Tổng Liên đoàn đề xuất 2 mốc thời gian người lao động được hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà
Công đoàn - 11/03/2022 15:06 HÀ VY
“Viết nhạc phẩm cho người lao động cần có sự thấu hiểu, sẻ chia” Đổi mới các hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao quà cho công nhân sống tại các khu nhà trọ, ở lại Bắc Ninh đón Tết. Ảnh: THU CHINH |
Nội dung chính của dự thảo Quyết định nhằm cụ thể hóa chính sách đã được quy định trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ: “Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; trong đó mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1.000.000 đồng/tháng và người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500.000 đồng/tháng. Thời gian thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022”.
Dự thảo Quyết định chia ra 2 đối tượng. Một là, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp. Hai là, người lao động quay lại thị trường lao động.
Căn cứ để xác định 2 đối tượng nêu trên dựa vào mốc thời gian giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Hiện tại, nhiều ý kiến tham gia vào dự thảo đề xuất lấy mốc ngày 1/3/2022.
Gia đình anh Đức Phú ở phòng trọ rộng chưa đến 10m2 trên đường số 9, phường Linh Xuân (TP Thủ Đức). Ảnh: LÊ TUYẾT |
Với đối tượng là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng. Để được hỗ trợ, người lao động phải đảm bảo các điều kiện: Đang ở thuê, ở trọ; có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động; đang làm việc trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất, hoặc tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm.
Với đối tượng là người lao động quay lại thị trường lao động, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng. Đối tượng được hỗ trợ ngoài người lao động làm trong doanh nghiệp còn bao gồm người lao động làm việc trong hợp tác xã, hộ kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, hoặc tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm.
Dự thảo Quyết định đã quy định trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan cũng như quy trình thủ tục thực hiện.
"Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc hỗ trợ tiền thuê nhà có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động trong bối cảnh hiện nay. Quyết định được thực hiện sẽ giúp người lao động giảm bớt khó khăn sau một thời gian dài phải nghỉ việc, ngừng việc trong 2 năm dịch bệnh vừa qua. Các biện pháp được nêu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ sẽ hỗ trợ chi phí quay trở lại thị trường lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; giá xăng dầu trong nước tăng cao đang có những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, đời sống người lao động” - đồng chí Vũ Hồng Quang cho biết.
Cuộc sống nơi nhà trọ của một gia đình công nhân làm việc tại khu công nghiệp. Ảnh: NGUYỄN NGA |
Theo dự thảo Quyết định, căn cứ để xác định 2 đối tượng (người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay lại thị trường lao động) dựa vào mốc thời gian giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Do mức hỗ trợ cho 2 đối tượng có sự chênh lệch nhau khá lớn, nên việc xác định mốc thời gian còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Tham gia hoàn thiện dự thảo Quyết định, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề nghị cân nhắc xem xét 2 mốc sau: Phương án 1, lấy mốc ngày 11/1/2022 là ngày ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; Nghị quyết số 46/2022/QH2015 của Quốc hội về Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.
Phương án 2, lấy ngày 30/1/2022 là ngày ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH2015 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
“Tổng Liên đoàn đề xuất 2 mốc thời gian nêu trên là do thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, người lao động gặp rất nhiều khó khăn khi quay trở lại làm việc. Ngay cả những người lao động không về quê đón Tết, ở lại bám trụ với doanh nghiệp về bản chất cũng là do đời sống quá khó khăn. Thêm vào đó, hai mốc thời gian Tổng Liên đoàn đề xuất là thời điểm Nghị quyết được ban hành, việc lấy mốc thời gian đó sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên người lao động nhiều hơn” – đồng chí Vũ Hồng Quang chia sẻ.
Đồng chí Vũ Hồng Quang - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam). Ảnh: THU CHINH |
Cũng theo đồng chí Vũ Hồng Quang, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, trình tự thủ tục thực hiện sẽ được đơn giản hóa một cách tối đa, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng tối tượng nhằm phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp từ nguồn ngân sách.
“Sau 2 năm dịch bệnh, tiền lương tối thiểu không tăng, đời sống người lao động đã quá khó khăn. Chúng tôi mong muốn chính sách sớm đi vào cuộc sống để nhiều người lao động được thụ hưởng hỗ trợ từ Chính phủ, nhất là công nhân, lao động làm việc tại những khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động tốt, đã tiến hành nhiều biện pháp khôi phục sản xuất kinh doanh” - đồng chí Vũ Hồng Quang cho biết.
LĐLĐ tỉnh Bắc Giang khảo sát đời sống công nhân tại khu nhà trọ. Ảnh: CĐ |
Công đoàn đại diện đòi quyền lợi, mang niềm hạnh phúc vỡ òa cho công nhân Ngày 10/3, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Liên Chiểu đã thực hiện việc chi trả tiền trực tiếp cho công nhân, người ... |
Giá xăng quốc tế và nỗi lo quốc nội Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày của kỳ điều hành giá xăng dầu mới. Trước sức ép của giá dầu thế giới tăng ... |
Giá nhà trên trời và giấc mơ dưới đất Bất chấp hàng loạt chỉ đạo cùng yêu cầu xử lý, chấn chỉnh những bất cập liên quan đến vụ đấu giá đất Thủ Thiêm ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 23/11/2024 06:13
Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.