Vai trò của Công đoàn trong tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động

Hoạt động Công đoàn - TS. Lê Cao Thắng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công đoàn

Ngày 24/11/2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, trong đó nêu rõ: “Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Việc nhận thức đúng vị trí, vai trò của văn hóa trong công nhân lao động có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Công ty CP Ô tô 1-5 đã chốt phương án đóng BHXH cho người lao động Hàng trăm tỉ đồng chăm lo đoàn viên, người lao động năm 2021
Vai trò của Công đoàn trong tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động

Toàn cảnh Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tổ chức vào sáng ngày 24/11/2021 tại Hà Nội).

Ảnh: TIẾN TUẤN

Sự cần thiết phải phát huy vai trò của công đoàn trong tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động trong cho công nhân lao động

Tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục là một trong 3 chức năng cơ bản của Công đoàn Việt nam. Đây là hoạt động xã hội đặc biệt có mục đích của Công đoàn nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến công nhân lao động (CNLĐ), biến thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ CNLĐ hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra. Trong điều kiện: (i) Các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng để kích động gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta từ cơ sở; (ii) Bùng nổ thông tin, trong sự phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng; (iii) Nhận thức của lãnh đạo đến CNLĐ về vai trò của văn hóa trong phát triển doanh nghiệp còn xem nhẹ; (iv) Do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa nên ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động của nhiều CNLĐ không cao, điều đó không những ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả lao động, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của CNLĐ… Việc tiếp tục tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục cho CNLĐ càng trở nên quan trọng trong việc định hướng thông tin, làm cho CNLĐ tiếp nhận các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách đầy đủ, đúng đắn. Nghi quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đề ra đây là một trong 3 khâu đột phá trong hoạt động công tác của nhiệm kỳ. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục để giác ngộ, tập hợp, vận động CNLĐ, tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính CNLĐ. Khi có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề... CNLĐ sẽ nâng cao năng suất, tạo uy tín và nâng cao thu nhập cho mình. Vì vậy, cần có sự nỗ lực từ các bên tham gia quan hệ lao động. Do đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp trong CNLĐ để họ một mặt nâng cao cảnh giác và có thể “miễn nhiễm” với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị, mặt khác, hình thành lối sống văn hóa có trách nhiệm với bản thân, với doanh nghiệp, với xã hội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Vai trò của Công đoàn trong tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký kết Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao trong công chức, viên chức, CNLĐ giai đoạn 2021 - 2026 (ngày 12/10/2021). Ảnh: MINH KHÁNH

Giải pháp phát huy vai trò của Công đoàn

Xác định đúng mục đích

Mục đích của tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp trong CNLĐ nhằm nâng cao nhận thức các giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội “chân, thiện, mỹ” nói chung cũng như kỷ luật lao động và tác phong lao động công nghiệp trong xã hội hiện đại nói riêng. Những giá trị văn hóa và thực hiện hành vi kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp chuẩn mực giúp cho mỗi CNLĐ có thể tự đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình. Thông qua quá trình giáo dục CNLĐ sẽ nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, nghề nghiệp, làm cơ sở phát triển, hoàn thiện nhân cách người lao động trong thế kỷ XXI.

Xác định đúng đối tượng

Nắm vững đặc điểm đối tượng tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục CNLĐ trong từng loại hình doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tuyên truyền phù hợp, đáp ứng đúng tâm lý của CNLĐ, tuyên truyền tập trung vào những hoạt động cụ thể, thiết thực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ, tạo sự tin tưởng và đồng thuận trong doanh nghiệp.

Mặc dù là đối tượng chung là CNLĐ, song mỗi ngành nghề, đặc điểm sản xuất kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, giới tính, độ tuổi … có những đặc điểm riêng. Do đó muốn tuyên truyền, giáo dục đạt mục đích đề ra, cũng như nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, cần chú ý đến đối tượng. Chỉ khi nào xác định định đúng đối tượng thì công tác tuyền truyền mới đúng và trúng.

Xác định đúng nội dung

Về lối sống văn hóa

Lối sống văn hóa là làm việc theo pháp luật nhằm giữ vững trật tự, kỷ cương, chấp hành nghiêm nội quy, quy định, kỷ luật lao động, xây dựng tác phong công nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động. Xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở, chống chủ nghĩa cá nhân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục CNLĐ nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, gắn bó thiết tha với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc; ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm chiến thắng trong cạnh tranh, có tinh thần đấu tranh xây dựng, rèn luyện tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.

Tuyên truyền về vai trò cùa việc xây dựng đời sống văn hóa trong CNLĐ đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng doanh nghiệp phát triển. Tuyên truyền, vận động CNLĐ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, có kỹ năng sống, phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội. Tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ của CNLĐ trong việc chấp hành nội quy, quy định, kỷ luật lao động của doanh nghiệp cho CNLĐ.

Vai trò của Công đoàn trong tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động

Công nhân Công ty TNHH Việt Nam Paiho (KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) tham gia trò chơi Hiểu ý đồng đội trong giờ tan ca. Ảnh: H. ĐÀO

Về nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp

Theo Báo cáo 15 năm của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dâN, các cấp Công đoàn đã tổ chức được 286.519 cuộc tuyên truyền trực tiếp, thu hút 23.000.524 lượt cán bộ Công đoàn và CNLĐ tham gia; tổ chức được 11.554 cuộc tư vấn tại doanh nghiệp, thu hút 488.078 lượt CNLĐ tham gia; biên soạn và phát hành 11.848.556 loại tài liệu; tổ chức được 3.540 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thu hút 1.284.769 lượt người tham gia; xây dựng được 14.757 tủ sách pháp luật; xây dựng được 2.538 Tổ công nhân tự quản thu hút 207.552 công nhân tham gia... Trong những năm qua, các cấp Công đoàn đã thực hiện tư vấn 446.179 vụ tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết quyền lợi cho 1.518.667 người lao động.

Một trong những giải pháp hàng đầu là không ngừng nâng cao hiểu biết về pháp luật cho CNLĐ. Có hiểu biết pháp luật thì CNLĐ mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó mới hạn chế được hiện tượng đình công, kiện tụng, tranh cãi... trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với CNLĐ.

Tác phong công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính CNLĐ. Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, CNLĐ sẽ làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động, thu nhập cho mình. Để giúp CNLĐ nhận thức được điều này, chính các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp xây dựng cho họ tinh thần, thái độ và tác phong công nghiệp. Trong quá trình hoạt động, danh nghiệp cũng cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, động viên, đề ra các chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng… Đối với CNLĐ cần nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, nâng cao trình độ, tay nghề, khẳng định năng lực, rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong xu thế phát triển như hiện nay.

Vai trò của Công đoàn trong tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, kỷ luật lao động

Cán bộ Công đoàn xã Hải Bối (Đông Anh, TP. Hà Nội) phối hợp với lực lượng Công an tuyên truyền kiến thức pháp luật cho công nhân thuê trọ tại Tổ Tự quản khu nhà trọ công nhân.

Ảnh: MAI QUÝ

Xác định phương pháp

Công đoàn cơ sở cần phối hợp với người sử dụng lao động tranh thủ tối đa sức mạnh truyền thông, chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để có tin bài kịp thời về các hoạt động. Chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội về các hoạt động của doanh nghiệp. Mở rộng và phát huy tính tích cực của nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục tốt; phát huy thế mạnh của các mạng xã hội như Facebook, Zalo…

Mặt khác, tuyên truyền phải đi vào thực chất, hiệu quả, có trọng tâm trong từng thời kỳ; tăng cường trao đổi thông tin hai chiều kịp thời, chính xác, nhìn thẳng vào sự thật sự việc, không né tránh những vấn đề nhạy cảm; nói ngắn, viết ngắn, thông tin nhanh, đi vào những nội dung trọng tâm, cốt lõi… Công tác tuyên truyền luôn phải “đi trước một bước”, chủ động nắm sát diễn biến tư tưởng, định hướng tư tưởng đúng đắn và kịp thời cho CNLĐ; dự báo trước các vấn đề tư tưởng sẽ nảy sinh để có phương án giải quyết kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, cần nghiên cứu một số nội dung tuyên truyền cổ động trực quan thật sinh động, hấp dẫn, kẻ vẽ những khẩu hiệu có nội dung vừa có tác dụng tuyên truyền, vừa động viên, cổ vũ khích lệ CNLĐ hăng say thi đua lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để sân khấu hóa một số nội dung giáo dục về văn hóa, lối sống, ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động công nghiệp để CNLĐ dễ quan sát, dễ hiểu, dễ nhớ.

Công việc ảnh hưởng tới đời sống văn hóa - giải trí của công nhân Công việc ảnh hưởng tới đời sống văn hóa - giải trí của công nhân

Sau những ngày làm việc mệt nhọc, công nhân mong muốn được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, ...

Mô hình từ cơ sở: Tuyên truyền, vận động người lao động trở lại làm việc Mô hình từ cơ sở: Tuyên truyền, vận động người lao động trở lại làm việc

Công Ty TNHH Hosiden Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên, Bắc Giang) từng là một trong hai ổ dịch lớn ...

Công tác tuyên giáo góp phần lan toả hình ảnh đẹp của tổ chức Công đoàn Công tác tuyên giáo góp phần lan toả hình ảnh đẹp của tổ chức Công đoàn

Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác tuyên giáo đã được các cấp Công đoàn tỉnh Điện Biên triển khai linh hoạt, sáng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Hoạt động Công đoàn -

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Hoạt động Công đoàn -

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Hoạt động Công đoàn -

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Hoạt động Công đoàn -

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Hoạt động Công đoàn -

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Công đoàn -

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Thời gian qua, Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân (phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình đoàn viên Trần Thiện Minh Tâm là một hoạt động tiêu biểu, thể hiện tình yêu thương của tổ chức Công đoàn.

Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng

Hoạt động Công đoàn -

Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng

Cô Lê Thị Hoài Thương là giảng viên của Học viện Ngân hàng (Hà Nội), một người giàu nghị lực, đã vượt qua muôn vàn khó khăn để chăm lo cho con gái mắc bệnh hiểm nghèo đồng thời vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”

Công đoàn -

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”

12 năm công tác tại Trường Tiểu học Hiệp Phú (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) tôi cảm nhận được rằng, chính ngôi trường này là điển hình của mô hình “trường học hạnh phúc”. Vì ở đó, tổ chức Công đoàn đã làm tròn thiên chức “cha mẹ” của người lao động.

Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu

Hoạt động Công đoàn -

Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu

Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm, trao tặng xe đạp và học bổng cho con đoàn viên, công nhân lao động nhân dịp tết Trung thu 2024.

Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương

Tại Công ty PTS Hà Tây (Hà Nội), những người lao động luôn cảm thấy ấm lòng khi có cuộc sống ổn định để tận tâm với công việc. Ai cũng tự nhủ: Được như vậy là nhờ Ban lãnh đạo Công ty và không thể thiếu sự quan tâm, sẻ chia của tổ chức Công đoàn Công ty.

Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật

Chị Quách Thị Thúy thuộc Tổ Công đoàn phòng Quản lý nội bộ - Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ (Công đoàn BIDV Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một người mẹ “gian truân” khi cùng con gái bệnh tật vượt qua khó khăn. Đồng hành với chị Thúy trong suốt thời gian đó luôn có công đoàn của đơn vị.