Trung tâm 115 Đà Nẵng: Những con thoi giữa tâm dịch
Đời sống - 06/08/2020 10:17 Nhóm PV
Trung tâm 115 Đà Nẵng - Ảnh: Minh Thuỳ (Bộ Y tế) |
Người sũng nước cả ngày
2 ngày nay, trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh về các nhân viên thuộc Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng mệt lả, không thể đứng vững và phải nhờ đồng nghiệp cứu trợ, đã gây xúc động đối với nhiều người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đối với nhiều nhân viên của Trung tâm, là do cường độ làm việc quá nhiều, hàng ngày vận chuyển số lượng bệnh nhân lớn, phải mặc đồ bảo hộ nóng bức thời gian dài, dẫn đến mất nước khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Chiều 5/8, PV có mặt tại Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng (P. Hòa Minh – Q. Liên Chiểu), chúng tôi tận mắt chứng kiến không khí làm việc khẩn trương của đội ngũ nhân viên, cán bộ nơi đây. BSCK1. Trần Công Thông (Giám đốc Trung tâm) cho biết, trước khi dịch bùng phát Trung tâm có nhiệm vụ thực hiện việc vận chuyển cấp cứu trên toàn TP Đà Nẵng. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng thì Trung tâm luôn trong tình trạng căng mình làm việc.
BSCK1 Trần Công Thông, Giám đốc Trung tâm 115 Đà Nẵng - Ảnh: Minh Thuỳ (Bộ Y tế) |
Nói về những trường hợp nhân viên của mình bị ảnh hưởng sức khỏe, lả đi vì quá sức trong những ngày vừa qua, BSCK1 Trần Công Thông cho biết: “Trong những ngày vừa qua, đã có nhiều nhân viên bị quá sức khi làm nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân, vận chuyển người đi cách ly”.
Bác sĩ Thông cũng thông tin cụ thể: “Khoảng 14h chiều 4/8, các nhân viên nhận lệnh chở 3 bệnh nhân nặng mắc COVID-19 đang phải thở máy từ Bệnh viện Đà Nẵng sang điều trị tại Bệnh viện dã chiến thuộc Trung tâm Y tế Hòa Vang. Do trước đó các nhân viên đã có nhiều ngày làm việc quá sức, cường độ cao và luôn phải mang trên mình bộ đồ bảo hộ kín, cơ thể bị mất nước nên khi thực hiện xong nhiệm vụ, trở về Trung tâm cởi bỏ bộ đồ đã khiến các anh em bị choáng và ngã xuống đất”.
Cũng theo Bác sĩ Thông, ngay trong chiều 5/8 cũng có một nhân viên sau khi thực hiện xong nhiệm vụ trở về, cởi bỏ bộ đồ bảo hộ thì bị choáng, phải nhờ đến sự trợ giúp hồi sức của các đồng nghiệp.
Nhân viên của Trung tâm 115 Đà Nẵng kiệt sức sau những ngày vận chuyển như con thoi giữa tâm dịch - Ảnh: Minh Thuỳ (Bộ Y tế) |
Lý giải thêm về nguyên nhân dẫn đến nhân viên bị mất sức, Bác sĩ Thông cho hay: “Do đặc thù công việc phải tiếp xúc với các bác bệnh nhân bị COVID-19 nặng nên mỗi lần chở người bệnh nhân viên phải mang đồ bảo hộ nhiều giờ đồng hồ làm cơ thể mất nước dẫn đến đuối sức”.
Chuyện nhân viên bị ngất xỉu sau khi tháo đồ bảo hộ thường xuyên xảy ra những ngày gần đây. Nhiều người dù đang còn mệt nhưng vẫn xung phong lên xe vì sợ đồng nghiệp cố gắng cũng đổ bệnh như mình sẽ không có người làm.
Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng trầm ngâm nói: “Những ngày qua, câu chuyện y sỹ Tứ, điều dưỡng Thành, lái xe Huy, Dũng bị choáng do mất sức nhưng sau khi hồi sức lại tình nguyện lên gặp lãnh đạo xin được “lên xe” cùng anh em tiếp tục chiến đấu làm nhiều người trong đơn vị không cầm được nước mắt”.
