Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Hoạt động Công đoàn

Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Buổi toạ đàm cấp cao về chia sẻ kinh nghiệm chăm lo, bảo vệ đoàn viên và tổ chức hoạt động Công đoàn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam diễn ra chiều 14/12 dưới hình thức trực tuyến.
Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Toàn cảnh toạ đàm cấp cao hoạt động Công đoàn trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Chủ động tổ chức các hoạt động chăm lo người lao động

Chia sẻ tại toạ đàm, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng công nhân lao động trên phạm vi rộng từ đầu năm 2020 đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chủ động, sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt các hoạt động nhằm thích ứng với bối cảnh dịch bệnh.

Theo đó, các cấp Công đoàn đã cắt giảm tối đa những hoạt động chưa thật cấp thiết, tập trung làm tốt công tác phòng, chống dịch, tích cực đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động.

Ở cấp Trung ương, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tích cực đối thoại với người sử dụng lao động, đồng thời kiến nghị, đề xuất với Chính phủ một số chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Với tinh thần trách nhiệm cao với đoàn viên, người lao động, Tổng Liên đoàn đã chủ động, kịp thời ban hành các chính sách, các gói hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với hơn 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng với tổng số tiền khoảng 6.000 tỷ đồng (khoảng 230 triệu Euro); ban hành chính sách lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp, chính sách miễn đóng đoàn phí cho đoàn viên có thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn Việt Nam đã chủ động tổ chức các hình thức hoạt động chăm lo người lao động thiết thực, hiệu quả với các mô hình, cách làm sáng tạo như: "Siêu thị 0 đồng", "Xe buýt 0 đồng", "ATM gạo", "Túi An sinh Công đoàn",… và vận động các chủ nhà trọ, các doanh nghiệp trên địa bàn miễn, giảm giá thuê nhà, giảm giá các mặt hàng thiết yếu để kịp thời hỗ trợ công nhân lao động.

Tổng Liên đoàn cũng chỉ đạo các cấp Công đoàn tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ cốt lõi như: Phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại những nơi ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Đại dịch có ảnh hưởng đến số lượng đoàn viên, người lao động của chúng tôi. Mặc dù vậy, sau khi khống chế được dịch bệnh, một số địa phương thu hút đầu tư, các đoàn viên ở khu vực đó tăng. Đến nay số lượng đoàn viên Công đoàn tăng gần 200 nghìn đoàn viên so với thời điểm trước dịch, năm 2019”, ông Khang chia sẻ.

Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Toạ đàm được tổ chức trực tuyến giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam

Trả lời câu hỏi của ông Piet Fortuin, Chủ tịch Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan về những biện pháp hỗ trợ người lao động khó khăn hồi hương trong đại dịch sẵn sàng trở lại làm việc, ông Nguyễn Đình Khang cho biết: “Tới nay, tại các khu công nghiệp ở các địa phương, người lao động trở lại làm việc trên 90%. Để làm được điều này, chúng tôi phối hợp với nhiều cơ quan, chính quyền địa phương, người sử dụng lao động tổ chức đón công nhân trở lại làm việc. Đồng thời, hỗ trợ người lao động trong việc thuê nhà, thoả thuận với người sử dụng lao động ứng trước tiền lương nhằm đảm bảo cuộc sống”.

Nâng cao chất lượng đối thoại, xây dựng thoả ước lao động tập thể ngành

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong quá trình thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm, Tổng Liên đoàn luôn nhận được sự ủng hộ, tình cảm hợp tác hữu nghị, đoàn kết của các bạn bè quốc tế, trong đó có Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan thông qua dự án “Thúc đẩy đối thoại xã hội tại nơi làm việc và thương lượng tập thể hiệu quả trong ngành Dệt May” giai đoạn 2018 – 2020.

Sau 03 năm triển khai thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao năng lực thương lượng tập thể, đối thoại xã hội không chỉ của cán bộ công đoàn mà còn cả người sử dụng lao động ở Việt Nam.

Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đại diện các Ban Quan hệ lao động, Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia toạ đàm.

Ông Chủ tịch bày tỏ hy vọng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tổ chức sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. Trong đó trọng tâm hợp tác sẽ tập trung vào một số lĩnh vực mà Công đoàn Việt Nam đang quan tâm và cần thúc đẩy, đặc biệt là kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, thương lượng cấp ngành; xây dựng và tham gia xây dựng tiền lương, thương lượng tập thể về tiền lương tại doanh nghiệp,…

Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan ra đời năm 1909 hiện có khoảng 355.000 đoàn viên với 02 công đoàn ngành thành viên là Công đoàn ngành Công nghiệp, Gỗ, Xây dựng, Giao thông & Dịch vụ Hà Lan - CNV Vakmensen và Công đoàn Kết nối Hà Lan - CNV Connectief (tập hợp người lao động trong ngành Dịch vụ công như: Giáo dục, y tế, phúc lợi Nhà nước).

