Tuyên truyền phòng chống ma tuý là biện pháp hiệu quả, ít tốn kém
Hoạt động Công đoàn

Tuyên truyền phòng chống ma tuý là biện pháp hiệu quả, ít tốn kém

PHẠM THUỶ
Tác giả: PHẠM THUỶ
Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Quang, nguyên Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội, Liên đoàn Lao động TP.HCM (LĐLĐ TP) về công tác phòng chống ma tuý trong công nhân lao động (CNLĐ).
Tuyên truyền, biện pháp phòng chống ma tuý trong công nhân hiệu quả, ít tốn kém
Đồng chí Nguyễn Văn Quang tặng quà đoàn viên công đoàn. Ảnh: internet

PV: Xin chào đồng chí. Là người đã có gần 10 năm làm công tác liên quan đến tệ nạn ma tuý trong CNLĐ tại TP.HCM, đồng chí vui lòng chia sẻ đôi nét về thực trạng này?

Đồng chí Nguyễn Văn Quang: TP.HCM là nơi kinh tế trọng điểm của cả nước, gần ba năm qua, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến toàn xã hội, trong đó có đời sống của công nhân lao động. Vì thế, phong trào tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm trên địa bàn TP. HCM cũng đã chững lại. Đây là nguyên nhân khiến cho tình hình tệ nạn xã hội, trong đó phải kể đến tệ nạn ma tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV có dấu hiệu phức tạp trở lại.

Hiện nay nền kinh tế đang chững lại, trước áp lực sản xuất, đơn hàng giảm, gánh nặng tài chính, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành giảm lực lượng lao động. Như vậy, sẽ có một lượng người không có công ăn việc làm. Trước áp lực chi phí thuê trọ, chi phí sinh hoạt, ăn uống, những lao động không có thu nhập, thu nhập bấp bênh này rất dễ trở thành đối tượng của tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm.

PV: Công nhân lao động trong lĩnh vực ngành nghề nào sẽ dễ bị lôi kéo dụ dỗ vào con đường nghiện hút ma tuý?

Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Theo tôi các đối tượng có nguy cơ cao sa vào ma tuý là CNLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN - KCX), bộ phận CNLĐ làm việc tại ngành nghề đặc thù như tại các dự án điện, giao thông, xây dựng và ở những địa phương có tụ điểm ma túy. TP.HCM có 13 triệu dân với hơn một nửa là CNLĐ, trong thời điểm khó khăn này, xã hội và các tổ chức xã hội, chính trị cần có những kế hoạch can thiệp và truyền thông sớm để ngăn ngừa hiểm hoạ ma tuý. CNLĐ là lực lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như an toàn trật tự xã hội, là đối tượng cần quan tâm đặc biệt.

PV: Là người có nhiều năm tham gia vào chương trình phòng chống ma tuý trong CNLĐ, đồng chí vui lòng chia sẻ nhận định về giải pháp hiệu quả nhất?

Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Công tác tuyên truyền phòng chống là quan trọng nhất. Công tác này vừa rẻ lại ít tốn nhân lực. Nếu để NLĐ nghiện ma tuý thì hệ luỵ nhiều hơn: tăng ca mắc HIV, bệnh da liễu, chi phí điều trị tăng, tốn kém tiền của, nhân lực trong khi còn nhiều CNLĐ chưa có BHYT. Điều này tạo ra gánh nặng xã hội cũng như ảnh hưởng đến an toàn xã hội. Một thiệt hại khác nữa là khi nhiễm ma tuý thì NLĐ không thể đạt năng suất lao động tốt. Điều này gây ảnh hưởng dây chuyền trong sản xuất, và do đó cũng tác động tới sự phát triển chung.

Nếu phải cần tới 13 đồng chi phí điều trị cho người mắc nghiện ma tuý, nhiễm bệnh thì chỉ cần 1 đồng cho công tác truyền thông. Do vậy, trong phòng chống ma tuý, các cấp ngành đặc biêt quan tâm đến công tác truyền thông với đối tượng CNLĐ trong hệ thống công đoàn. Vì công đoàn chúng ta có "chân rết". Tại tất cả các nhà máy đều có hoạt động công đoàn, thông qua hoạt động CĐ chúng ta sẽ tuyên truyền cho phụ nữ, CNLĐ về cách tránh hiểm hoạ HIV/ AIDS, tuyên truyền cho CNLĐ ngành xây dựng xa nhà, những đối tượng không có ai quản lý nên rất dễ lao vào con đường sử dụng ma tuý trái phép. Và cũng chỉ công đoàn mới biết công nhân nghỉ ngày nào, rảnh giờ nào, trống ngày nào và chính những người công nhân này sẽ tuyên truyền lại cho công nhân, chúng tôi gọi là giáo dục viên đồng đẳng. Công nhân nói với công nhân thì tốt hơn là chúng ta từ trên, ở ngoài vào, chúng ta nói một chiều. Chúng tôi thường tuyển giáo dục viên đồng đẳng từ các nhà máy. Những người mà chúng tôi nhận định có đủ uy tín, có năng lực, kỹ năng truyền đạt tốt, và lại cũng là thành viên trong Ban Chấp hành công đoàn thì truyền thông càng hiệu quả hơn.

Tôi cũng kiến nghị tiếp tục duy trì hoạt động của công đoàn trong vấn đề hoạt động truyền thông phòng chống tệ nạn mua bán, tàng trữ chất ma tuý và hành nghề mua bán trái phép chất ma tuý trong công nhân. Vì đây là hoạt động rất có lợi về nhiều mặt, đặc biệt là trong công tác của công đoàn.

PV: Đồng chí vui lòng chia sẻ một số công tác tuyên truyền nổi bật nhất của CĐ hiện nay ạ?

Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Trước đây, thông qua hoạt động công tác xã hội của LĐLĐ TP, chúng ta có các dự án can thiệp phòng chống bệnh tật viêm nhiễm tại nơi làm việc của các tổ chức trên thế giới tài trợ. Từ đó, chúng ta có kinh phí tuyển giáo dục viên đồng đẳng. Tuy nhiên, khi Việt Nam tuyên bố thoát nghèo thì các dự án quốc tế đã rút khỏi Việt Nam trong khi nguồn nhân lực Việt Nam chưa đủ để lo cho công tác này. Tuy vậy, chúng ta vẫn duy trì hoạt động truyền thông thông qua công đoàn các cấp. Không thường xuyên, một vài tháng tổ chức một hai buổi truyền thông, Trung tâm Công tác xã hội - LĐLĐ TP.HCM mời Cục phòng chống HIV/AIDS hay Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội TP.HCM về báo cáo tuyên truyền tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý và các bệnh lây nhiễm, phụ khoa ở phụ nữ. Song song đó, Trung tâm Công tác xã hội - LĐLĐ TP.HCM sẵn sàng truyền thông cho các công đoàn cơ sở về giáo dục sức khoẻ cộng đồng. Và để nhân rộng thông tin này, trong Trung tâm Công tác xã hội có Trung tâm Tư vấn Y khoa sức khoẻ cộng đồng, với 6 hotline dành cho CNLĐ. Công nhân chỉ cần bấm gọi tổng đài là được kết nối với chuyên viên tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, cách ngăn ngừa bệnh lây nhiễm.

Xin cảm ơn đồng chí!

Công đoàn vào cuộc tích cực trong cuộc chiến chống ma túy trong công nhân lao động Công đoàn vào cuộc tích cực trong cuộc chiến chống ma túy trong công nhân lao động
Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy
Truyền thông về phòng chống ma túy, tội phạm, tín dụng đen cho công nhân lao động Truyền thông về phòng chống ma túy, tội phạm, tín dụng đen cho công nhân lao động

Tin mới hơn

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Trong không khí hân hoan của những ngày tháng Tư lịch sử, sáng 27/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Sở Nội vụ tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động thực sự trở thành diễn đàn để các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn thể hiện cam kết hành động, lắng nghe tiếng nói của người lao động, bảo vệ họ bằng những chính sách thiết thực, bằng sự đồng hành cụ thể từ cơ sở.
Trực tiếp: Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Trực tiếp: Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Sáng 26/4/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương – cơ quan thường trực là Bộ Nội vụ – đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025.

Tin tức khác

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng

Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025, các cấp công đoàn ở Lâm Đồng đang tổ chức các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa thiết thực cho đoàn viên, công nhân lao động.
10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

Với ý nghĩa nhân văn của chương trình “Mái ấm Công đoàn”, trong Tháng Công nhân năm 2025, LĐLĐ thành phố Huế sẽ tiếp tục trao hỗ trợ xây mới và sửa chữa 10 “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn về nhà ở, với tổng số tiền 460 triệu đồng.
Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Ngày 22/4/2025, tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động tỉnh Trà Vinh đã chính thức ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”. Đây là sân chơi mới mẻ, hấp dẫn, kết hợp giữa học tập và giải trí dành cho đoàn viên, người lao động.
Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Được thành lập vào đầu tháng 3/2025, Công đoàn Khối Đảng tỉnh Quảng Bình tiếp nhận 2.141 đoàn viên được chuyển giao từ Công đoàn Viên chức và một số công đoàn ngành. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, các cấp công đoàn trong khối đã chủ động chuyển mình, nỗ lực thích nghi với cả thuận lợi lẫn thách thức trong bối cảnh mới.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi

Trong hai ngày vừa qua, tại TP HCM diễn ra Hội nghị phổ biến Luật Công đoàn năm 2024 (sửa đổi) và lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn cùng Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

"Giá như lúc đó mình cẩn thận hơn một chút…” – chị Lê Thị Thảo vẫn thường thốt lên như thế, mỗi khi nghĩ về tai nạn lao động đã cướp đi một phần cơ thể chị vào năm 2009.
Xem thêm