Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy
Hoạt động Công đoàn

Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy

THS. NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ - Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tệ nạn ma túy đã và đang hủy hoại cuộc sống, tương lai của nhiều người trẻ, thuộc mọi thành phần xã hội, trong đó có công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN). Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của loại tội phạm này, thời gian qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những biện pháp cụ thể để giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy.

Độ tuổi nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa

Theo Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy - Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc đã triệt phá thành công gần 11 nghìn vụ, bắt hơn 16 nghìn đối tượng phạm tội và vi phạm pháp luật về ma túy, thu giữ 397kg heroin, 838kg ma túy tổng hợp, 71kg cần sa cùng nhiều vật chứng liên quan.

Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy

Công nhân tại Khu Công nghiệp Điềm Thụy (Thái Nguyên) được tập huấn về kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy. Ảnh: HOÀNG PHAN.

Tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp và trẻ hóa, chủ yếu là người dưới 30 tuổi. Con số thống kê được Bộ Công an đưa ra, trong số hơn 200 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, đối tượng dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến 30 tuổi chiếm gần 50%. Có khoảng 60% đối tượng sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 15 đến 25 - độ tuổi này ngày càng bị trẻ hóa.

Với hàng triệu lao động, trong đó đa số là lao động phổ thông, các KCN, KCX là địa bàn “lý tưởng” để ma túy thâm nhập. Phần lớn lao động phải tự thuê chỗ ở, sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu, không an toàn, điều kiện tiếp xúc với những tệ nạn xã hội rất dễ dàng.

Hiểu biết pháp luật hạn chế; việc làm, thu nhập bấp bênh; cường độ lao động cao, thường xuyên tăng ca, thêm giờ, công nhân ít có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh khiến tâm lý bị tù túng, dẫn đến buồn, chán… Ngoài ra còn do nhận thức sai lầm về tác hại của ma túy cùng tâm lý tò mò, thích tìm cảm giác lạ đã khiến nhiều công nhân trẻ bị dụ dỗ sử dụng ma túy. Đến nay, chưa có con số chính xác bao nhiêu phần trăm CNLĐ nghiện ma túy nhưng CNLĐ "vướng" ma túy là một thực tế, đủ các ngành như công nhân may, công nhân ngành điện, viễn thông hay trong các doanh nghiệp tư nhân...

Bảo vệ NLĐ không sa vào các tệ nạn ma túy cũng là mong muốn của nhiều chủ doanh nghiệp. Bởi, chỉ cần một đối tượng nghiện ma túy sẽ lôi kéo công nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp cũng như kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho NLĐ là hết sức quan trọng, qua đó NLĐ chủ động phòng ngừa, tránh xa các hiểm họa của ma túy.

Giải pháp nào để tăng “sức đề kháng” cho công nhân”?

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác phòng, chống ma túy, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; vì cuộc sống bình yên và sức khỏe của NLĐ; trong văn bản chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy trong công nhân viên chức lao động năm 2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu công đoàn các cấp chủ động làm tốt công tác phòng ngừa tệ nạn ma túy trong công nhân, viên chức, lao động. Đó là, tổ chức tuyên truyền giáo dục kiến ​​thức phòng, chống ma tuý bằng nhiều hình thức tới công nhân, viên chức, NLĐ về tác hại của ma túy đối với việc làm, đời sống, sức khỏe và hạnh phúc gia đình, nhất là ma túy tổng hợp cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, những kỹ năng cần thiết để mỗi người nâng cao nhận thức, khả năng phòng, tránh tệ nạn ma túy.

Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy

Các lực lượng công an, biên phòng, hải quan, cảnh sát biển phối hợp bắt giữ nhiều chuyên án ma túy lớn. Nguồn: baochinhphu.vn

Phát động phong trào công nhân, viên chức, lao động tham gia phòng, chống ma túy, nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, tố giác tội phạm, tại các tụ điểm mua bán, tổ chức sử dụng chất ma túy. Đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, người thân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

Quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tới bộ phận CNLĐ đang làm việc trong những ngành nghề có đặc thù xa nhà, công việc lặp đi lặp lại, địa điểm làm việc ở nơi xa những trung tâm văn hóa - xã hội, CNLĐ các ngành Giao thông, Xây dựng, Điện lực, Than - Khoáng sản, CNLĐ trẻ tại các KCN, KCX, khu nhà trọ, những người có nguy cơ bị dụ dỗ, lôi kéo vào tệ nạn ma túy và tại những địa phương có nhiều điểm nóng về ma túy.

Tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến phòng, chống ma túy đảm bảo an ninh trật tự tại các địa bàn có đông CNLĐ. Cụ thể, duy trì và phát triển nhân rộng các mô hình về an ninh trật tự có hiệu quả tại các KCN; Thành lập và nhân rộng các “Khu nhà trọ công nhân không có tội phạm, ma tuý và tệ nạn xã hội” tại các tỉnh có KCN, có đông CNLĐ. Xây dựng mô hình truyền thông phòng, chống ma tuý tại các KCN tập trung; tăng cường các thiết chế hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo sân chơi lành mạnh giúp công nhân tránh xa ma túy và các tệ nạn xã hội.

Cùng với đó là tăng cường phối hợp với lực lượng Công an trong công tác phòng, chống ma túy và quan tâm huy động các nguồn lực, xã hội hóa các hoạt động phòng, chống ma túy trong công nhân, viên chức và NLĐ.

Hằng năm, LĐLĐ các địa phương đã chỉ đạo các cấp công đoàn xây dựng kế hoạch, tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và phòng, chống ma túy nói riêng trong công nhân viên chức, lao động. Các công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS trực thuộc đã triển khai các nội dung tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tránh xa các tệ nạn xã hội, “Nói không với ma túy”... Phương pháp tuyên truyền được đổi mới, linh hoạt với thời gian, địa điểm phù hợp với đặc thù của từng đơn vị, doanh nghiệp nhằm không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, đời sống, thu nhập của công nhân và đem lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, công tác tuyên truyền hướng mạnh vào đối tượng CNLĐ trẻ, vì phần lớn họ chưa hiểu biết, kiến thức pháp luật còn hạn chế, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy.

Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy

Các ban, ngành, đoàn thể xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) nắm bắt tình hình hoạt động của Ban công nhân tự quản khu nhà trọ. Ảnh: QUỲNH TRANG.

Nổi bật là, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Bình Dương, LĐLĐ tỉnh Bình Dương trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tổ chức 28 cuộc tuyên truyền ở các khu nhà trọ tập trung CNLĐ trên địa bàn TP. Dĩ An và TX.Tân Uyên về kiến thức pháp luật, trong đó có Luật Phòng, chống ma túy cho hơn 2.800 lượt CNLĐ. Đặc biệt, Trung tâm còn chủ động phối hợp với chính quyền địa phương nơi tập trung đông CNLĐ ở trọ để tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội về ma túy...

Tại CĐCS Công ty TNHH Giày Thông Dụng (Bình Dương), thông qua nhiều hình thức tuyên truyền trực tiếp, thông qua bảng tin nội bộ ở các xưởng sản xuất trong Công ty, mạng xã hội Zalo và Facebook... Công ty kịp thời cung cấp những thông tin về tình hình tệ nạn ma túy, nhận diện các loại ma túy, những tác hại, ảnh hưởng khôn lường của các loại ma túy tới sức khỏe để giúp NLĐ chủ động phòng tránh.

Các cấp công đoàn đã đặc biệt quan tâm phát triển, ứng dụng mạnh mẽ các phương thức tuyên truyền có tác động nhanh, sức lan tỏa rộng như Internet, mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên điện thoại trong công tác tuyên truyền, thông tin, tư vấn, hỗ trợ công nhân. Các cảnh báo về tội phạm, ma túy về tác hại của các loại ma túy hiện nay đã được các cấp công đoàn cung cấp nhanh chóng, kịp thời trên phương thức truyền thông điện tử này để kịp thời giúp đỡ bộ phận thành viên công đoàn, công nhân cảnh báo và phòng ngừa.

Ngoài ra, các cấp công đoàn đã chủ động lồng ghép hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm ma tuý trong các hoạt động thường xuyên của tổ chức Công đoàn, như hoạt động của “Tháng Công nhân”. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả mô hình cụm văn hóa thể thao - CNLĐ. Tổng LĐLĐ Việt Nam quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với lực lượng Công an xây dựng và duy trì hoạt động mô hình công nhân tự quản khu nhà trọ. Hiện cả nước có 22 địa phương có mô hình này với 2.538 tổ và 207.552 CNLĐ tham gia.

Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy

Đại diện Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với UBND xã Tân Thới Nhì tổ chức ra mắt Tổ công nhân tự quản ấp Nhị Tân. Ảnh: C.HƯỜNG.

Mặc dù các lực lượng chức năng, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn đã rất nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phòng, chống tác hại của ma túy xâm nhập vào đời sống công nhân. Tuy nhiên, để ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma tuý, vấn đề quan trọng nhất chính là mỗi CNLĐ cần có nhận thức đầy đủ về tác hại của ma tuý để tuyệt đối tránh xa, không sử dụng, dù chỉ một lần.

Công nhân Điện Biên tham gia tập huấn về phòng, chống ma tuý Công nhân Điện Biên tham gia tập huấn về phòng, chống ma tuý

Công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên vừa được tham gia Hội nghị tập ...

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), trên thực tiễn đấu tranh với tội phạm ma túy cũng ...

Truyền thông về phòng chống ma túy, tội phạm, tín dụng đen cho công nhân lao động Truyền thông về phòng chống ma túy, tội phạm, tín dụng đen cho công nhân lao động

Ngày 03/12, tại Công ty TNHH Optrontec Vina (KCN Vĩnh Phúc), Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Ban Tuyên ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Gắn bó hơn 12 năm cùng Partron Vina, anh Nguyễn Quốc Tuấn không chỉ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Công đoàn xuất sắc mà còn là điểm tựa tin cậy cho đoàn viên. Bằng chiến lược phối hợp linh hoạt và tấm lòng tận tâm, công đoàn và doanh nghiệp đã cùng nhau kiến tạo môi trường làm việc an toàn, sáng tạo và đầy nhân văn.
Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, Công đoàn Công ty TNHH Fukang - Technology đã khẳng định vai trò “chỗ dựa tin cậy” cho hơn 3.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ). Dưới sự dẫn dắt của đồng chí Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch Công đoàn, những hoạt động thiết thực, sát sao đã góp phần giữ vững ổn định sản xuất, nâng cao đời sống và gắn kết tập thể.
Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn không chỉ là tiếng nói, mà còn là nhịp cầu gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Tại Elmich, chị Nguyễn Thị Thư - Chủ tịch Công đoàn đã vận dụng linh hoạt vai trò này để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, từ mô hình “xanh - sạch - đẹp” đến chính sách phúc lợi thiết thực, góp phần đưa thương hiệu đồ gia dụng châu Âu ngày càng vững mạnh.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm