Thanh Hóa hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19
Người lao động

Thanh Hóa hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19

Duy Chương
Tác giả: Duy Chương
Ngày 30/8/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Công đoàn Thanh Hóa triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào thi đua đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19 Thanh Hóa: Ra mắt Tổ An toàn Covid-19 trên ô tô chở công nhân
Thanh Hóa hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19
Những ngày qua, Thanh Hóa liên tục ghi nhận các ca mắc Covid-19. Tỉnh này đang tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng chống dịch bệnh.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), làm việc

và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh (không thuộc các trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp ưu đãi hằng tháng).

Cụ thể là người lao động làm một trong các công việc sau: Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm truyền thống và xe công nghệ), xe xích lô chở khách; đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc gia đình theo giờ, theo ngày không có địa điểm cố định; bán lẻ vé số lưu động; bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch; cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ; cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ không thiết yếu.

Thanh Hóa hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19
Người lao động tự do bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh

Ngoài các đối tượng này, trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh các đối tượng khác cần hỗ trợ thì UBND cấp huyện chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho đối tượng. Trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều kiện hỗ trợ được quy định: Người lao động thuộc đối tượng quy định được xem xét hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Bị mất việc làm, không có thu nhập, gặp khó khăn do ở trong các khu vực bị phong toả, cách ly hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND tỉnh, UBND cấp huyện) để phòng, chống dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Theo Quyết định, mỗi người chỉ được hỗ trợ một lần với mức 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thời gian thực tế tạm dừng hoạt động bị mất việc làm nhưng không quá 1,5 triệu đồng/người/lần hỗ trợ. Phương thức chi trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng

Thanh Hóa hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19
Thợ xây, phụ hồ là những đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Chủ tịch UBND cấp xã sẽ thành lập hội đồng xét duyệt, người lao động nộp trực tiếp đề nghị hỗ trợ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp. Trong thời hạn tối đa 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, UBND cấp xã thực hiện đầy đủ các quy trình xử lý.

Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời gửi quyết định về Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, UBND cấp xã thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động.

4 tháng qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang diễn biến hết sức phức tạp với nhiều ca mắc mới trong cộng đồng. Từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/8/2021, Thanh Hóa đã ghi nhận 298 ca mắc Covid-19 và tổ chức cách ly cho 108.610 lượt người. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, việc làm của người lao động, nhất là người lao động tự do không có thu nhập ổn định.

Những “Túi An sinh Công đoàn” an lòng mùa dịch Những “Túi An sinh Công đoàn” an lòng mùa dịch

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao 1.200 “Túi An sinh Công đoàn” cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch ...

Quyết tâm dập dịch, Hà Nội siết chặt quản lý trong dịp nghỉ lễ 2-9 Quyết tâm dập dịch, Hà Nội siết chặt quản lý trong dịp nghỉ lễ 2-9

Nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố và thực hiện nghiêm giãn cách xã ...

Sống chung với dịch Sống chung với dịch

Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 với 1.060 xã, phường, thị trấn của 20 địa phương đang bị dịch hoành hành ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm