Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảng với công nhân - Cổng TTĐT Chính phủ

Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Kính thưa Trung ương,

Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của chúng ta đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng và các đại biểu tham dự Hội nghị đã phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc vào các tờ trình, báo cáo, đề án. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình đầy đủ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất cao thông qua các Nghị quyết và Kết luận của Hội nghị.

Để bế mạc Hội nghị, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị, phát biểu, làm rõ, nhấn mạnh thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị của chúng ta đã đạt được.

1. Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

Hội nghị đã thống nhất nhận định: Trong bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới, nhanh chóng và phức tạp, gây ra không ít khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, nhưng do có sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; sự đồng hành và giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, bài bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. Nổi bật là: Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt hơn 8,83%; thu ngân sách nhà nước đạt 94% dự toán, tăng 22%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 558,5 tỉ đô la Mỹ (USD), trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 282,52 tỉ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ, tiếp tục duy trì xuất siêu gần 7 tỉ USD. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thị trường tài chính, tiền tệ, tỉ giá, lãi suất cơ bản ổn định.

Các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều phục hồi, có bước phát triển mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 9,63% so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tăng 2,99% so với cùng kỳ; xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực được đẩy mạnh. Khu vực du lịch, dịch vụ phát triển sôi động trở lại, nhất là từ sau khi kiểm soát được dịch bệnh, tăng khoảng 10,57%. Phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc; từ đầu năm đến nay đã có hơn 163 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới và hoạt động trở lại, tăng 38,6%, cao nhất từ trước đến nay. Nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài, nhất là việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, những doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả được tập trung tháo gỡ, xử lý, bước đầu đạt được kết quả tích cực.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng đầu tư phát triển. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện; đã triển khai thực hiện kịp thời các chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội và các chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19. Ngành giáo dục tiếp tục có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; kịp thời nghiên cứu, điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều sự kiện văn hoá, thể thao, giải trí quy mô lớn, đặc biệt là SEA Games 31 đã được tổ chức rất thành công. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Chế độ. Dự báo đến hết năm 2022, chúng ta có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ còn 1 chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là có thể không đạt).

Dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung sẽ còn có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, chúng ta cũng còn tiếp tục phải đối mặt với không ít những hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức, như tôi đã đề cập trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Vì vậy, trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023, chúng ta phải tiếp tục nêu cao cảnh giác, chủ động kiểm soát có hiệu quả hơn nữa dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh, tuyệt đối không được chủ quan, không được để bị động, bất ngờ; bảo đảm năng lực khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh của hệ thống y tế. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt là cân đối về tài chính - ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và tính thích ứng của nền kinh tế; củng cố, phát huy và tạo lập các động lực tăng trưởng mới trong trung hạn và dài hạn. Nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế. Quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo. Chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo sự đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

2. Về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trung ương coi đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng là vấn đề rất rộng lớn, rất mới, rất khó, rất nhạy cảm và chưa có tiền lệ.

Để xây dựng được một Quy hoạch tổng thể quốc gia có chất lượng và tính khả thi cao, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra thì cần phải nhận thức thật sâu sắc và quán triệt thật đầy đủ những nội dung của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận của Hội nghị lần này về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thực tế phát triển, tổ chức không gian phát triển quốc gia thời gian qua, nhất là 10 năm gần đây, thấy rõ những kết quả, thành tựu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm được tổng kết.

Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia cho từng thời kỳ phải dựa trên nguyên tắc: Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùngvà khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nhiều tiềm năng lợi thế cho phát triển, nhất là về nguồn nhân lực chất lượng cao, để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả cao. Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và các loại khoáng sản; bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức không gian phát triển quốc gia, các vùng lãnh thổ, các hành lang kinh tế và hệ thống đô thị phải gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; gắn kết giữa hệ thống đô thị và nông thôn; khu vực đất liền với không gian biển; khai thác và sử dụng vùng trời; tham gia có hiệu quả vào các hành lang kinh tế quan trọng trong khu vực và quốc tế; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phải xác định rõ và đúngnhững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; những mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu để đạt được; và các định hướng lớn về phát triển và phân bố không gian phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu; định hướng tổ chức không gian phát triển theo vùng, lãnh thổ; định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn; định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia...

Trong việc quy hoạch lần này, cần tập trung ưu tiên cho việc hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng bảo vệ môi trường, thuỷ lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới. Phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các "đầu tàu" lôi cuốn sự phát triển của quốc gia. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây; kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

3. Về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận sôi nổi và thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả, thành tựu đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời gian qua; cũng như những quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở đó, đã quyết định ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Trung ương về vấn đề đặc biệt quan trọng này.

Trung ương nhất trí cao cho rằng, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra trong bối cảnh tình hình trong nước và trên thế giới đã, đang và sẽ có nhiều thay đổi trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn Đảng, toàn dân ta cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, đúng đắn, đồng bộ hơn trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Cần phải nhận thức rõ: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội ngày càng dựa nhiều hơn vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; là phương thức quan trọng để Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tình hình mới; là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước; là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị; lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể; bảo đảm sự hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với yêu cầu giữ gìn tiến bộ và công bằng xã hội, bồi đắp và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hoá, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Cần phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng, từng địa phương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tận dụng và phát huy lợi thế của nước đi sau và đang trong thời kỳ "dân số vàng"; kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu, thúc đẩy chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chú trọng "dịch vụ hoá" các ngành công nghiệp. Coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên nguồn lực và có các cơ chế, chính sách đột phá, đặc thù để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên gắn với công nghệ thông minh, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết ngànhvà liên kết vùng để tạo không gian phát triển mới; coi nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng.

Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải chú ý bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hoá, bản lĩnh con người Việt Nam; vai trò xung kích, đi đầu của lực lượng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và đội ngũ trí thức, giai cấp công nhân hiện đại.

Trên cơ sở đó, quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Trung ương đã nhất trí cao đề ra tại Hội nghị lần này.

4. Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" với mục tiêu tổng quát là: "Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập caotheo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045".

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nêu trên đây, Trung ương yêu cầu, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, phải luôn luôn bám sát và nắm vững Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng, Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước ta theo các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo sau đây:

Một là, kiên định và vận dụng, phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai là, thực hiện nhất quán nguyên tắc: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự giám sát của Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ba là, bảo đảm yêu cầu: Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa; thể chế hoá kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Bốn là, bám sát thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, kế thừa những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích của quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Năm là, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa đổi mới lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; tiến hành khẩn trương, nhất quán, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình và bước đi vững chắc. Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi, được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa đủ rõ, chưa chín, còn nhiều ý kiến khác nhau thì khẩn trương nghiên cứu, thực hiện thí điểm, tổng kết thực tiễn để làm rõ, từng bước hoàn thiện, mở rộng; những chủ trương đã thực hiện, nhưng thực tiễn khẳng định là không phù hợp thì nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi kịp thời. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả.

Ban Chấp hành Trung ương cho rằng, xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước theo những phương hướng nói trên là một quá trình, với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn với đổi mới và xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trước mắt, cần tập trung sức thực hiện một số chủ trương và nhiệm vụ quan trọng: 1) Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác lập pháp; 2) Cải cách nền hành chính Nhà nước; 3) Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án và các cơ quan Tư pháp; 4) Phát huy vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân; 5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Trong đó đặt trọng tâm vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật; cải cách nền hành chính Nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước được hiện đại hoá để thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; sự quản lý có hiệu lực và hiệu quả cao công việc của Nhà nước; phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thúc đẩy tiến trình đổi mới, phát triển, thực hiện bằng được mục tiêu: Dân giàu, Nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

5. Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao cho rằng: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tiếp tục đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy tốt hơn vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Nổi bật là: Công tác tổng kết lý luận và thực tiễn được chú trọng, tăng cường, đã góp phần tích cực cho việc kế thừa, bổ sung, phát triển chủ trương, đường lối của Đảng và hoàn thiện luật pháp, chính sách của Nhà nước. Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội, ngày càng sát hợp, hiệu lực, hiệu quả hơn. Cơ chế họp Lãnh đạo chủ chốt hằng tháng đã trở thành nền nếp, rất có hiệu quả, góp phần làm cho sự lãnh đạo của Đảng tập trung, thống nhất, thông suốt hơn.

Việc lập lại Ban Kinh tế, Ban Nội chính, chuyển Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng Ban; thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; ban hành và sát sao chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và đổi mới xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện,... đã góp phần tích cực cho việc đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu quan trọng đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém; tình hình đất nước, khu vực và quốc tế đã, đang và sẽ có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới, cao và phức tạp hơn. Do vậy, trên cơ sở tổng kết 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X, Hội nghị Trung ương lần này đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết mới về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Trong đó, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh: Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải bảo đảm giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.

Thực tế vừa qua cho thấy, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của các cấp uỷ, tổ chức đảng, gắn với thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ và các chủ trương, đường lối của Đảng, được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, bảo đảm thực hiện đúng cơ chế"Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ".

Trong quá trình này, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; đẩy mạnh phân công, phối hợp, phân cấp, phân quyền, gắn với nêu cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu; giữ vững sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương; bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng.

Để tiếp tục đổi mới thành công phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm; vấn đề đã rõ thì kiên quyết đổi mới, vấn đề cần thiết nhưng chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì phải nghiên cứu, thí điểm, không nóng vội nhưng cũng không bỏ qua hoặc để quá chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả, kinh nghiệm tốt trong phương thức lãnh đạo của Đảng đã được thực tiễn chứng minh là đúng. Ở mỗi cấp, mỗi lĩnh vực phải vừa quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng cấp, từng lĩnh vực và của từng loại hình cơ quan nhà nước, từng tổ chức chính trị - xã hội.

Trên cơ sở thống nhất cao về nhận thức, cần phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới, triển khai thực hiện đồng bộ cả 5 phương thức lãnh đạo của Đảng trên cơ sở đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở.

6. Về một số vấn đề quan trọng khác

Xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội bầu chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước và phê chuẩn các chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XV. Đồng thời, một điểm mới tại Hội nghị lần này là: lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét, quyết định để cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 03/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo số 20-TB/TW, ngày 08/9/2022 về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang.

Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị và quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng do các vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc tập trung dân chủ, về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp uỷ, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn đến tài sản, ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của Đảng, chính quyền địa phương và cá nhân đồng chí.

Đây là sự việc rất đau xót, nhưng vì sự nghiêm minh của kỷ luật đảng, để giáo dục, ngăn ngừa, cảnh tỉnh, răn đe các trường hợp khác và vì sự lớn mạnh của Đảng buộc chúng ta phải làm. Và đây cũng là bài học đắt giá mà mỗi đồng chí chúng ta cần phải rút kinh nghiệm thật sự sâu sắc; từ đó càng phải gương mẫu, càng phải nêu gương hơn nữa trong việc tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, phải thực sự là những tấm gương tiêu biểu để cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng và noi theo.

Thưa các đồng chí,

Đến giờ phút này, chúng ta đã có thể nói rằng, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của chúng ta đã thành công tốt đẹp với một khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp.

Qua đây, Trung ương đã hoàn thành tốt việc quán triệt, cụ thể hóa toàn bộ những nội dung cốt lõi và những vấn đề lớn nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thành công của Hội nghị lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; cả nước đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, khắc phục, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Thành công của Hội nghị lần này ngoài sự đóng góp tích cực của các đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, còn có phần đóng góp rất trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước, đặc biệt là các đồng chí cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người luôn quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho công việc chung của Đảng và Đất nước.

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự đóng góp quý báu đó. Tôi tin tưởng rằng, với thành công của Hội nghị lần này và sự đoàn kết, nhất trí cao trong toàn Đảng, trước hết là trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự ủng hộ, hưởng ứng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất định chúng ta sẽ tổ chức thực hiện thành công các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, làm cho Đất nước ta ngày càng cường thịnh, Dân tộc ta ngày càng vẻ vang hơn!

Đến đây, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, trước Nhân dân và Đất nước với một niềm tin mới, khí thế mới và động lực mới.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hội nghị Trung ương 6 và một số vấn đề đại sự quốc gia Hội nghị Trung ương 6 và một số vấn đề đại sự quốc gia

Mới đây, tại thủ đô Hà Nội, đã khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa XIII Đảng cộng ...

Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và một số nội dung cơ bản Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và một số nội dung cơ bản

Sau 7 ngày làm việc, ngày 9/10 đã bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XIII của Ban chấp hành Trung ương ...

Nguồn: https://baochinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-be-mac-hoi-nghi-trung-uong-6-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-102221009143800901.htm
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân

Đảng với công nhân -

Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân

Gặp anh Nguyễn Thế Chuyền – công nhân tổ chế tạo, Công ty Cổ phần Công nghiệp Đông Hưng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy đằng sau vẻ bề ngoài điềm tĩnh là một trái tim say mê, hết lòng vì công việc.

Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI

Đảng với công nhân -

Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI

Ngày 12/9, Chi bộ Công ty TNHH Long Fa tại Khu công nghiệp Minh Hưng III, thị xã Chơn Thành được thành lập với 20 đảng viên.

Vào Đảng để thấy được trách nhiệm và cống hiến

Đảng với công nhân -

Vào Đảng để thấy được trách nhiệm và cống hiến

“Khi đứng dưới lá cờ Đảng và tuyên thệ, bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự và hạnh phúc. Đảng đã cho tôi ý chí và nghị lực để không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân, để làm tốt công tác chăm lo đời sống cho anh chị em công nhân lao động” – đó là chia sẻ của đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (Cụm sản xuất An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Bình Phước: Chi bộ Đảng đầu tiên gồm 9 đảng viên thành lập trong khu công nghiệp

Đảng với công nhân -

Bình Phước: Chi bộ Đảng đầu tiên gồm 9 đảng viên thành lập trong khu công nghiệp

Ngày 28/8, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty TNHH Freewell, thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên thành lập trong KCN.

Lòng kiên định vượt gian nan, dựng xây đời no ấm ở Chư Mom Ray

Đảng với công nhân -

Lòng kiên định vượt gian nan, dựng xây đời no ấm ở Chư Mom Ray

Từ một vùng rừng núi hoang vu vắng bóng người, dải đất biên giới từng là nơi “bom cày, đạn xới” ngày xưa, với sự lao động sáng tạo và lòng quả cảm, kiên định theo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng lớp lớp cán bộ, công nhân Công ty Chư Mom Ray đã cải biến, dựng xây vùng đất hoang vu thành vùng quê xanh thẳm cao su, bạt ngàn hương trái, đời sống công nhân ấm no hơn…

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Từ người thợ dè dặt đến công nhân giỏi Thủ đô

Đảng với công nhân -

Từ người thợ dè dặt đến công nhân giỏi Thủ đô

Từ một người thợ dè dặt, sau khi vào Đảng, anh Đỗ Tuấn Tú, công nhân Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) tự tin hơn trong giao tiếp, công việc chuyên môn, có nhiều nỗ lực cống hiến hơn. Gần đây anh được tặng thưởng danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.

Vào Đảng là động lực và để nghiêm khắc hơn với chính mình

Đảng với công nhân -

Vào Đảng là động lực và để nghiêm khắc hơn với chính mình

Không "đao to búa lớn", không hô hào suông, từ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, anh Nguyễn Tiến Long (công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách khoa) luôn cống hiến cho công ty bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống người lao động.

Gặp người đảng viên công nhân từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối thoại cởi mở

Đảng với công nhân -

Gặp người đảng viên công nhân từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối thoại cởi mở

Vào Đảng khi 27 tuổi, là công nhân làm việc trong ngành mỏ có nhiều cống hiến, từng nhận được nhiều danh hiệu, nhưng với anh Đoàn Văn Lý (SN 1983), công nhân Công ty Cổ phần Than Hà Tu (Quảng Ninh) thì cuộc gặp và được đối thoại cởi mở với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách nay 11 năm, lại có ý nghĩa quan trọng, là động lực lớn lao để anh nỗ lực cống hiến, trở thành một trong những đảng viên công nhân tiêu biểu trong ngành than.

“Vào Đảng để phát huy tinh thần “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ”

Đảng với công nhân -

“Vào Đảng để phát huy tinh thần “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ”

Từ ngày vào làm việc tại Công ty Cổ phần Bóng đèn – Phích nước Rạng Đông, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1990 tại Mỹ Đức, Hà Nội) luôn tự hào về khẩu hiệu “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ” và đó cũng là lý do anh khao khát được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”

Đảng với công nhân -

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”

“Từ những ngày đầu chưa biết gì về cây cao su, tôi luôn chăm chỉ học hỏi từ cán bộ kỹ thuật của công ty. Trong vùng, vườn cây khu vực nào tốt, năng suất mủ cao tôi đều tìm đến để học hỏi. Tôi nghĩ rằng, bất cứ nghề nghiệp gì mình cũng phải học hỏi từ nhiều người và mỗi ngày luôn cố gắng để trở thành người làm việc có chất lượng”.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Đảng với công nhân -

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Đảng với công nhân -

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Không chỉ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, chị Thi còn là một đảng viên tiêu biểu được mọi người quý mến. Đến nay, chị đã có nhiều sáng kiến hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, được lãnh đạo công ty và đồng nghiệp công nhận, đánh giá rất cao…

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Đảng với công nhân -

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Làm thế nào để công đoàn vận động, tuyên truyền, lựa chọn được đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; công nhân vào Đảng sẽ có những quyền lợi gì?

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Đảng với công nhân -

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2024), nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ những năm 30 của thế kỷ trước, chiều 31/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Hoàng Đình Giong - Nhà lãnh đạo kiên trung, tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trân trọng giới thiệu bài viết “Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân ở khu mỏ Quảng Ninh” của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Đảng với công nhân -

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Mặc dù đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vấn đề việc làm, bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện lao động ở Việt Nam vẫn cần được chú trọng.