
Quà Tết không chỉ có ý nghĩa cụ thể về vật chất mà còn mang đến giá trị tinh thần, thể hiện đạo lý truyền thống "Lá lành đùm lá rách" cao đẹp trong cuộc sống hôm nay. Nó giúp cho người lao động vợi bớt khó khăn, vợi bớt ít nhiều âu lo và cao hơn động viên họ có niềm tin nhiều hơn vào những điều nhân văn tốt đẹp trong cuộc đời và tiếp tục nỗ lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống của mình.
![]() |
Những món quà Tết được chuẩn bị chu đáo dành tặng công nhân của Công ty Tân Đệ. Ảnh: congthuong.vn |
Nhờ việc tặng quà lan tỏa mà hàng triệu người lao động đang gặp khó khăn sẽ có thêm một cái Tết ấm áp tình người. Việc các doanh nghiệp, các tổ chức Công đoàn, các nhà tài trợ và chính quyền địa phương chung tay góp sức đã tạo nên một không khí nhân văn, chan chứa tình người. Lấy một ví dụ sinh động, trong mấy ngày qua, việc tặng quà của Công ty Tân Đệ (Thái Bình) đã thổi một luồng gió mới trong lành vào không khí mùa xuân. Công ty không những tặng những món quà Tết thiết thực mà còn chằng buộc quà Tết lên xe máy của công nhân một cách chu đáo, cách làm thường chỉ có ở những người nhà với nhau đã tạo nên không khí gia đình ấm cúng, xóa đi những mặc cảm, rút lại những khoảng cách giữa chủ sử dụng lao động với người lao động. Hết thảy như anh em một nhà, như sống trong một ngôi nhà chung to lớn, đều có trách nhiệm và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Công ty đã làm được hai điều quan trọng nhất: của cho và cách cho. Đây thực sự là tấm gương để các doanh nghiệp noi theo.
Nhưng cũng phải nói rằng bên cạnh rất nhiều việc tặng quà Tết đáng mừng và đáng hoan nghênh vẫn còn những "hạt sạn" cần được nhắc nhở kịp thời. Bởi của cho tuy rất quan trọng nhưng không thể lớn bằng cách cho. Đó cũng là một đạo lý nhân văn của người Việt.
Một số doanh nghiệp, những người làm thiện nguyện đã có những hình thức không tương xứng với công việc nhân văn mà lẽ ra cần phải có. Đó là việc tặng quà Tết cho người lao động, những hoàn cảnh khó khăn còn mang nặng tính hình thức, phô trương, coi của cho lớn hơn cả cách cho ... Tặng cho bà con một món quà nhưng lại quay phim, chụp ảnh quá nhiều, thiên về đánh bóng hình ảnh cá nhân hoặc tổ chức; khiến người nhận quà bối rối đến tội nghiệp, cảm thấy mình được ban ơn quá lớn; hoặc yêu cầu người nhận quà nói nhiều đến lòng biết ơn, ca tụng người trao quà một cách thái quá.
Cách tặng quà như thế khiến không chỉ người nhận quà trở nên nhỏ bé, tội nghiệp, làm tăng thêm mặc cảm tự ti của họ mà còn khiến những người chứng kiến và cộng đồng nói chung thấy phản cảm. Và dù là đạo hay đời thì cách làm như vậy cũng không thể chấp nhận. Chính Kinh Thánh cũng đã nói rằng: "Hãy đến với những người không ai đến, hãy cho những người không ai cho" để nhắc nhở đến với nhau bằng cả tấm lòng, chỉ là tấm lòng mới đáng quý nhất. Nhà Phật cũng dạy về hạnh bố thí là hạnh tu hàng đầu, nó cao quý bởi vì tính vị tha, chính là đề cao việc chúng ta đang bàn: của cho không bằng cách cho.
Chỉ còn mươi ngày nữa là Tết đến. Việc tặng quà tết cho người lao động khó khăn, việc trao quà cho những cảnh ngộ ốm đau, hoạn nạn, neo đơn không chỉ là câu chuyện gói gọn trong dăm ba ngày Tết. Vẫn rất mong rằng những việc làm thiện nguyện luôn nhẹ nhàng, tự nhiên và bình đẳng. Bởi được cho người khác cũng là một hạnh phúc lớn lao chứ không riêng với người được nhận. Và xin luôn tâm nguyện: "Của cho không bằng cách cho".
Khi tình người đong đầy, xóa đi mọi khoảng cách cũng là lúc mùa xuân tràn ngập mọi tấm lòng và đất trời dường như cũng đẹp hơn, cuộc đời càng thấy đáng sống hơn.
Mong lắm thay!
PHẠM XUÂN DŨNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Chỉ ít ngày sau vụ việc đình đám xung quanh chuyện một cán bộ xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài bị du khách ... |
![]() Một mùa Xuân mới đã tới trên khắp đất nước ta. Và mọi người, mọi nhà đang tất bật, rạo rực đón mừng Tết Quý ... |
![]() Nếu nhập tọa độ “11.38187, 107.04209” vào Google Maps, bạn sẽ được dẫn tới vị trí một khu rừng bạt ngàn xanh rì bao bọc ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả
Tin tức khác

“Miếng cơm” từ cây gạo

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử
