội. Rằng ngành Giáo dục đã không đứng ngoài nhịp đập của thời cuộc. Khi đất nước vừa trải qua một năm khó khăn, nhân dân nhọc nhằn vì dịch bệnh và thiên tai, ngành đã nỗ lực sát cánh cùng nhân dân, đất nước. Điều này hoàn toàn thống nhất với thông điệp về nền giáo dục nhân bản mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng mong mỏi ngay ngày đầu ngồi “ghế nóng”.
Giáo dục cũng như các ngành khác của xã hội rồi cũng sẽ dần phải rời xa dần “bầu sữa” ngân sách. Tuy nhiên, trong nghịch cảnh như năm vừa qua, không lạ khi kiến nghị không tăng học phí của Bộ GD&ĐT được người dân hoan nghênh. Bởi, người dân không bao giờ tiếc tiền cho giáo dục con em. Miễn là những khoản tiền ấy được sử dụng hợp lý.
Tự chủ giáo dục cũng là xu thế tất yếu. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thả nổi cho các cơ sở giáo dục tự chủ muốn làm gì thì làm, muốn thu bao nhiêu thì thu bất chấp chất lượng giáo dục có tăng hay không. Việc thắt chặt học phí với chất lượng giáo dục cũng như đòi hỏi công khai giải trình trước người dân khi tăng học phí là điều tưởng chừng hiển nhiên. Nhưng khi Bộ đưa vào dự thảo, điều hiển nhiên ấy xứng đáng được khen ngợi nếu đặt vấn đề này trong các cú tăng học phí phát sốc của các cơ sở giáo dục công lập những năm trước.
Đây cũng vẫn chỉ là thông điệp đầu tiên của Bộ GD&ĐT dưới thời Bộ trưởng Sơn. Người dân cần nhiều hơn nữa những hành động dứt khoát, những điều tưởng hiển nhiên nhưng lại ngang nhiên bị bỏ qua suốt thời gian dài. Đơn cử như phụ huynh học sinh cần minh bạch hơn nữa những khoản thu ngoài học phí. Thậm chí, những khoản thu ngoài học phí cũng cần đưa vào khuôn khổ chứ không mạnh trường nào trường nấy thu.
Bên cạnh đó, vẫn còn những câu hỏi cần Bộ trả lời dõng dạc và xử lý rốt ráo liên quan tới SGK. Tới đây, có những bộ SGK sẽ tăng tới 2 - 3 lần, vậy chất lượng SGK có tăng theo không? Có hay không việc thả nổi giá sách cho các nhà sách? Tăng SGK, đánh thẳng vào túi tiền người dân vào lúc này có hợp thời điểm không?
Với những gì đã làm với học phí, tôi và nhiều người tin tưởng, Bộ GD&ĐT dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ có những giải pháp thấu tình đạt lý cho những câu hỏi trên. Bởi, nền giáo dục nhân bản sẽ khác nền giáo dục “ngân bản” rất nhiều.
Một gia đình cán bộ công đoàn tiêu biểu 32 năm gắn bó với tổ chức Công đoàn, anh Nguyễn Đăng Bảo - Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tự ... |
Bà Hằng bị phạt và chuyện “tu cái miệng” Bà Hằng đây chính là bà Nguyễn Phương Hằng (50 tuổi), vợ ông Dũng "lò vôi", ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Còn ... |
Gia đình nữ công nhân vệ sinh môi trường bị sát hại: Mong tìm lại lẽ công bằng Đau xót trước sự ra đi đột ngột của chị Vũ Thúy Hà (sinh năm 1978, công nhân vệ sinh môi trường), người thân của ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.