Nhiều nhân viên của Trung tâm 115 Đà Nẵng choáng do mất sức - Ảnh: Minh Thuỳ (Bộ Y tế) |
Cao điểm có tới 150 chuyến/ngày
Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị hiện có 91 cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc với 14 xe cứu thương. “Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng là đơn vị duy nhất được UBND thành phố giao vận chuyển các ca bị COVID-19 và các trường hợp nghi ngờ. Công việc hiện tại vượt quá sức anh em trong đơn vị”.
Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng, hiện đơn vị tăng thêm thêm 5 kíp trực nhưng do lượng công việc quá lớn nên phải xoay vòng nhân viên. Với 14 chiếc xe cứu thương, trong ngày 4/8, Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng thực hiện gần 150 chuyến chở các bệnh nhân bị COVID-19 và “sơ tán” các bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng sang các bệnh viện khác.
Các nhân viên Trung tâm 115 Đà Nẵng chăm sóc nhau để không bị ốm giữa tâm dịch - Ảnh: Minh Thuỳ (Bộ Y tế) |
“Hơn 90 cán bộ, nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng chiến đấu 10 ngày nay và không ai được về nhà. Anh em phân công nhau tranh thủ ăn uống và chợp mắt tạm ở phòng làm việc hoặc hội trường rồi tiếp tục lên đường. Ngoài việc chở bệnh nhân nhiễm COVID-19, bệnh nhân tại các bệnh viện Trung tâm còn phải nhận lệnh lên đường các ca cấp cứu ngoài cộng đồng”, Giám đốc Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng nói.
Có mặt tại hội trường trước đây dành để họp nhưng nay được tận dụng làm nơi ngủ nghỉ cho các nhân viên tại Trung tâm mới thấy được sự vất vả, nỗ lực của 91 cán bộ nơi này. Ai cũng mong có được giấc ngủ ngon, yên bình dưới manh chiếu cói hay tấm đệm nhỏ nhưng dường như trong giấc ngủ chập chờn ấy vẫn văng vẳng tiếng còi cứu thương bên tai.
Nơi nghỉ ngơi tạm của nhân viên Trung tâm 115 trong hội trường - Ảnh: Minh Thùy (Bộ Y tế) |
Anh Trần Đức Thành, nhân viên có thâm niên công tác tại đơn vị hơn 10 năm – là một trong những người từng bị choáng và cần sự cấp cứu gấp của đồng nghiệp. Anh cho biết: “Hiện tại sức khỏe của tôi cơ bản đã ổn định do được các đồng nghiệp trợ giúp kịp thời, có lẽ trong 1-2 ngày tới sẽ tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ cùng anh em”.
Anh Thành cũng cho biết, bản thân vợ cũng công tác trong một bệnh viện, 2 con nhỏ phải nhờ ông bà trông nom suốt những ngày qua. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát cả anh và tất cả nhân viên đều không dám về nhà bởi các anh em biết rằng bản thân có nguy cơ lây nhiễm.
Khó có thể miêu tả hết sự vất vả, khổ cực của cán bộ, nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng, nhưng với tinh thần chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh nên tất cả luôn sẵn sàng lên đường khi có lệnh.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Bệnh viện C Đà Nẵng sẽ mở cửa vào ngày 07/8 Sáng 5/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ... |
Bộ Y tế: Không để vì có một bệnh nhân mà phải phong toả cả bệnh viện Sáng 5/8, tại cuộc họp giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế ... |
Bộ Y tế chi viện cho Đà Nẵng, yêu cầu tăng tốc truy vết F1, ngăn chặn nguồn lây 5.000 khẩu trang N95, 200 bộ quần áo chống dịch, 300 chai cồn sát trùng tay, 30.000 khẩu trang y tế; 1.000 bộ quần áo ... |
Bộ Y tế thành lập 'Bộ Chỉ huy tiền phương' chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đêm 30/7 Bộ Y tế đã quyết định thành lập 'Bộ phận thường trực đặc biệt ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bằng mọi giá, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng Sáng nay (29/7), chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nêu cao ... |
Đà Nẵng: Tiếp tục giãn cách xã hội đối với huyện Hòa Vang Sáng 28/7, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục có văn bản về việc thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ ... |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có cuộc họp trực tuyến ... |
Đà Nẵng khẩn trương triển khai kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng, ngay sáng 24/7, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Kinh tế - Xã hội - 26/11/2024 11:08
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
- Di cư ngược: Được đó chớ
- Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới
- Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới
- Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam kết nạp thành viên mới là CLB Xe thể thao Hải Phòng
- Cô giáo Phạm Thị Mây: tấm gương yêu nghề mến trẻ