Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và một số nội dung cơ bản
Kinh tế - Xã hội

Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và một số nội dung cơ bản

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Sau 7 ngày làm việc, ngày 9/10 đã bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội. Nhiều vấn đề về quốc kế dân sinh trọng tâm đã đưa vào nội dung thảo luận để đi đến thống nhất và thông qua trong Hội nghị lần này.
Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng Hội nghị Trung ương 6 và một số vấn đề đại sự quốc gia TP. HCM kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục cơ chế đặc thù đến năm 2023
Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và một số nội dung cơ bản
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP

Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt khi kinh tế thế giới và tình hình quốc tế có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, khi những khó khăn sau đại dịch vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ; cả nước đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2022, tạo tiền đề bước tiếp sang năm 2023 và những năm kế tiếp. Trong bối cảnh như vậy, Hội nghị đã thành công với những mục tiêu đã đề ra, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất thông qua các nghị quyết và kết luận của Hội nghị.

Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá trong buổi bế mạc Hội nghị: "Đến giờ phút này, chúng ta đã có thể nói rằng, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của chúng ta đã thành công tốt đẹp với một khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp”.

Có được thành công này, là nhờ huy động được trí tuệ và tình cảm tập thể, có sự đóng góp của các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, của cán bộ, Đảng viên, của các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận và kêu gọi: "Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự đóng góp quý báu đó. Tôi tin tưởng rằng, với thành công của Hội nghị lần này và sự đoàn kết, nhất trí cao trong toàn Đảng, trước hết là trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự ủng hộ, hưởng ứng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất định chúng ta sẽ tổ chức thực hiện thành công các Nghị quyết. Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, làm cho đất nước ta ngày càng cường thịnh, dân tộc ta ngày càng vẻ vang hơn".

Hội nghị đã bàn bạc và thông qua Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ XIII cũng như Chiến lược phát triển kinh tế 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, vừa cơ bản, vừa lâu dài, rất mới, rất khó và chưa có tiền lệ.

Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và một số nội dung cơ bản
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: VGP

Riêng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Phải chú ý bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh con người Việt Nam; vai trò xung kích, đi đầu của lực lượng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và đội ngũ trí thức, giai cấp công nhân hiện đại”.

Để thực hiện thành công những nhiệm vụ kinh tế - xã hội thì việc tiếp tục xây dựng và củng cổ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vấn đề có ý nghĩa then chốt trong điều hành. Và đây cũng là một đề án rất quan trọng được Hội nghị lần này thống nhất cao và thông qua.

Mục tiêu tổng quát để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xác định như sau: "Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045".

Để nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng thì Hội nghị lần này cũng đã ban hành các nghị quyết về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiên trì nguyên tắc tập trung, dân chủ, chú trọng việc phân công, phân cấp, phân quyền, vai trò trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, quyền lực gắn liền với trách nhiệm, cán bộ, đảng viên tuân thủ tốt pháp luật và quy định của Đảng. Tiếp tục sự nghiệp xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và một số nội dung cơ bản
Các đại biểu dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6. Ảnh: VGP

Điểm mới lần này là Ban chấp hành Trung ương đã xem xét để cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo tinh thần của Bộ Chính trị tại Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 03/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo số 20-TB/TW, ngày 08/9/2022 về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, đối với các Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang.

Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị và quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng do các vi phạm nghiêm trọng. Đây cũng là biểu hiện rất tích cực, kịp thời và nghiêm minh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XIII đã kết thúc và thành công tốt đẹp. Vấn đề quan trọng nhất còn lại là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quán triệt sâu sắc nghị quyết, quyết tâm hành động để thực sự đưa nghị quyết vào cuộc sống, với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và đáng sống.

Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại ...

Hội nghị Trung ương 6 và một số vấn đề đại sự quốc gia Hội nghị Trung ương 6 và một số vấn đề đại sự quốc gia

Mới đây, tại thủ đô Hà Nội, đã khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa XIII Đảng cộng ...

TP. HCM kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục cơ chế đặc thù đến năm 2023 TP. HCM kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục cơ chế đặc thù đến năm 2023

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 54, đến nay TP. HCM chưa ...

Tin mới hơn

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình

Bằng các chương trình đào tạo đa dạng dành cho thế hệ trẻ và người lao động, Samsung đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng hội nhập quốc tế, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực tự tin làm chủ khoa học công nghệ, sẵn sàng vươn mình ra thế giới.
VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm, giải pháp dành cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp từ VietinBank hứa hẹn trở thành bệ phóng vững chắc, giúp doanh nghiệp dễ dàng hiện thực hóa các kế hoạch đầu tư.