Trao đổi về vấn đề này, ông Piet Fortuin, Chủ tịch Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan chia sẻ: “Khi chúng tôi đàm phán, thương lượng các thoả ước lao động tập thể, các bản thoả ước sẽ có giá trị ràng buộc, được công nhận bởi Chính phủ, các doanh nghiệp phải tuân theo thoả ước này”.

Ông Piet Fortuin nói thêm, Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan sẽ theo dõi việc thực hiện các thoả ước với các đoàn viên, người đại diện công đoàn cơ sở để tìm hiểu thoả ước có được thực hiện, tuân thủ tại từng doanh nghiệp hay không.

“Chúng tôi cũng trao đổi, tuyên truyền cho người lao động để họ nắm rõ nội dung thoả ước. Thông thường các thoả ước của chúng tôi có giá trị từ 2 đến 3 năm. Sau đó chúng tôi có thể gia hạn hoặc bổ sung nội dung mới”, Chủ tịch Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan cho hay.

Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm sau toạ đàm. Trong ảnh: Bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ Vương Quốc Hà Lan tại Việt Nam (thứ 6, từ phải); ông Iwan Rutjens, Bí thư Thứ nhất Đại sứ Vương quốc Hà Lan (thứ 5, từ phải)

Tại toạ đàm, những kinh nghiệm về thiết lập, vận hành hệ thống tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý của tổ chức Công đoàn; các dịch vụ hỗ trợ đoàn viên của tổ chức Công đoàn; tổ chức hoạt động Công đoàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cũng được hai bên trao đổi, thảo luận.

Phát biểu tại toạ đàm, ông Nguyễn Đình Khang đánh giá: “Những thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ tại tọa đàm hết sức thú vị, có giá trị và ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động Công đoàn của hai tổ chức“.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bày tỏ hy vọng mối quan hệ hợp tác giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan tiếp tục được thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới, từ đó góp phần nâng cao năng lực đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn hai nước.

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Trưởng Ban, Phụ trách Ban Đối ngoại, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: "Tọa đàm diễn ra vào thời điểm quan trọng với chủ đề hết sức có ý nghĩa khi đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, việc làm và đời sống của công nhân lao động, tạo ra nhiều khó khăn, thách thức đối với phong trào công đoàn trên thế giới, trong đó có Công đoàn Việt Nam. Đây là tọa đàm cấp cao đầu tiên giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan do Chủ tịch của hai tổ chức chủ trì, với sự tham dự của Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, thông qua đó, mối quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức được thúc đẩy và tăng cường với cam kết mạnh mẽ hơn, sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động Công đoàn cũng như trên các diễn đàn quốc tế".

Tọa đàm cấp cao giữa Công đoàn Thiên chúa giáo Hà Lan và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Trưởng Ban, Phụ trách Ban Đối ngoại, Tổng LĐLĐ Việt Nam (phải)

Ông Thịnh cho biết thêm, trong thời gian tới, hai tổ chức sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm và có nhu cầu thúc đẩy như xây dựng năng lực cho cán bộ công đoàn, công tác phát triển, thu hút đoàn viên, thúc đẩy mô hình tư vấn pháp luật, thương lượng tập thể, các dịch vụ phúc lợi của tổ chức Công đoàn dành cho đoàn viên, người lao động.

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

Năm 2021, trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện các chủ trương, ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Nam Định về xây dựng thiết chế Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Nam Định về xây dựng thiết chế Công đoàn

Một nội dung quan trọng được thảo luận trong buổi làm việc giữa đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tỉnh ủy - ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Bình Dương về việc xây dựng thiết chế công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Bình Dương về việc xây dựng thiết chế công đoàn

Chiều 2/11, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua. Để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa các phong trào thi đua trong bối cảnh và tình hình mới, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã và đang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung vào những vấn đề cốt lõi, hướng đến xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện.
Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Mỗi độ tháng Năm về, khi những chùm phượng đỏ nở rực trên khắp nẻo đường công nghiệp, chúng ta – những người làm công đoàn – lại bước vào một mùa rất đặc biệt: Tháng Công nhân. Một tháng không chỉ để “làm cho xong việc”, mà là cơ hội để tổ chức Công đoàn đến gần hơn với người lao động và chính người cán bộ Công đoàn đến gần hơn với trái tim của những công nhân mình đang đồng hành.
Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Sau một năm nhìn lại, có thể nói Tháng Công nhân 2024 đã khẳng định vị trí của tổ chức Công đoàn là “người bạn đồng hành tin cậy” của người lao động. Tuy nhiên, để Tháng Công nhân 2025 thực sự lan tỏa và hiệu quả, các cấp công đoàn – đặc biệt là ở cơ sở – cần nghiêm túc rút ra ba bài học sâu sắc và đồng thời hành động ngay từ bây giờ.
Xem thêm