Trước dự án gặm cỏ, sau dự án nhai rơm!
Cà phê tối - 29/09/2020 14:05 Mỹ Mỹ
Khẩu hiệu ‘11 từ hơn 10 tỷ đồng’ và thư gửi hậu thế Niềm mong đợi của nông dân Chiếc xe, 4 tỷ và giấc ngủ của ông Hải |
Bò tót lai F1 gầy trơ xương trong trại khảo nghiệm Phước Bình sau dự án nghiên cứu cấp nhà nước. Ảnh: V.Q |
Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp nhà nước này là PGS.TS Lê Xuân Thám - nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, từ 2009 - 2012, nhiều con bò nhà đã giao phối với bò tót rừng thuần chủng, đẻ ra bò tót lai F1. Năm 2013, tỉnh mua lại những con bò lai này và thực hiện đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu giám định di truyền và khả năng phát triển của bò tót lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận”.
Cuối năm 2015, PGS.TS Lê Xuân Thám là chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng rừng giáp ranh ba tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng và Khánh Hòa”.
Tôi tìm được một bài báo từ năm 2016, khi đề tài cấp nhà nước đang được triển khai. Ông Thám thể hiện rõ quyết tâm lai bò tót theo hướng kinh doanh thương phẩm. Vị PGS.TS chia sẻ trên báo giới: “Chúng tôi hy vọng trong năm 2016 sẽ tiến hành nhiều phương pháp lai cùng dòng và khác dòng để cho ra đời thành công khoảng 40 cá thể bò F2. Chỉ cần một bò đực F2 có 25% nhiễm sắc thể bò tót ổn định, sinh trưởng tốt có thể thụ tinh nhân tạo cho khoảng 50.000 bò cái nhà trong vòng một năm, mở ra hướng kinh doanh thịt bò thương phẩm rất lớn tới người dân”.
Phải khẳng định, ý tưởng lai bò tót với bò nhà để tạo ra vật nuôi có khối lượng lớn hơn, chất lượng thịt tốt hơn là rất hữu dụng. Ngay cả PGS.TS Lê Xuân Thám cũng là một nhà khoa học khả kính với nhiều nghiên cứu xuất sắc về nấm. Thậm chí, ngay cả việc người ta vin vào gần 5 tỷ dự án mà quở trách phí phạm tôi cho là cũng không hợp lý.
Bởi, nghiên cứu khoa học không bao giờ chắc chắn thành công. Tôi có người bạn đã âm thầm lai tạo giống cây trồng nhiều năm nay và chưa thành công. Bạn thẳng thừng, cả đời thử các phép lai mà không ra kết quả mong đợi cũng không có gì lạ cả.
Nên không vì thế mà nhà nước ngừng cấp vốn cho các dự án lai tạo khoa học. Vì trong 10 dự án, chỉ cần 1 dự án thành công thì lợi tức về kinh tế tăng vọt, cũng như đảm bảo về chất lượng đời sống bà con nông dân.
Dự án chưa thành không sao. Kể cả dự án thất bại, cũng là một phần của cuộc chơi. Vấn đề ở chỗ cách mà ông Thám và cộng sự ứng xử với những con bò tót lai F1 trong thời gian “hậu dự án”.
Tôi xin trích nguyên tường thuật của PV VnExpress khi liên hệ với ông Thám: PGS.TS Lê Xuân Thám cho rằng chưa thể nói gì kết quả nghiên cứu vì còn nhiều vấn đề phức tạp, cần chờ thêm các dự án nghiên cứu tiếp theo. Đề tài do ông chủ nhiệm hiện đã kết thúc hơn một năm qua, nay ông không còn liên quan gì trong việc quản lý, chăm sóc.
Rồi lần lượt các đơn vị liên quan như ông Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, ông Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình… đều trả lời ban bật nhịp nhàng như cái sự “phức tạp” mà ông Thám nói.
Còn đây là tình cảnh của ông Nguyễn Đình Tích, người trông coi trang trại và bỏ tiền túi ra nuôi bò tót “hậu dự án”, ông Tích gọi điện tới đầu mà ông vẫn giao dịch ở Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, một giọng nữ trấn an: “Vài ngày nữa bọn em xuống”.
Vài ngày nữa là bao lâu? "Lần nào điện thoại lên, trên đó cũng hứa hẹn như vậy, nhưng 3 tháng nay, họ chưa trả đồng nào, trong khi gia đình tôi rất túng thiếu"- ông Tích nói với báo giới.
Người “chịu đòn” cuối cùng là người nông dân và những con bò lai F1 quý hiếm. Còn ông Thám và cộng sự vẫn “chờ thêm các dự án tiếp theo”. Đến “vài ngày” mà có nghĩa là “3 tháng” thì dự án tiếp theo là bao giờ? Và dự án có còn ý nghĩa gì không khi thể trạng của những con bò đang xuống dốc từng ngày. Cả người nông dân nuôi chúng cũng vậy.
Tôi nhắc lại, tôi không bao giờ coi đầu tư cho khoa học phải chắc chắn có kết quả đầu ra. Và, tôi cũng không cảm thấy tiếc tiền đầu tư cho khoa học. Tôi cũng không phủ nhận những đóng góp khoa học của PGS.TS Lê Xuân Thám.
Song đôi khi, nhìn con người khoa học và con người xã hội có những ranh giới thật xa. Xa đến chừng nào, hãy nhìn những con bò tót lai trơ xương và ánh mắt người nông dân chăm bò sẽ thấy!
Khẩu hiệu ‘11 từ hơn 10 tỷ đồng’ và thư gửi hậu thế Hôm nay, tỉnh Hòa Bình sẽ kiểm tra công trình đang gây xôn xao dư luận là khẩu hiệu 11 từ có giá 10,39 ... |
Đổi cũ lấy mới: Không phải chỉ vì 2 hay 4 triệu đồng Ai được 2 hay ai được 4 triệu? Đây có lẽ không phải là vấn đề quyết định trong việc đổi xe máy cũ lấy ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 28/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 28/9, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 33,2 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.