Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước
Hoạt động Công đoàn

Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Dệt May là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước tính đến thời điểm này xây dựng, thương lượng, ký kết được thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Bản thoả ước đầu tiên được ký từ năm 2010, đến nay đã 5 lần ký kết. Qua từng giai đoạn, TƯLĐTT ngành Dệt May đã được bổ sung, sửa đổi với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.

Trên Talk Công đoàn, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, ban đầu triển khai ký TƯLĐTT ngành gặp nhiều khó khăn bởi thỏa ước ngành chỉ có thể lan tỏa và thực hiện được khi có các doanh nghiệp tham gia. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thời điểm ấy còn băn khoăn, do dự.

Theo chủ tịch Công đoàn Dệt May, các chủ doanh nghiệp chỉ quen với việc có TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Việc tham gia TƯLĐTT ngành đồng nghĩa với các doanh nghiệp phải bước vào một sân chơi rộng hơn, nhiều trách nhiệm ràng buộc hơn.

Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam - Ảnh: Văn Quân

“Họ phải thực hiện những chế độ chính sách cao hơn quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cũng rất là đắn đo, do dự khi quyết định tham gia thỏa ước ngành”, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm chia sẻ.

Để thuyết phục, thương lượng đi đến ký kết TƯLĐTT ngành, Công đoàn Dệt May Việt Nam tập hợp thông tin từ các cơ sở, đồng thời phân tích, so sánh với các lĩnh vực, ngành nghề khác. Bên cạnh đó, giải thích về lợi ích của việc ký kết TƯLĐTT ngành đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Đó là việc góp phần củng cố uy tín doanh nghiệp, giúp khách hàng nhìn nhận rõ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, nâng cao vị thế doanh nghiệp Dệt May trên trường quốc tế…

Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp trong ngành Dệt May đăng ký tham gia TƯLĐTT ngành, với số lượng lao động rất lớn.

Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước
Lễ ký kết TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam lần thứ V, năm 2021 - Ảnh: CĐDMVN

Một điểm đáng chú ý trong bản TƯLĐTT ngành Dệt May là lương công nhân lao động cao hơn lương tối thiểu vùng 14%. Thoả ước cũng xây dựng chi phí ăn ca miễn phí cho người lao động ở mức dao động từ 13.000 đồng đến 16.000 đồng tương ứng với 4 vùng trên cả nước. Đây là chi phí “vào bụng” của người lao động, không bao gồm các chi phí khác. Bên cạnh đó, còn có các khoản nghỉ mát, tiền lễ, Tết, sinh nhật công ty hoặc phúc lợi tập thể... Hằng ngày, ngoài thời gian nghỉ giữa giờ theo quy định, người lao động ở các đơn vị được nghỉ từ 5 đến 10 phút tại chỗ hoặc doanh nghiệp tổ chức cho người lao động tập thể dục nâng cao sức khỏe. Mỗi năm, người lao động có 8 giờ được học tập, phổ biến kiến thức nhưng vẫn được hưởng lương.

“Điều đặc biệt, trong thỏa ước lao động tập thể ngành có một nội dung là với những chế độ chính sách mà hiện doanh nghiệp đang thực hiện cao hơn TƯLĐTT ngành thì khi tham gia TƯLĐTT ngành thì doanh nghiệp phải duy trì chính sách như doanh nghiệp đang thực hiện trở lên chứ không được giảm cái chính sách của mình thấp đi...”, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm chia sẻ.

Trên Talk Công đoàn, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ các bước đi đến ký kết TƯLĐTT ngành; hướng giải quyết khi doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến những cam kết đã ký trong thỏa ước. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người lao động và bản lĩnh của cán bộ CĐCS trong việc giám sát bản thỏa ước.

Mời độc giả xem chi tiết tại link:

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hồi ức Covid-19 và bài học về sự ứng biến Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hồi ức Covid-19 và bài học về sự ứng biến

Rất nhiều câu chuyện về quãng thời gian khi địa phương trở thành “tâm dịch” được đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch LĐLĐ ...

Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin

“Chúng ta khó nhưng không khó bằng người lao động (NLĐ). Chúng ta có lương, lại có thêm phụ cấp nên cần chia sẻ để ...

“Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp” “Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”

Đó là chia sẻ của đồng chí Hồ Sĩ Tân - Uỷ viên BCH Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Gắn bó hơn 12 năm cùng Partron Vina, anh Nguyễn Quốc Tuấn không chỉ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Công đoàn xuất sắc mà còn là điểm tựa tin cậy cho đoàn viên. Bằng chiến lược phối hợp linh hoạt và tấm lòng tận tâm, công đoàn và doanh nghiệp đã cùng nhau kiến tạo môi trường làm việc an toàn, sáng tạo và đầy nhân văn.
Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, Công đoàn Công ty TNHH Fukang - Technology đã khẳng định vai trò “chỗ dựa tin cậy” cho hơn 3.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ). Dưới sự dẫn dắt của đồng chí Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch Công đoàn, những hoạt động thiết thực, sát sao đã góp phần giữ vững ổn định sản xuất, nâng cao đời sống và gắn kết tập thể.
Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn không chỉ là tiếng nói, mà còn là nhịp cầu gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Tại Elmich, chị Nguyễn Thị Thư - Chủ tịch Công đoàn đã vận dụng linh hoạt vai trò này để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, từ mô hình “xanh - sạch - đẹp” đến chính sách phúc lợi thiết thực, góp phần đưa thương hiệu đồ gia dụng châu Âu ngày càng vững mạnh.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm