
Lan toả tình yêu đối với tổ chức Công đoàn
TS Nguyễn Đức Tĩnh quê ở Thái Bình. Năm 1989, khi đang làm nhân viên Nhà nghỉ Công đoàn Đồng Châu, ông được LĐLĐ tỉnh Thái Bình cử đi học Đại học Công đoàn ở Đức. Một năm sau, khi Đông Đức và Tây Đức chính thức hợp nhất, ông trở về nước học tại Trường Cao cấp Công đoàn (nay là Trường Đại học Công đoàn).
Năm 1994, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại trường làm giảng viên. Với tình yêu, niềm tự hào với tổ chức mà mình gắn bó nên đã thành thói quen, mấy chục năm qua, trong buổi giảng đầu tiên cho mỗi lớp, ông luôn dành thời gian để nói về công đoàn. Ông muốn lan toả hình ảnh của tổ chức đến với từng sinh viên, học viên mà mình đứng lớp.
![]() |
TS Nguyễn Đức Tĩnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn - Ảnh: ĐHCĐ |
Không chỉ vậy, TS Nguyễn Đức Tĩnh khẳng định các sinh viên Trường Đại học Công đoàn sẽ cảm nhận được “chất công đoàn”, “môi trường công đoàn” ngay từ những ngày đầu nhập học. “Chất” ấy thể hiện ở sự quan tâm chu đáo dành cho nhau của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và các sinh viên khoá trước.
Trả lời cho câu hỏi: “Đào tạo sinh viên Trường Đại học Công đoàn thì khác gì so với các trường khác”, TS Nguyễn Đức Tĩnh cho rằng ngoài chương trình chung của ngành học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sinh viên của trường được học phương pháp vận động, thuyết phục; phương pháp tổ chức hoạt động quần chúng, diễn thuyết, làm việc tổ nhóm… Đây là những kỹ năng không chỉ cần thiết cho cán bộ công đoàn, mà có thể vận dụng cho rất nhiều ngành nghề trong xã hội.
Theo chia sẻ của TS Nguyễn Đức Tĩnh, Trường Đại học Công đoàn hiện xếp hạng thứ 47 trong các trường đại học ở Việt Nam. Có những ngành “hot”, tuyển sinh viên đầu vào 26,5 điểm, song cũng có ngành ít người học, điểm đầu vào thấp. Tuy vậy, nhà trường vẫn giữ ngành học bởi xã hội vẫn rất cần, chẳng hạn như công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp.
Hiện tại, Trường Đại học Công đoàn có Chương trình học bổng công đoàn, theo đó sinh viên là con người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, sẽ được hỗ trợ tiền học phí ít nhất bằng một nửa số tiền các em phải đóng. Nhà trường cũng khuyến khích, hỗ trợ sinh viên là con cán bộ công đoàn có khả năng nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ học bổng.
Triết lý “học để chung sống”
Triết lý giáo dục của Trường Đại học Công đoàn là “học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để khẳng định mình, học để hội nhập, học để kiến tạo tương lai”. Giải thích về triết lý “học để chung sống”, TS Nguyễn Đức Tĩnh cho rằng trong bối cảnh hiện nay, vấn đề hội nhập, đa văn hoá đòi hỏi kỹ năng “chung sống” rất cần thiết. Và điều này cần được hiểu theo nghĩa rộng: Chung sống với môi trường học tập, môi trường làm việc; chung sống với gia đình, với môi trường tự nhiên, xã hội…
![]() |
TS Nguyễn Đức Tĩnh (phải) trong chương trình Talk Công đoàn - Ảnh: Văn Quân |
“Kể cả trong kinh doanh thì phải chung sống với đối tác kinh doanh”, TS Nguyễn Đức Tĩnh nói, đồng thời cho biết một trong những thế mạnh của nhà trường là đào tạo sinh viên ra trường có khả năng làm việc nhóm – một kỹ năng gần gũi với triết lý “học để chung sống”.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn nói thêm: “Không hoà mình, chung sống với người lao động thì làm sao hiểu được họ và làm sao chăm lo, bảo vệ lợi ích cho họ được?”.
Trong Talk Công đoàn tuần này (phát sóng 20h thứ Bảy, 12/8/2023), TS Nguyễn Đức Tĩnh chia sẻ quan điểm về việc làm thế nào để học viên, sinh viên – những người đã và sẽ làm cán bộ công đoàn có lửa nhiệt huyết với công việc công đoàn; cách “gỡ khó” cho những cán bộ công đoàn đi học nâng cao, bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp cao học, nghiên cứu sinh… tại Trường Đại học Công đoàn.
Cũng tại chương trình Talk Công đoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn có những lời nhắn gửi tới các thế hệ sinh viên nhà trường, đồng thời gửi gắm suy nghĩ của mình tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sẽ diễn ra trong năm nay.
Mời độc giả xem: Talk Công đoàn: "Tôi tự hào là cán bộ công đoàn"
![]() Rất nhiều câu chuyện về quãng thời gian khi địa phương trở thành “tâm dịch” được đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch LĐLĐ ... |
![]() Dệt May là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước tính đến thời điểm này xây dựng, thương lượng, ký kết được thoả ... |
![]() Trong một quán cà phê yên tĩnh được thiết kế trên gác hai căn biệt thự thời Pháp, cầu thang gỗ cót két, đồ đạc ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Chung tay vì người lao động: Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững

Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Trực tiếp: Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025
Tin tức khác

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân ở Lâm Đồng

10 Mái ấm Công đoàn ở Huế: Nơi khởi nguồn của những giấc mơ an cư

Trà Vinh: Ra mắt Gameshow “Tan ca vui - khỏe”

Công đoàn khối Đảng tỉnh Quảng Bình: Chuyển mình để thích nghi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần cơ chế thực thi
