Trao tặng tủ trưng bày tại Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
Hoạt động Công đoàn - 20/02/2023 20:05 Ý YÊN
Đồng chí Trần Duy Phương – Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn cho biết, đây là một trong những hoạt động đền ơn đáp nghĩa của tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí. Trước đó, đầu tháng 2/2023, nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, Tạp chí tổ chức chương trình về nguồn, dâng hương tại lăng mộ và tham quan khu lưu niệm đồng chí tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Nhận thấy cần bổ sung thêm tủ trưng bày những tài liệu, hiện vật liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, lãnh đạo Tạp chí đã đề xuất với Ban quản lý cho Tạp chí được tặng, nay tủ xong tiến hành bàn giao lại cho Ban quản lý để phục vụ trưng bày.
Lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn và Lãnh đạo Ban quản lý Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh; LĐLĐ huyện Thái Thụy tại Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Ảnh: Duy Hinh |
Đồng chí Hồ Thị Phương – Trưởng Ban quản lý Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bày tỏ: “Xin trân trọng cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tặng khu lưu niệm một chiếc tủ để chúng tôi trưng bày tư liệu lịch sử về cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Đây cũng là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”.
Đồng chí Phương nói thêm, Ban quản lý đã ấp ủ việc làm tủ trưng bày các tài liệu, hiện vật, hình ảnh, sách, báo, tạp chí về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh từ lâu. “Vừa rồi, lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn ngỏ ý muốn tặng ban quản lý tủ trưng bày, tôi rất xúc động. Tủ rất đẹp, làm bằng gỗ lim chắc chắn, theo đúng ý tưởng, việc hoàn thành nhanh chóng”, Trưởng Ban quản lý Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chia sẻ.
Tủ trưng bày được đóng bằng gỗ lim, phục vụ cho việc trưng bày tài liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Ảnh: Duy Hinh |
Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được xây dựng trên chính mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên, tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nơi đây có lăng mộ đồng chí, nhà lưu niệm và ngôi nhà thờ Tổ (vốn là nơi dạy học của ông cụ thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên vẹn trên nền đất cũ. Đây cũng chính là nơi đầu tiên đã hun đúc nhân cách, tâm hồn và ý chí của người chiến sĩ cộng sản kiên trung Nguyễn Đức Cảnh.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) sinh ra tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho yêu nước, hiếu học. Từ năm 1925, khi còn đang học trường Thành Chung (Nam Định), đồng chí đã tham gia phong trào yêu nước, rồi gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Thời gian là Ủy viên Tùy bộ Thanh niên Bắc Kỳ, phụ trách khu duyên hải (gồm Hải Phòng, Kiến An, vùng mỏ), đồng chí đề ra chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên thanh niên vào hầm mỏ, bến cảng, nhà máy để rèn luyện và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng chí còn trực tiếp đi làm thợ mỏ tại Nhà máy Carông Hải Phòng, dành nhiều thời gian tổ chức huấn luyện, viết các tài liệu tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lênin, về cách mạng dân tộc, dân chủ. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1929 có sự đóng góp tích cực của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Đến ngày 28/7/1929, đồng chí sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tại Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, ngày 28/9/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Tổng thư ký và phụ trách tờ Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn). Tháng 2/1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Đảng bộ Hải Phòng, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Tháng 4/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Vinh. Ngày 31/7/1932, đồng chí bị thực dân Pháp xử tử tại đề lao Hải Phòng – nơi sau này được xây dựng thành nhà tưởng niệm đồng chí. |
Đề xuất giải quyết lương hưu đối với lao động bị doanh nghiệp nợ BHXH Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & ... |
Quyết tâm ở vỉa hè và chuyện “Biết rồi khổ lắm hứa mãi” Hà Nội lại vừa quyết tâm giành lại vỉa hè cho người đi bộ và TP.HCM đang tiếp tục xây dựng đề án cho thuê ... |
3.000 công nhân Công ty PouYuen không được tái ký hợp đồng do thiếu đơn hàng Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, do ảnh hưởng bởi tình trạng sụt giảm đơn hàng, Công ty PouYuen đã ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
- 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
- Đằng sau những sắc thuế!
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số