Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không?
Pháp luật lao động - 11/06/2024 15:16 Văn Quân
Chỉ nhận được 50% mức lương doanh nghiệp trao đổi, người lao động cần làm gì? |
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Ảnh minh hoạ. |
Độc giả đặt câu hỏi: Tôi được đào tạo chuyên môn đúng chuyên ngành thạc sĩ, tuy nhiên doanh nghiệp trả lương theo trình độ cử nhân. Như vậy có đúng hay không hay căn cứ vào điều khoản gì?
Trả lời thắc mắc này, Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim cho biết, Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương theo công việc với người lao động.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức có một trong các hành vi sau đây: “Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng".
Theo đó, hiện tại theo quy định Bộ Luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp tự chủ động xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì người tập sự có trình độ đào tạo là thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được hưởng mức lương và bậc lương cao hơn người tập sự có trình độ cử nhân. Tuy nhiên, nghị định này chỉ áp dụng cho đối tượng công chức nhà nước.
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi này trước hết cần xác định người sử dụng lao động trong trường hợp này thuộc khối nhà nước hay khối tư nhân:
- Đối với khối nhà nước: Tiêu chí tuyển dụng thông qua thi tuyển, xét tuyển, được bổ nhiệm và được trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước thì có xét đến trình độ, học vấn là bậc cử nhân hay thạc sĩ/ tiến sĩ để xác định mức lương, bậc lương.
- Đối với khối tư nhân: Tuyển dụng thông qua thỏa thuận và trả lương căn cứ chủ yếu vào thực tế năng lực làm việc. Vì vậy, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng yêu cầu và trả lương cho người lao động căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ của người lao động.
Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim
NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong ... |
Mức lương và sự ổn định trong công việc là ưu tiên hàng đầu khi tìm việc Một nghiên cứu về việc theo đuổi ý nghĩa trong công việc khu vực Đông Nam Á được công bố mới đây cho thấy: Khi ... |
Chỉ nhận được 50% mức lương doanh nghiệp trao đổi, người lao động cần làm gì? Lương là một trong những vấn đề người lao động quan tâm hàng đầu khi tham gia vào mối quan hệ lao động. |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- LĐLĐ tỉnh Bình Phước đạt và vượt các chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2024
- “Công nghệ VAR” khi tham gia giao thông
- Muôn nẻo yêu thương: Thắp lửa nghị lực, lan tỏa hạnh phúc giữa đời thường
- Nissan Patrol 2025 ra mắt tại Việt Nam đầu năm tới?
- Cơ hội sở hữu Corolla Cross bản xăng với ưu đãi 50% thuế trước bạ