Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện
Người lao động - 19/12/2023 19:41 MINH ANH
Thời điểm hiện tại, đã có hơn 100 công nhân từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến được khám bệnh nghề nghiệp. Trong số 81 công nhân khám ngày 8/11/2023, có tới 57 người mắc bệnh bụi phổi (19 người bị thể nặng, 25 người thể trung bình và 13 người thể nhẹ). Cơ quan chức năng vừa tiếp tục khám cho 20 công nhân song chưa có kết quả.
Liên quan đến vụ việc trên, có 6 công nhân đã tử vong do bụi phổi silic. Trong khi đó, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Nghệ An phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng liên quan đến môi trường lao động, điều kiện làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến.
Công ty này cũng bị xử phạt 116 triệu vì không quan trắc môi trường lao động; không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trách nhiệm thuộc về người sử dụng lao động
Cuối tháng 11/2023, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Châu Tiến.
Đồng chí Nguyễn Anh Thơ đề nghị doanh nghiệp tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời cho biết Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn mọi vấn đề liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến thăm anh Hoàng Văn Sơn tại nhà riêng ở xóm 1, xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc vào ngày 22/11 - Ảnh: Mai Liễu |
Đồng chí Nguyễn Anh Thơ nhận định: “Đây là một sự việc rất nghiêm trọng liên quan đến môi trường lao động và sức khoẻ người lao động. Nó cho thấy sự quản lý chưa đầy đủ của địa phương, các ban, ngành. Công ty đã đi vào hoạt động được 10 năm nhưng chưa được quan trắc môi trường lao động, chưa khám sức khỏe cho người lao động, chưa có tổ chức Công đoàn”.
Theo Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay chưa được quan tâm nhiều như tai nạn lao động vì người mắc bệnh bị suy giảm tuổi thọ hoặc tử vong sau một thời gian điều trị. Những ca bệnh, chùm ca bệnh nghề nghiệp ít được báo cáo đầy đủ về số lượng người bị mắc, người được khám, dẫn đến việc thông tin chưa phản ánh đầy đủ mức độ nghiêm trọng, chưa làm cho hệ thống quản lý và các doanh nghiệp, người lao động quan tâm đầy đủ đến việc phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động sản xuất.
“Qua quan sát về công nghệ, nhà xưởng và những dấu vết còn lại sau khi được vệ sinh, dọn dẹp, sắp xếp và máy móc thiết bị không hoạt động tại Công ty TNHH Châu Tiến thì vẫn nhìn rất rõ bụi đá, theo như các báo cáo phân tích có đến 99% silic vẫn đang tồn lưu ở các bề mặt, vách nhà xưởng và trong hệ thống công nghệ. Nếu như người lao động tiếp tục hoạt động trong môi trường như vậy thì các nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp vẫn rất cao”, đồng chí Nguyễn Anh Thơ cho hay.
Đồng chí Nguyễn Anh Thơ nói thêm, từ năm 2017, Công ty TNHH Châu Tiến bắt đầu thay đổi về công nghệ, ngoài ra thay đổi nguyên liệu sản xuất từ các loại đá nghèo silic bằng những loại đá đậm đặc silic. Dựa vào kết quả đo môi trường/ mẫu thử nghiệm do các cơ quan thu thập và phân tích, vị chuyên gia nhận định người lao động làm trong môi trường này đều có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Khu vực tập kết vật liệu và xưởng sản xuất của Công ty TNHH Châu Tiến. Ảnh: Cảnh Hưng |
Theo đồng chí Nguyễn Anh Thơ, trách nhiệm xác định bệnh nghề nghiệp sẽ do các đoàn kiểm tra xác nhận. Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến từ 2017 đến nay đều đã mắc bệnh nghề nghiệp và đều được khẳng định là do yếu tố môi trường khi làm việc tại Công ty này. Do vậy trách nhiệm thuộc về người sử dụng lao động.
“Kết quả khám bệnh nghề nghiệp và chụp phim XQ cũng đã xác định những công nhân này mắc bệnh bụi phổi silic. Thậm chí những người làm việc tại Công ty với thời gian rất ngắn chỉ vài tháng đến 1 - 2 năm cũng đã mắc bệnh nên khó có thể nói là doanh nghiệp không liên quan”, đồng chí Nguyễn Anh Thơ nói.
Người lao động có thể khởi kiện
Theo Luật sư Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai, với những sai phạm đã được nêu rõ tại kết luận của Đoàn kiểm tra, nhất là việc Công ty TNHH Châu Tiến chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động... thì trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định cụ thể tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Luật sư Hà cũng chỉ rõ, theo Điểm 4 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 cũng quy định mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
"Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp".
“Trong trường hợp Công ty không thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường thì người lao động có thể khởi kiện”, Luật sư Vũ Ngọc Hà khẳng định.
“Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: + Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; + Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; + Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; 3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: + Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; + Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; 6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; 7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người; 8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc; 9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn vệ sinh lao động 2015; 10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. |
Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy lát vỉa hè Cận Tết, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội lại bật tung vỉa hè lên lát lại. Sự việc diễn ra thường xuyên tới ... |
Thưởng Tết 500 tỷ đồng và bí quyết đàm phán của công đoàn Công ty Taekwang Vina (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) dự kiến chi thưởng Tết cho người lao động khoảng 500 tỷ đồng. |
Vì sao Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt? Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…