“Giáo viên không được gọi học sinh là con": Cần cởi mở
Cà phê tối - 13/02/2022 13:53 MỸ ANH
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khuyến khích các phương tiện truyền thông gọi học sinh là “các bạn” chứ không gọi là “con”, “các con”. Ảnh minh họa: Cuocsongantoan.vn |
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng khuyến khích các phương tiện truyền thông gọi học sinh là “các bạn” chứ không gọi là “con”, “các con”. Đồng thời, ông cũng mong các nhà báo, viên chức tại các giao tiếp sự vụ công cộng gọi người dạy học là “giáo viên”, “giảng viên” như danh xưng nghề nghiệp chứ không gọi là “thầy”, “cô”- cách gọi vốn chỉ dành riêng cho học trò.
Đề xuất này lập tức nhận những ý kiến trái chiều. Một bộ phận cho rằng, đề xuất của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân là xác đáng. Việc loại bỏ từ “con” sẽ tạo cảm giác đồng đẳng, bớt quan hệ “bề trên” hơn giữa cô và trò. Từ đó, cách xưng hô mới sẽ tạo tiền đề để môi trường giáo dục được dân chủ hơn, khai mở tư duy sáng tạo của học sinh.
Bộ phận phản đối kịch liệt đề xuất trên cho rằng việc này không cần thiết. Ngay việc xưng hô gần gũi, thân thương như trong gia đình đã khiến trẻ yêu trường hơn, tình cô - trò gắn bó thắm thiết, tự nhiên.
Cá nhân tôi thấy, cuộc thảo luận mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đặt ra là thú vị và cần thiết. Chúng ta cần nhiều hơn những cuộc thảo luận về các vấn đề tưởng chừng nhỏ này để cải thiện nền giáo dục, từng chút một.
Đầu tiên, ý kiến của ông Lại Nguyên Ân về gọi danh xưng nghề nghiệp của giáo viên khi nói về nghề của người dạy học là xác đáng. Chúng ta không có nghề “cô giáo”, “thầy giáo” chỉ có nghề giáo viên. Thầy, cô chỉ là cách gọi của học sinh dành cho người dạy mình.
Thứ hai, vấn đề bỏ xưng “con” trong nhà trường cũng không hoàn toàn vô lý. Cần nhớ, năm 2014, hàng loạt nhà văn hóa, nhà xã hội học, cả nhà quản lý kêu gọi bỏ cách xưng hô “bác - cháu”; “chú - cháu” nơi công sở. Ông Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng, cách xưng hô này khiến người dưới “thu mình lại, dẹp như con gián”.
Trao đổi trên báo Tiền phong, GS Nguyễn Hữu Khiển - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định: ""Gia đình chủ nghĩa" làm văn hóa công sở bị sai lệch sẽ dẫn đến biểu hiện mục đích cá nhân có tính thái quá. Chẳng hạn xưng hô “bác - cháu”... muốn thể hiện cho người khác biết mình là ngoan, là người nhà của sếp. Cách xưng hô “bác – cháu” cũng làm mất đi sự nghiêm túc nơi công quyền".
Quan điểm dân chủ hóa từ cách xưng hô của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cùng các nhà nghiên cứu kêu gọi bỏ cách xưng hô “chú - cháu” nơi công sở năm xưa cũng có nét tương đồng. Song, công sở là môi trường bình đẳng hơn tương đối nhiều về mặt vai trò, tuổi tác, khả năng tự chăm sóc của cá thể so với trường học.
Chưa kể, vấn đề xưng hô "cô - con" còn được xây dựng và thẩm thấu qua một thời gian rất dài bằng nhiều cách khác nhau. Đơn cử như việc bao thế hệ hát có ca từ “cô giáo như mẹ hiền”. Rồi rất nhiều những diễn ngôn chính thống và phi chính thống luôn tạo hình người dạy học như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh.
Nói thế không phải để phủ nhận rằng ý kiến của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân là viển vông, không thể thực hiện. Mà nếu muốn thực hiện, cái chúng ta cần không chỉ là những văn bản hành chính. Chúng ta cần thay đổi hoàn toàn diễn ngôn về giáo dục, về quan hệ thầy trò và truyền đạt lý do thay đổi sao để thuyết phục được cô - trò và phụ huynh.
Bởi đơn giản xưng hô là một thành tố văn hóa được hình thành qua thời gian. Cách xưng hô rất khó để thay đổi bằng một vài văn bản hành chính. Nó phải được xây dựng lại cả hệ thống liên quan và được người trong cuộc đồng cảm và thực hiện.
Còn hiện tại, các ý kiến được đưa ra như bỏ xưng hô “chú - cháu” ở công sở hay bỏ xưng hô “cô - con” ở lớp học đều đáng quý. Vì chí ít cũng có người muốn tạo ra những thay đổi tích cực. Cái cần tiếp theo là cộng đồng cùng trao đổi trên tinh thần cởi mở, xây dựng.
Còn để hiện thực hóa cách gọi này, nếu có, sẽ cần rất nhiều tháng, nhiều năm.
Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ Mấy ngày qua, sự kiện được chú ý là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, một Hội nghị đã rất lâu rồi mới lại được ... |
‘Tiên học lễ, hậu học văn’, sao phải bỏ? GS. Trần Ngọc Thêm vừa đề xuất quan điểm bỏ khái niệm “tiên học lễ, hậu học văn” để hướng tới một nền giáo dục ... |
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc với giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.