Thanh Hóa: Khó khăn trong tổ chức bữa ăn ca cho công nhân lao động
Đời sống - 24/06/2022 17:47 HOÀNG DŨNG
Hiện nay, ở Thanh Hóa có rất nhiều công ty không tổ chức bữa ăn ca cho NLĐ. NLĐ tự mang cơm đi ăn và ngồi ăn tại chỗ, nhếch nhác ngay ở xưởng làm việc. Ảnh: Hoàng Dũng |
Theo thống kê của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trong số 713 doanh nghiệp (232.307 công nhân, lao động) có tổ chức Công đoàn mà đơn vị đang quản lý thì chỉ có 88 doanh nghiệp tổ chức được bữa ăn trưa còn lại công nhân vẫn đang phải tự lo bữa trưa cho mình.
Công nhân tự chuẩn bị cơm trưa
Chị Nguyễn Thị Hương, công nhân Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam cho biết: "Công ty tôi không tổ chức nấu ăn ca cho NLĐ, thay vào đó Công ty hỗ trợ tiền ăn ca và NLĐ tự chuẩn bị đồ ăn để mang đi làm. Tôi làm việc ở đây hơn 4 năm nay và ngày nào cũng phải chuẩn bị bữa ăn trưa từ mờ sáng để mang theo, đến giờ nghỉ trưa thì lấy ra sử dụng rồi tiếp tục công việc buổi chiều. Nhiều công nhân lao động trong Công ty cũng giống như tôi. Điều này, ảnh hưởng đến thời gian đi làm của công nhân, đồng thời đồ ăn mang đi để đến giờ nghỉ mới ăn thì bị nguội, khó ăn và khó đảm bảo dinh dưỡng. Nhất là mùa hè nắng nóng, cơm bỏ trong hộp nghe mùi thiu, chị em đành chia sẻ đồ ăn với nhau hoặc pha vội tô mì tôm ăn tạm."
Còn chị Trần Thị Yến, công nhân Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam chia sẻ: "Hằng ngày chúng tôi vẫn đang phải chuẩn bị bữa ăn trưa ngay từ sáng sớm. Xung quanh Công ty cũng có hàng quán bán đồ ăn nhưng thời gian nghỉ trưa eo hẹp, thời tiết nắng nóng nên hầu như công nhân vẫn phải chọn giải pháp mang đồ ăn từ nhà đến sử dụng. Thu nhập một tháng của tôi khoảng 5 – 6 triệu đồng, nếu ăn trưa ở quán hàng bên ngoài, mỗi suất cơm khoảng 30 nghìn đồng thì mỗi tháng cũng chi tiêu mất gần 1 triệu đồng tiền lương. Mang cơm từ nhà đến Công ty ăn là giải pháp không thể nào khác của đa số công nhân lao động nhằm tiết kiệm chi tiêu."
Tại Thanh Hóa, các công ty giày da có số lượng rất đông công nhân lao động. Đơn cử như Công ty TNHH Giày Annora Việt Nam có 24.000 NLĐ; Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam có hơn 10.000 công nhân lao động; Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam có gần 8.000 NLĐ.... Các công ty này đều không tổ chức bữa ăn ca cho NLĐ.
Đồ ăn chuẩn bị từ sáng đến trưa khi mang ra ăn thì nguội lạnh và NLĐ chia nhau các món ăn do mỗi người mang đi. Ảnh: Hoàng Dũng |
Đồng chí Vũ Thị Mai Loan - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam chia sẻ: “Trước đây, cũng có một thời gian Công ty nấu cơm trưa cho công nhân, sau đó có xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm nên Công ty nhận thấy việc nấu ăn tập trung có thể dẫn đến nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm nên không nấu nữa. Thay vào đó, Công ty hỗ trợ 17 nghìn đồng tiền ăn trưa cho mỗi công nhân".
Đồng chí Mai Loan cũng cho biết thêm, việc công nhân ăn trưa ngay tại chỗ làm là do một số công nhân trốn, không chấp hành nội quy ăn trưa tại nhà ăn của Công ty. Họ ngại di chuyển xuống nhà ăn nên ăn ngay tại chỗ làm để ăn xong nghỉ ngơi luôn.
Còn đồng chí Nguyễn Văn Trọn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Annora Việt Nam cho biết, khi Công ty nắm bắt ý kiến của NLĐ về việc bố trí ăn ca tại Công ty thì đa số công nhân không muốn và họ muốn được nhận tiền hỗ trợ ăn ca. Công ty đã quyết định hỗ trợ 17 nghìn đồng mỗi suất ăn ca cho họ.
"Công ty cấm tuyệt đối việc công nhân ăn cơm tại vị trí làm việc, yêu cầu tất cả phải ăn trưa tại nhà ăn để đảm bảo vệ sinh trong xưởng. Thời gian để công nhân ăn trưa và nghỉ ngơi là 1 tiếng" - Đồng chí Nguyễn Văn Trọn nói.
Cũng như Công ty TNHH Giày Annora Việt Nam, công nhân Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam cũng muốn được nhận tiền hỗ trợ ăn ca hơn là Công ty tổ chức ăn ca.
"Để hỗ trợ thêm cho công nhân, Công ty đã xây dựng khu nhà ăn khang trang, sạch sẽ, đáp ứng đủ chỗ ngồi ăn trưa cho công nhân. Thế nhưng chúng tôi cũng bất ngờ khi công nhân không đến nhà ăn để dùng bữa mà vẫn duy trì việc ăn trưa ngay tại xưởng làm việc" - Bà Sunyi – Phó giám đốc Công Ty TNHH Giày Adiana Việt Nam chia sẻ.
Bà Sunyi – Phó giám đốc Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam chia sẻ về việc ăn ca của công nhân. Ảnh: Hoàng Dũng |
Qua trao đổi, cả chủ tịch công đoàn và Ban giám đốc các công ty đều cho rằng, công nhân không ăn ca tại công ty mà tự chuẩn bị đồ ăn từ sáng sớm để mang đi cũng ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Bà Sunyi – Phó giám đốc Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam thừa nhận: “Việc công nhân ăn trưa ngay tại xưởng làm việc là điều Công ty không mong muốn vì trước hết là nhìn mất mỹ quan, tiếp đến là gây mất vệ sinh trong xưởng, đồ ăn rơi vãi trong quá trình ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sản phẩm của Công ty mà còn khiến ruồi, muỗi, chuột, bọ… sinh sôi, phát triển, qua đó gây hại cho sức khỏe công nhân cũng như hư hại máy móc, thiết bị, sản phẩm của Công ty.”
Làm đâu – Ăn đó
Về phía công nhân, chị L.T.Y cho biết: “Do chuẩn bị bữa trưa từ nhà nên trước khi đi làm công nhân buộc phải dậy sớm hơn để nấu đồ ăn. Đồ ăn trưa cũng phải chọn các món ăn phù hợp, ít nước để dễ vận chuyển, chủ yếu các món để được lâu, tránh ôi thiu vì để trong túi đựng từ sáng sớm đến trưa.”
Còn chị H.T.Q thì chia sẻ: “Thật ra nếu tự chuẩn bị đồ ăn trưa thì bọn em sẽ chủ động nấu món mình thích và cơ bản là có thể tiết kiệm nhiều nhất chi phí trong sinh hoạt. Nếu công ty nấu ăn, chúng em không được nhận 17 nghìn đồng hỗ trợ mà có khi phải đóng thêm một khoản nữa để cho đủ kinh phí tổ chức suất ăn trưa. Thôi thì thêm phần vất vả nhưng bù lại là tiết kiệm được chi phí nên công nhân vẫn chấp nhận việc nấu cơm từ nhà mang đi.”
Nam công nhân cũng chuẩn bị các suất ăn trưa và ngồi ăn tạm nhanh gọn tại chỗ làm việc. Ảnh: Hoàng Dũng |
Trong khi đó, chị H.M.T lại phản ánh: “Em muốn ăn cơm trưa tại công ty cho tiện, khỏi phải nấu nướng buổi sáng. Tuy nhiên em mới về làm việc, ở đây không nấu bữa ăn trưa và công nhân cũng không muốn công ty tổ chức ăn trưa nên dù muốn hay không những người như em cũng phải chấp nhận việc nấu cơm ở nhà mang đi".
Theo khảo sát thực tế của phóng viên, tại Công Ty TNHH Giày Adiana Việt Nam đã xây dựng nhà ăn khang trang, sạch sẽ, lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt gió. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ công nhân tại xưởng làm việc ngay cạnh nhà ăn là dùng bữa tại đây, còn công nhân ở các xưởng làm việc cách xa nhà ăn thì không đến dùng mà ăn trưa ngay tại xưởng làm việc.
Bà Sunyi – Phó giám đốc Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam cho hay: “Chúng tôi đã thực hiện chính sách cho công nhân nghỉ 5 phút trước giờ ăn để họ thuận tiện đến nhà ăn dùng cơm trưa. Công ty sẽ tiếp tục tuyên truyền cho công nhân để họ thực hiện việc vào nhà ăn sử dụng bữa trưa. Công ty cũng mong muốn LĐLĐ các cấp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ công đoàn công ty để tạo ra cầu nối khăng khít giữa người lao động và người sử dụng lao động.”
Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam đã xây dựng nhà ăn khang trang, sạch sẽ, thế nhưng chỉ một ít công nhân đến ăn tại đây. Ảnh: Hoàng Dũng |
Tại huyện Triệu Sơn, trao đổi với phóng viên về tình trạng công nhân trên địa bàn tự chuẩn bị bữa ăn ca, đồng chí Hoàng Văn Huy – Chủ tịch LĐLĐ huyện Triệu Sơn chia sẻ: “Trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 6 doanh nghiệp lớn thì mới chỉ có 3 doanh nghiệp tổ chức được bữa ăn ca cho công nhân. Cả phía doanh nghiệp và công nhân đều có lý do cho điều này, thế nhưng kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đến tác phong công nghiệp. Giải pháp khắc phục tình trạng này, trước mắt là tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và NLĐ tổ chức bữa ăn ca tại công ty để đảm bảo nền nếp và sức khỏe cho NLĐ, tạo sự gắn kết hơn giữa hai bên. Về lâu dài theo tôi là Nhà nước nâng mức lương tối thiểu vùng và doanh nghiệp cũng tăng thu nhập cho NLĐ để họ yên tâm, giảm bớt lo nghĩ, tính toán và mong muốn ăn ca tại công ty".
LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa thăm hỏi gia đình NLĐ có 2 con bị đuối nước Chiều 17/6, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, động viên gia đình người lao động (NLĐ) có 2 con bị đuối ... |
Bắt các đối tượng dụ dỗ NLĐ sang Campuchia "làm việc nhẹ, lương cao" Từ đầu năm 2022 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều tra làm rõ 4 vụ, 8 đối tượng có hành vi đưa ... |
Thanh Hóa cần quan tâm, ngăn chặn tình trạng xuất khẩu lao động trái phép Ngày 22/6, tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Đỗ Ngọc An - Phó Ban Kinh tế Trung ương đề nghị tỉnh ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định