Từ chức và việc tạo nên đòn bẩy dư luận
Đảng với công nhân - 10/01/2023 10:47 PHẠM XUÂN DŨNG
Xưa nay chuyện từ chức tuy không phải mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ và thường được dư luận chú ý, rất nhiều khi thành chuyện thời sự. Lý do dễ thấy nhất vì đó là những người có chức vụ, có địa vị xã hội, chức vụ của họ quan hệ đến nhiều người, đến cộng đồng nên dư luận để tâm theo dõi. Và cũng cần nói thêm rằng trong một số trường hợp, người từ chức lại là những nhân vật đáng kính, có năng lực và uy tín hẳn hoi nhưng họ vẫn chọn con đường từ chức vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ở nước ta thời trung đại, cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến từng là mệnh quan triều đình Nhà Nguyễn cũng đã cáo quan (từ chức) vì thấy mình không thích hợp với triều đình phong kiến lúc bấy giờ, thấy nên từ quan để bảo toàn danh tiết. Không những thế, cụ còn có bài thơ "Di chúc" nói rõ việc này: "Đề vào mấy chữ trong bia/Rằng: "quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu".
Thời nay có những cán bộ có năng lực và uy tín nhưng vẫn chọn con đường xin về hưu trước tuổi như ông Trần Đăng Tuấn - Phó tổng giám đốc VTV hay ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An (Quảng Nam). Họ về trước nhưng vẫn để lại tiếng tốt trong Nhân dân. Như ông Nguyễn Sự mặc dù sức khỏe và năng lực còn tốt nhưng vẫn xin về trước tuổi để lớp trẻ có cơ hội kế thừa và rèn luyện trong cương vị công tác mới. Đó là điều không phải ai cũng làm được, được dư luận rât hoan nghênh bởi tính chất nêu gương của cán bộ lãnh đạo. Còn cán bộ có khuyết điểm tự giác từ chức thì Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ từ chức vào năm 2004 là một dẫn chứng.
Cần thấy rằng, Đảng và Nhà nước thời gian qua đã khuyến khích cán bộ không còn đảm bảo năng lực, uy tín từ chức. Điều này đã được đề cập đến trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12, Kết luận số 21-KL/TW của hội nghị Trung ương 4, khóa 13 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ngày 3/11/2021, Trung ương ban hành Quy định số 41-QĐ/TW để xem xét việc miễn nhiệm, cho từ chức đối với cán bộ không đạt yêu cầu về uy tín xã hội, phẩm chất chính trị, và năng lực chuyên môn. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 22/3/2022 về chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành Trung ương.
Gần đây nhất, ngày 18/8/2022, Bộ Chính trị ban hành “Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”, trong đó có hướng dẫn về thực hiện miễn nhiệm, từ chức với cán bộ bị kỷ luật, không còn đạt yêu cầu. Có điều lần này, công tác nhân sự, trong đó có việc từ chức được đặt ra một cách quyết liệt với những biện pháp mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. Ảnh: baochinhphu.vn |
Nội dung chính chúng ta đang bàn ở đây là việc từ chức của những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc mắc sai phạm, bị kỷ luật, ... cần khuyến khích từ chức và hơn thế cần tạo nên sức ép dư luận từ trong Đảng cho đến ngoài xã hội buộc họ phải từ chức. Trong năm 2022 đã có một số cán bộ như vậy đã từ chức, thôi chức, về hưu hay làm nhiệm vụ khác khi không còn thích hợp ở chức vụ cũ. Đối với các nước văn minh phát triển thì từ chức không còn là chuyện cá biệt mỗi khi anh không hoàn thiện nhiệm vụ hoặc vi phạm quy định. Có rất nhiều dẫn chứng về chuyện này, có những vụ từ chức chấn động dư luận cả nước, thậm chí cả thế giới. Chẳng hạn như sau vụ bê bối chính trị Watergate ở Mỹ liên quan đến Tổng thổng Hoa Kỳ Nixon khiến ông này không còn con đường nào khác nên buộc phải từ chức vào 8/8/1974 là một ví dụ.
Nhưng từ chức không phải là chuyện đơn giản có thể thực hiện một cách nhẹ nhàng. Sở dĩ như vậy là vì chức vụ thường gắn liền với quyền lực, quyền lợi. Hơn nữa quan niệm phản tiến bộ: "Một người làm quan, cả họ được nhờ" vẫn còn nhiều ràng buộc nên nhiều người không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí sai phạm, mất uy tín vẫn cố giữ cho bằng được "chiếc ghế" của mình. Tình trạng này đã được ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương khi còn sống đã nói một câu rất đáng lưu tâm: “Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức, cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”. Dù câu nói xót xa cũa ông có thể chưa phản ánh đầy đủ và toàn vẹn sự thật khách quan thì vẫn rất đáng ghi nhận và vẫn mang tính thời sự khi nói đến vấn đề từ chức. Đó là chưa nói đến chuyện liên quan đến danh dự cá nhân, thể diện gia đình, dư luận nhiều chiều… nên đó là một quyết định thường là rất khó khăn.
Trở lại nội dung của Hội nghị nói trên, phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Võ Văn Thưởng cũng đã nhấn mạnh việc nhân sự "có vào, có ra, có lên, có xuống" cần phải coi là chuyện bình thường trong công tác nhân sự, nhấn mạnh đến vai trò nêu gương của người đứng đầu. Đồng chí cũng thông tin sẽ chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm cho cán bộ do Trung ương bầu và đánh giá kết quả hai năm rưỡi thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XIII.
Đồng chí đã lưu ý: "Thứ nhất, trong nội bộ Đảng đánh giá thấy chức trách, nhiệm vụ đó chưa hoàn thành thì có sức ép để đề cao tinh thần nêu gương, tự giác của người lãnh đạo đó. Thứ hai, ngay cả xã hội có những lĩnh vực mà sai phạm xã hội người ta không đồng tình nếu mà để một người A, B, C cụ thể với những sai phạm mà vẫn còn ở cái vị trí công tác đó".
Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng đã khẳng định quyết tâm của Đảng là tạo dư luận trong Đảng và trong xã hội để những người năng lực không tương xứng với chức vụ, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai phạm để gây sức ép buộc họ phải từ chức, phải thôi chức hoặc làm nhiệm vụ khác. Điều này cũng là sự thể hiện cụ thể "ý Đảng, lòng dân" trong công tác nhân sự, mà ở đây là câu chuyện từ chức.
Mặc dù quyết tâm như vậy nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận được những khó khăn cần khắc phục.
Đó là việc lấy phiếu tín nhiệm không phải lúc nào cũng chính xác. Bởi lẽ những người sống theo dĩ kiểu dĩ hòa vi quý, ít đụng chạm thì dễ được lòng mọi người nên phiếu tín nhiệm có khi không phản ánh đúng bản chất hiện tượng, sự vật, con người.
Thứ nữa là do sự ràng buộc của thể chế: "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" nên khi có sai phạm xảy ra thì không dễ truy cứu trách nhiệm cá nhân, ngoại trừ những người trực tiếp gây ra sai phạm, từ đó việc đánh giá trách nhiệm cá nhân hay uy tín của người đứng đầu cũng không hề đơn giản.
Việc từ chức do vậy cũng đòi hỏi đạo đức cá nhân của từng người, đòi hỏi đến danh dự và lòng tự trọng mà những phẩm chất này không phải người nào cũng có.
Dù có những khó khăn nhưng nếu có quyết tâm từ những người lãnh đạo cao nhất, có phương pháp thích hợp và có sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị với sự hậu thuẫn của Nhân dân, của dư luận thì công tác nhân sự chắc rằng sẽ có những bước tiến mới hiệu quả hơn. Đó cũng là điều mà hết thảy chúng ta mong đợi.
Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán ... |
Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp ... |
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Công thương năm 2022 Chiều 29/12, Bộ Công thương, Công đoàn Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 25/11/2024 13:28
Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc CMCN 4.0 đang tác động sâu sắc vào sản xuất, quản lý và đời sống xã hội nói chung, đang đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc tính chất, phương thức lao động của công nhân. Trong môi trường mới, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức phát triển mới. Để đảm bảo giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức mới và phát triển đúng hướng như Đại hội XIII của Đảng đề ra cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.
Đảng với công nhân - 23/11/2024 15:28
20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị Trần Thị Phượng - nhân viên văn phòng xưởng hoàn thành của Công ty TNHH Vina Korea (Vĩnh Phúc) chính là nụ cười. Nụ cười đó càng rạng rỡ hơn khi chị chia sẻ về công việc và niềm tự hào khi trở thành đảng viên.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
- Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới
- Cô giáo Phạm Thị Mây: tấm gương yêu nghề mến trẻ
- Sinh hoạt báo cáo viên phải cung cấp kiến thức và kỹ năng mới cho cán bộ công đoàn
- Công đoàn Công ty Vật tư hóa chất mỏ Hà Nội: chỗ dựa tin cậy của người lao động
- Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò