Trường Đại học Quảng Bình nợ lương: Công đoàn đang tìm giải pháp bảo vệ quyền lợi
Đời sống - 10/01/2024 18:15 TRƯỜNG SƠN
Trường Đại học Quảng Bình, nơi viên chức, NLĐ bị nợ lương nhiều tháng. Ảnh: T.S |
Viên chức và NLĐ bị nợ lương nhiều tháng
Theo báo cáo của Ban Chấp hành Công đoàn Trường Đại học Quảng Bình, hiện Nhà trường có 236 viên chức và NLĐ, trong đó có 154 giảng viên và 82 viên chức làm công tác hành chính, nhân viên phục vụ.
Trong tổng số 236 viên chức và NLĐ có 99 viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, 137 viên chức và NLĐ hợp đồng hưởng lương từ ngân sách của đơn vị.
Đồng chí Nguyễn Phương Văn - Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Quảng Bình cho biết, hiện có 105 viên chức và NLĐ chưa được nhận lương từ 2 - 6,5 tháng; trong đó 75 viên chức chưa nhận lương 6,5 tháng, 30 viên chức chưa nhận lương 6 tháng, 15 lao động hợp đồng chưa nhận lương 2 tháng, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.
Nói về nguyên nhân của việc nợ lương, đồng chí Văn cho biết, do công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn, số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học ít, lúc cao điểm trường có 10.000 sinh viên, nay chỉ còn 1.000 sinh viên dẫn đến số giảng viên dôi dư nhiều, nguồn kinh phí ngân sách cấp giảm, nguồn thu của Nhà trường không đảm bảo.
Đặc biệt, việc chi trả lương, các chế độ liên quan đến viên chức, NLĐ tại Trường Đại học Quảng Bình chưa thực hiện theo quy định như: thanh toán tiền thừa giờ, thi đua khen thưởng...
Do đó, một số giảng viên có trình độ chuyên môn cao và viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Theo Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Quảng Bình, nhiều giảng viên, viên chức và NLĐ phản ánh họ đều là trụ cột chính trong gia đình, tiền lương từ nhà trường là nguồn thu chính để trang trải cuộc sống. Trong suốt thời gian qua, do bị nợ lương nên họ phải chạy vạy nhiều cách để duy trì cuộc sống. Đáng chú ý, có những gia đình mà cả hai vợ chồng đều công tác tại trường và đều bị nợ lương nên cuộc sống lâm cảnh túng quẫn, chưa biết xoay xở ra sao.
Vợ chồng thạc sĩ N.T.T. có nhiều năm công tác ở Trường Đại học Quảng Bình song nhiều tháng qua phải xoay xở đủ đường, làm thêm nhiều công việc để có thu nhập trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học.
“Nếu nhà trường nợ lương chỉ một đến hai tháng thì chúng tôi có thể cố gắng được, nhưng đây nhà trường đã nợ lương hơn 6 tháng nay khiến cuộc sống gia đình tôi càng khó khăn, phải vay mượn khắp nơi để lo cho con cái ăn học. Hy vọng, tổ chức Công đoàn sẽ giúp chúng tôi đòi lại quyền lợi, sớm có lương để trang trải những ngày Tết sắp đến”, giảng viên N.T.T. mong muốn.
Ngoài việc nợ lương của viên chức và NLĐ, Trường Đại học Quảng Bình cũng đang nợ hơn 2 tỷ đồng tiền đóng bảo hiểm xã hội của 232 cán bộ, nhân viên và NLĐ đang làm việc tại nhà trường.
“Trước mắt, Nhà trường sẽ quyết định tạm dừng hợp đồng đợt 1 đối với 39 giảng viên, nhân viên do không bố trí được lịch giảng, giờ làm việc”, ông Nguyễn Đức Vượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình cho hay.
Công đoàn tìm giải pháp để bảo vệ quyền lợi
Trước sự việc viên chức và NLĐ bị nợ lương nhiều tháng, Ban Thường vụ Công đoàn Trường Đại học Quảng Bình đã báo cáo, làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường về tâm tư, nguyện vọng và đề nghị của viên chức, NLĐ qua các cuộc họp Đảng ủy, Hội nghị giao ban hằng tháng để lãnh đạo trường có hướng xử lý. Tuy nhiên đến nay, những khó khăn và kiến nghị của viên chức và NLĐ vẫn chưa được Nhà trường giải quyết triệt để và đúng quy định.
Ông Nguyễn Đức Vượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình (đứng) thông báo về tình hình hoạt động của Nhà trường. Ảnh: T.S |
Theo đồng chí Nguyễn Phương Văn - Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Quảng Bình, để kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của viên chức và NLĐ, các tổ công đoàn đã tổ chức họp và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của NLĐ. Kết quả, đã có 14/17 tổ công đoàn tổ chức lấy ý kiến đoàn viên, NLĐ về các chế độ liên quan.
Sau khi tổng hợp ý kiến, ngày 26/12/2023, Công đoàn đã tiến hành họp với Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và các đơn vị chức năng liên quan để báo cáo và tìm giải pháp nhằm đảm bảo chế độ NLĐ.
“Công đoàn đã trao đổi thẳng thắn, có trách nhiệm về những quyền lợi của NLĐ để đề nghị Đảng ủy, Nhà trường có các giải pháp giải quyết. Tuy nhiên, do nguồn thu không có nên các tháng 1 - 3/2024 Nhà trường không có ngân sách để chi trả tiền lương cho các viên chức và NLĐ”, đồng chí Văn thông tin.
Để bảo vệ quyền lợi cho viên chức và NLĐ, Công đoàn Trường Đại học Quảng Bình đã đề nghị LĐLĐ tỉnh Quảng Bình có ý kiến với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các đơn vị liên quan về những khó khăn của NLĐ Nhà trường để có phương án tháo gỡ khó khăn, giúp Nhà trường đảm bảo thực hiện đúng chế độ liên quan đến NLĐ.
Trao đổi về vấn đề trên, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Bình xác nhận, đơn vị đã nắm được thông tin và đang phối hợp xử lý nhằm có những giải pháp để bảo vệ quyền lợi cho viên chức và NLĐ đang bị nợ lương tại Trường Đại học Quảng Bình.
Video giới thiệu về Trường Đại học Quảng Bình được đăng tải trên website của trường.
Trước đó, Ủy ban kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Bình đã ra quyết định kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Đức Vượng - Hiệu trưởng và kỷ luật cảnh cáo bà Mai Thị Huyền Nga – Kế toán trưởng của Trường Đại học Quảng Bình vì có nhiều khuyết điểm, vi phạm khi sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước có nội dung không đúng quy định. Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình yêu cầu Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường Đại học Quảng Bình kiểm điểm nghiêm túc để rút kinh nghiệm và kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; đồng thời, chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với một số tổ chức và cá nhân có liên quan. |
Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà ... |
Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm Hàng chục cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh (đơn ... |
Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt vừa tổ chức buổi làm việc giữa các bên, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.