Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”
Đời sống

Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Vợ chồng anh Kiên bị nhiễm Covid-19, mỗi người phải điều trị một nơi. Hai con gái tự cách ly, chăm sóc nhau trong phòng trọ. Ngày 1/6, nghĩ về các con, anh chị không khỏi chạnh lòng.
Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”
Gia đình anh Kiên trong dịp đi chơi trước khi có Covid-19 - Ảnh: NVCC

11h trưa, vừa kết thúc buổi học trực tuyến, Nguyễn Thị Huyền, học sinh lớp 9 Trường THCS Hoàng Ninh và cô em gái đang chuẩn bị vo gạo thì chuông điện thoại reo.

“Hôm nay các con không phải nấu cơm. Lát nữa có người mang cơm đến cho. Chờ nhé!”, giọng anh Kiên vang trong điện thoại.

Cả hai vâng, dạ, vui vẻ kể cho bố nghe sáng nay được nhận quà 1/6 từ bác trưởng thôn và các thầy cô trong trường.

Cô em khoe với bố: “Sáng nay bọn con ăn mì tôm. Nhà mình vẫn còn nhiều gạo, còn 2 quả bí với túi lạc. Thịt thì con đang gửi nhờ tủ lạnh của ông bà chủ nhà, lúc nào ăn thì ông bà đưa. Hôm nay chị hết sốt rồi, bây giờ chỉ đau họng, đau đầu. Hôm qua con cũng hơi đau đầu nhưng không sốt. Chiều nay ông bà chủ nhà cho bọn con đi khám”.

Đầu dây bên kia, anh Kiên mím chặt môi, căn dặn và động viên con cố gắng.

Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”
Hai chị em Huyền trong buổi sinh nhật hồi tháng 4/2021 - Ảnh: NVCC

Trước đó, 1h sáng 28/5, vợ anh - chị Thu (SN 1987), công nhân Công ty TNHH Luxshare-ict được chuyển đến Bệnh viện dã chiến Nhà thi đấu Bắc Giang sau khi phát hiện dương tính với Covid-19, sau gần 1 tuần cách ly tập trung.

Cú sốc chưa nguôi, chiều cùng ngày, chị nhận được điện thoại từ chồng, thông báo đang thu dọn để tới khu điều trị Covid.

“Lại sốc một lần nữa. Tôi khóc òa trong điện thoại. Hai đứa con nghe thấy cũng khóc theo”, chị Thu nhớ lại.

“Tôi vừa gấp quần áo, vừa dặn dò các con ở nhà tự chăm sóc nhau, tự nấu ăn và dọn dẹp phòng. Từ lúc nhận thông báo đến lúc lên xe đi, chỉ vỏn vẹn 40 phút. Thương hai đứa, nước mắt không cầm được. Tôi không sợ bệnh, chỉ thương các cháu vắng bố mẹ, không biết xoay xở ra sao”, anh Kiên chia sẻ.

Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”
"Ở trong này, tôi gọi điện cho các cháu thường xuyên, động viên các cháu ngoan, ăn uống cẩn thận ", anh Kiên chia sẻ.

Nhiều năm trước, vợ chồng anh Kiên từ Thái Nguyên xuống Bắc Giang làm việc. Sau một thời gian, chị trở về quê làm công ty, anh một mình ở lại làm công nhân xây dựng. Hoàn cảnh xa cách mỗi người một nơi khiến hai vợ chồng luôn trăn trở.

Cuối mùa hè năm ngoái, anh chị bàn nhau sum họp. Hai đứa con gái, chuẩn bị bước sang lớp 9 và lớp 6 cũng được bố mẹ làm thủ tục chuyển trường xuống Bắc Giang để tiện chăm sóc, dạy dỗ.

Gia đình anh thuê một phòng trọ hơn 20m2 tại thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên với giá 1,5 triệu/tháng. Mức thu nhập hằng tháng khoảng 20 triệu đủ để duy trì cuộc sống ổn định của bốn thành viên.

Nhưng trong lúc này, dịch bệnh khiến gia đình họ lao đao, mỗi người một nơi. Cháu Huyền đang ôn thi vào cấp 3, ngày học ba buổi trực tuyến, chưa kể những lúc vùi đầu làm bài tập.

Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”
Chị Thu tại nơi điều trị bệnh nhân Covid-19

Huyền bảo, trong vùng phong tỏa, mọi thứ vẫn đầy đủ, chỉ thiếu bố mẹ. “Nhớ 1/6 năm ngoái, bố mẹ cháu mua bánh kẹo, rồi cả nhà ngồi với nhau ăn uống vui vẻ. Năm nay hơi buồn vì chỉ nhận được lời chúc của bố mẹ qua tin nhắn. Cháu chỉ mong bố mẹ chóng khỏe để trở về với hai chị em”, Huyền chia sẻ.

Tại khu điều trị, mẹ cháu nức nở: “Tôi thương các con nhưng không biết làm thế nào. Mọi năm, ngày 1/6 tôi đều mua gì đó để tổ chức. Năm nay bố mẹ mỗi người một nơi, các con phải tự chăm nhau, nghĩ tủi thân quá. Gọi điện về thấy vẻ mặt các con buồn, dù thương nhưng vì các con, phải cố kìm nước mắt. Mình khóc thì chúng nó lại khóc theo”.

Chị nói rằng gia đình vẫn còn may mắn khi nhận được sự quan tâm của chủ nhà trọ, bà con trong xóm, và đặc biệt là các thầy cô giáo Trường THCS Hoàng Ninh.

Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”
Các cô giáo Trường THCS Hoàng Ninh chuẩn bị 55 suất quà hỗ trợ các gia đình học sinh khó khăn trong dịch Covid-19

“Các thầy cô gọi điện hỏi thăm, động viên gia đình tôi thường xuyên, còn gửi quà hỗ trợ và nhắc nhở các cháu chuyện học hành. Mình từ nơi khác xuống đây ở trọ, nhận được sự động viên giúp đỡ của thầy cô, làng xóm, gia đình tôi rất biết ơn!”, chị Thu nói.

Thầy Trần Văn Định, giáo viên dạy Văn, Trường THCS Hoàng Ninh cho biết: “Việc nhắc nhở, quan tâm nhằm giúp các cháu không rơi vào cảm giác chông chênh khi vắng bố mẹ. Đó cũng là trách nhiệm của các thầy cô”.

* Tên nhân vật đã thay đổi

Món quà đặc biệt của đoàn viên gửi vào Món quà đặc biệt của đoàn viên gửi vào "tâm dịch"

Nhìn lọ muối lạc, món ăn khoái khẩu của chồng trong bữa cơm tối, chị Hương nảy ra ý tưởng làm món ăn này gửi ...

Hơn 4.000 công nhân ở Bắc Giang trở lại làm việc Hơn 4.000 công nhân ở Bắc Giang trở lại làm việc

Trong ngày hôm qua (30/5), hơn 4.000 công nhân ở các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn huyện Việt Yên đã quay trở lại ...

Sau Bắc Giang, nguy cơ bùng phát dịch trong các khu công nghiệp của Bắc Ninh là rất lớn Sau Bắc Giang, nguy cơ bùng phát dịch trong các khu công nghiệp của Bắc Ninh là rất lớn

Tỉnh Bắc Ninh đang được đặt trong trạng thái cảnh giác cao độ về khả năng dịch bệnh xâm nhập vào các khu công nghiệp.

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm