Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A

Kinh tế - Xã hội - THÙY LINH

Thị trường bất động sản 2023 được dự đoán là chưa thể ấm lên bởi nhiều nguyên nhân như khát vốn, giảm nguồn cung, gặp khó về thanh khoản. Nhưng theo các chuyên gia, bối cảnh đó cũng mở ra những cơ hội cho các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) tăng cả lượng và chất.

20 giao dịch M&A bất động sản nổi bật trong năm 2022 cũng được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) chỉ ra như thương vụ Công ty CP DRH Holdings cho công ty con là Công ty CP Kinh doanh và Phát triển bất động sản Đông Sài Gòn nhận chuyển nhượng lên đến 99% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Hòa Bình; Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mua 57,82 triệu cổ phiếu Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex; Công ty CP Phát triển Sunshine Homes đã quyết định nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Sao Ánh Dương.

Gần đây nhất, giới đầu tư rầm rộ đặt nghi vấn Sông Đà 1.01 – đơn vị sở hữu tòa tháp Hà Nội Landmark 51 đã bị thâu tóm. Đây có thể là thương vụ M&A lớn “chốt sổ” năm 2022 trên thị trường bất động sản, mở ra một năm 2023 nhiều triển vọng.

Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A
Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A - Ảnh minh họa

Bất động sản tìm lực phục hồi từ M&A

Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) diễn ra mạnh mẽ, tăng cả về số lượng thương vụ và giá trị giao dịch chính là điểm sáng khi bức tranh bất động sản năm 2022 khép lại với nhiều gam màu trầm lắng.

Công ty nghiên cứu thị trường Cushman & Wakefield ước tính khối lượng giao dịch các thương vụ M&A trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1,5 tỷ USD – mức giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm vừa qua. Các thương vụ siêu M&A (có giá trị giao dịch trên 100 triệu USD) trong năm 2022 vẫn ghi nhận lĩnh vực bất động sản là điểm đến.

Cushman & Wakefield chỉ rõ phần lớn các giao dịch đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường với mục đích tìm kiếm tỉ lệ sinh lời tốt hoặc mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực.

Trong bối cảnh khó khăn lớn, đặc biệt là về tiếp cận - huy động vốn và thanh toán các khoản nợ, theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, M&A là chiếc “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp bất động sản. Điều đó giải thích vì sao thị trường M&A bất động sản 2022 tương đối sôi động và sẽ còn nhiều diễn biến lớn đang chờ ở phía trước.

“Năm 2023 sắp tới, tôi cũng chưa thấy có nhiều tín hiệu lạc quan. Có thể nói, triển vọng ấm lên của thị trường trong thời gian ngắn gần như là bất khả. Tuy nhiên, đây có thể lại là cơ hội cho sự sôi động của hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A).

Kinh nghiệm cũng cho thấy vào giai đoạn khó khăn của thị trường, hoạt động M&A thường rất nhộn nhịp, bởi với bên mua, đây là thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ”, ông Hà nhận định.

Đặt trong bối cảnh chung nền kinh tế với tín dụng bị “khóa van”, phát hành trái phiếu gặp khó, thiếu vốn trong khi áp lực trả nợ lớn dần… cùng đó là những vướng mắc trong giao đất, đền bù, giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư khiến cho sức khỏe doanh nghiệp bất động sản chịu nhiều tác động, theo TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, để khơi thông vốn tự cứu mình, doanh nghiệp sẽ phải chuyển dự án cho người khác để thu hồi vốn.

Lúc này, kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản chính là mua bán - sáp nhập (M&A). Điều này sẽ góp phần tạo ra một trạng thái lý tưởng cho những thương vụ lớn.

Tất nhiên, để hoạt động M&A đi lên cả về số lượng lẫn giá trị thương vụ, theo các chuyên gia, còn cần rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Câu chuyện “cá lớn nuốt cá bé” trong M&A và xu hướng “thâu tóm” mới

Trước đây, khi nói về các thương vụ M&A, suy luận thông thường sẽ coi đây là hoạt động thâu tóm “cá lớn nuốt cá bé”, mua đứt bán đoạn.

Nhưng hiện nay, cơ hội đã không chỉ dành cho “cá lớn”. Cho dù đã thâu tóm các doanh nghiệp khác thì các công ty lớn nếu vận hành không khéo, thiếu am hiểu văn hóa địa phương hay nhu cầu của khách hàng thì con đường đến thành công cũng không phải dễ dàng.

Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ hơn, nhờ am hiểu thị trường, sức khỏe tài chính tốt, nhanh nhạy ứng phó và linh hoạt… hoàn toàn có thể chuyển bại thành thắng, bắt đầu một chu kỳ phát triển rực rỡ khi nắm bắt được cơ hội thâu tóm ngược.

Về điều này, luật sư Nguyễn Thanh Hà (SBLaw) phân tích, thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A theo chiều ngang hoặc chiều dọc để mở rộng kinh doanh nhanh nhất có thể. Doanh nghiệp quy mô lớn hơn là đơn vị đứng ra thực hiện thâu tóm các công ty nhỏ hơn, điều mà giới đầu tư hay nói là "cá lớn nuốt cá bé".

Tại Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện không ít thương vụ thâu tóm theo chiều hướng ngược lại, hiện tượng "cá bé nuốt cá lớn" bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và quy mô của thương vụ cũng ngày càng lớn.

“Việc thâu tóm doanh nghiệp lớn hơn mình là một thành công rất lớn. Một là điều đó đem lại uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp. Phải là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có quan hệ sâu rộng và được hậu thuẫn, có chiến lược phát triển rõ ràng và khả năng “đọc” thị trường rất tốt, đồng thời thể hiện bản lĩnh giải quyết các vướng mắc phát sinh hậu M&A mới có thể thực hiện một vụ thâu tóm như vậy.

Hai là việc thâu tóm doanh nghiệp lớn cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nhờ tiếp thu được hệ thống và tệp khách hàng có sẵn, từ đó khẳng định vị thế đang lên của mình”, ông Hà cho biết.

Khẳng định chiều hướng “cá bé nuốt cá lớn” là điều hoàn toàn có thể xảy ra, TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhấn mạnh: “Không phải cứ lớn là khỏe. Một thực tế là mức độ ảnh hưởng trong giông bão sẽ tương ứng với quy mô. Đôi khi những ông lớn lại là bị quật ngã nhanh nhất vì khi lớn mạnh thì họ sẽ vay nhiều, đầu tư dàn trải, đầu tư nhiều mà gặp phải thị trường thanh khoản kém, tính hấp thụ là rất yếu thì chính họ đối mặt với nguy cơ sụp đổ.

Trong khi doanh nghiệp nhỏ thì tác động nhỏ, có thể bảo toàn được dòng vốn của mình, dù nhỏ nhoi nhưng có thể gộp lại cùng nhau. Nếu không gặp khủng hoảng, việc các ông nhỏ nắm được cơ hội thâu tóm ông lớn đang đuối sức là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều ông nhỏ cùng nhau sẽ tạo nên một nguồn lực mạnh để thôn tín ông lớn”, ông Đính bày tỏ quan điểm.

Theo vị chuyên gia, khi các thương vụ M&A thành công, về thuận lợi, doanh nghiệp sẽ được thừa hưởng thương hiệu, chất lượng, hiệu quả mà các nhà đầu tư lớn đã tạo sẵn ra cho dự án đó.

Tuy nhiên, điều này cũng là thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ khi kế thừa và tiếp tục thực hiện những gì đang sẵn có nhưng chưa đủ các kiến thức, kinh nghiệm, năng lực điều hành giống các “ông lớn”.

“Nếu không có định hướng rõ ràng cũng có thể xảy ra tình huống làm yếu đi tính chất của dự án”, ông Đính phân tích.

Ngoài những điều liên quan đến nội lực của doanh nghiệp hậu M&A, theo luật sư Nguyễn Thanh Hà (SBLaw), việc sáp nhập một doanh nghiệp lớn cũng sẽ có nhiều vấn đề nổi lên như mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm cổ đông mới và cổ đông cũ hoặc xảy ra tình trạng mất cân đối nguồn tiền trong một thời gian nhất định, vì đã phải huy động một nguồn lực tài chính lớn cho thương vụ. Ngoài ra còn có rủi ro quản trị điều hành có thể xảy ra hậu M&A.

Bởi vậy, chuyên gia cũng khuyên rằng các doanh nghiệp nên nhìn ở một bình diện rộng hơn, đúng ý nghĩa và giá trị của “thâu tóm”.

Sau nhiều năm đóng băng hoạt động, thời gian gần đây, CTCP Sông Đà 1.01 xuất hiện biến động về cơ cấu sở hữu, với những cổ đông mới. Cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 cũng nhiều phiên liên tiếp tăng trần. Kết thúc phiên giao dịch 24/12, cổ phiếu SJC đang có mức giá mức giá 15.600 đồng/cp, tương đương mức tăng hơn 1100% so với hồi đầu tháng 7 (1.400 đồng/cp).

Ngày 30/11, Sông Đà 1.01 thông báo về việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào ngày 31/12. Với nội dung thông qua việc thay đổi điều lệ, miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Nhiều dự đoán, sau ĐHĐCĐ bất thường, Sông Đà 1.01 sẽ “thay máu” cả về sở hữu lẫn quản trị doanh nghiệp.

Bất động sản và trái phiếu - “tội đồ” cùng nỗi oan! Bất động sản và trái phiếu - “tội đồ” cùng nỗi oan!

Sau vụ Tân Hoàng Minh, FLC và nhất là Vạn Thịnh Phát rồi những gì đang diễn ra thì trái phiếu cùng bất động sản ...

Những khu vườn trong phố làm nên giá trị khác biệt của bất động sản Sunshine Những khu vườn trong phố làm nên giá trị khác biệt của bất động sản Sunshine

Theo khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Batdongsan.com, khoảng 61% người Việt có nhu cầu gia tăng không gian xanh trong tổ ấm ...

Yên Bái: Triển khai xây dựng, đầu tư bất động sản hướng tới nhà ở xã hội cho công nhân Yên Bái: Triển khai xây dựng, đầu tư bất động sản hướng tới nhà ở xã hội cho công nhân

"Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất gói tín dụng khoảng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cơn bão Yagi, cây xanh đô thị và trách nhiệm của chúng ta

Kinh tế - Xã hội -

Cơn bão Yagi, cây xanh đô thị và trách nhiệm của chúng ta

Bão Yagi vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với hệ thống cây xanh ở nhiều thành phố miền Bắc Việt Nam.

3 mẫu xe điện AION sắp ra mắt thị trường Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

3 mẫu xe điện AION sắp ra mắt thị trường Việt Nam

Hãng xe điện AION của Trung Quốc công bố kế hoạch ra mắt ba mẫu xe điện hoàn toàn mới tại Việt Nam trong quý IV/2024, bao gồm Y Plus, ES và mẫu SUV cao cấp Hyptec HT.

Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á

Kinh tế - Xã hội -

Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á

Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá 2.500 USD, quy đổi ra tiền Việt là 60 triệu đồng.

Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại VNVC

Kinh tế - Xã hội -

Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại VNVC

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng của VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi cả nước bước vào mùa mưa lũ.

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Kinh tế - Xã hội -

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu

Kinh tế - Xã hội -

Phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu

Thi thể được tìm thấy trong ca-bin xe đầu kéo rơi xuống sông, trong vụ cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống hôm 9/9.

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cà phê tối: Trái tim người thầy Video

Cà phê tối: Trái tim người thầy

Hình ảnh người thầy cầm trên tay danh sách học sinh với những nét tô vàng, đỏ bật khóc trước hội trường đang được lan truyền trong mặt. Trong đó, thầy Khang, người nhận nuôi các em học sinh ở Làng Nủ nói trong nước mắt cùng sự xúc động tột độ

Đọc thêm

Lấy lại xe bị tạm giữ ở đâu?

Kinh tế - Xã hội -

Lấy lại xe bị tạm giữ ở đâu?

Người vi phạm có thể lấy lại xe tạm giữ ở đâu? Việc trả lại phương tiện bị tạm giữ được quy định như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế - Xã hội -

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, trong tháng 9/2024, dự kiến sẽ có thêm 2-4 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) dự kiến đạt khoảng 40-45 triệu USD, trong khi các dự án đầu tư trong nước (DDI) sẽ đạt khoảng 200-300 tỷ đồng.

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Kinh tế - Xã hội -

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, từ ngày 12/9 đến hết ngày 07/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Tiết kiệm xanh cùng Pay” trúng xe Vinfast và e-Voucher Lock&Lock dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tuyến trên ứng dụng Sacombank Pay.

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Kinh tế - Xã hội -

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Từ tháng 9/2024, khách hàng có thể sử dụng thẻ chip nội địa NAPAS do ngân hàng Sacombank phát hành (thẻ NAPAS Sacombank) để thanh toán không tiền mặt ở một số tuyến xe buýt ở Hà Nội, TP.HCM,… Đồng thời, tiến tới hỗ trợ thanh toán ở các loại hình giao thông công cộng khác trong giai đoạn tiếp theo.

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Kinh tế - Xã hội -

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Phiên bản cao cấp nhất của mẫu bán tải Mitsubishi Triton với giá rẻ hơn, nhiều trang bị an toàn, sẽ cạnh tranh ra sao với Ford Ranger Wildtrak và Toyota Hilux Adventure.

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì chuyên sâu, toàn diện, đa mô thức thuộc hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc mới trong công cuộc chống lại đại dịch béo phì tại Việt Nam.

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Kinh tế - Xã hội -

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Các chủ xe sở hữu ô tô thắc mắc nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không có thể tìm câu trả lời trong phần dưới đây.

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Dưới đây là thủ tục lấy xe bị giam giữ do người điều khiển phương tiện vi phạm một số lỗi quy định trong Luật Giao thông, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Kinh tế - Xã hội -

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Làng Nủ (Lào Cai), nơi từng chịu những hậu quả khốc liệt từ thiên tai, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách ứng phó trước các thảm họa tự nhiên. Khi bão số 4 đang đến gần, chúng ta không thể không nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ những thảm kịch đã qua để chuẩn bị kỹ càng hơn.

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Kinh tế - Xã hội -

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính phát triển của Pháp) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.