Sinh quyển hay sinh kế: Cầu Mã Đà vẫn luôn thời sự
Môi trường - Sức khỏe - 05/01/2023 18:00 QUỐC THẮNG
Sông Mã Đà nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai - là khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới được UNESCO công nhận vào ngày 29/6/2011.
Đáng lẽ, nơi đây đã có một con đường và cây cầu cắt xuyên qua, phá vỡ tấm thảm xanh này.
Không phải bây giờ, mà từ năm 2003, UBND tỉnh Đồng Nai đã có Văn bản số 4575/UBT về việc lập dự án xây dựng cầu Mã Đà trên tuyến đường Bà Hào. Nhưng năm 2012, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định không thực hiện vì khó khăn về ngân sách và lưu lượng giao thông thấp.
Rồi ngay thời điểm đó, tỉnh Bình Phước lập dự án xây dựng cầu Mã Đà. Nhưng đến 2016, hai tỉnh thống nhất không thực hiện vì ảnh hưởng đến khu bảo tồn sinh quyển.
Đầu năm 2022, UBND tỉnh Bình Phước lại đề xuất Chính phủ xây dựng cầu Mã Đà để kết nối với đường ĐT 761 và làm quốc lộ 13C để rút ngắn khoảng cách từ tỉnh Bình Phước đi sân bay quốc tế Long Thành hơn 60 ki-lô-mét. Nhưng không thể để sang năm mới này, cuối tháng 12 vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã quyết định ngưng xây dựng cầu Mã Đà.
Chúng ta “thất bại trong sinh kế” nhưng “thành công trong sinh quyển”. Tôi cho rằng, đây là thành công lớn nhất về môi trường trong năm 2022. Và nhiều người trong số chúng ta không còn phải đau đáu lo âu về nó trong dịp năm mới 2023 này nữa.
Đường dân sinh duy nhất trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai rất hạn chế xe cộ đi lại. Ảnh: sggp.org.vn |
Những trăn trở về một cây cầu, một con đường kéo dài đến gần 20 năm, từ dự án này tới dự án khác cho thấy mong muốn phát triển kinh tế là rất lớn. Nhưng chúng ta có thể kết luận: mong muốn ấy chưa đủ thuyết phục để chấp nhận hi sinh những điều khác, vốn lớn hơn và lâu dài hơn: phá vỡ tầng sinh quyển. Nhưng những mong muốn rất lớn ấy lại làm cho chúng ta vẫn chưa yên tâm hẳn khi ai cũng biết rằng, việc xây dựng cây cầu và con đường thể hiện rõ rệt lợi ích kinh tế - xã hội nhưng những thiệt hại về môi trường thì còn mờ nhạt, trừu tượng đối với nhiều người.
Cần biết rằng, khi nói đến sinh quyển là chúng ta nói đến một phần hữu cơ của trái đất, trong đó, có các sinh vật và con người sinh sống. Khi phá vỡ nó, chúng ta sẽ nhận lấy những hậu quả không thể khắc phục. Vì các mối tương tác hữu cơ giữa các loài thực vật và động vật với nhau; môi trường và con người là điều kiện để trái đất vận động.
Xây dựng một con đường, một cây cầu xuyên qua khu bảo tồn sinh quyển là kết nối các quan hệ kinh tế - xã hội của con người nhưng lại gây chia cắt hệ sinh thái, mất liên kết hành lang đa dạng sinh học. Đó là chưa nói đến việc, phương tiện đi lại có thể gây chết động vật hoang dã, việc thi công xây dựng sẽ gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
Và quan trọng hơn, với trường hợp cầu Mã Đà, Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai chính là “lá phổi xanh” giúp điều hòa khí hậu, môi trường, cho toàn khu vực Đông Nam Bộ - nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Nếu con đường và cây cầu Mã Đà đã thi công, với số lượng cây phải chặt đi, cộng với số lượng ống khói của các nhà máy trong các khu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ thì con số cảnh báo đó càng nhân lên gấp bội.
Câu chuyện cầu Mã Đà không chỉ có giá trị trong việc khẳng định, mọi dự án đều cần có sự phản biện khoa học và phải cân nhắc thật kĩ những thứ chúng ta có thể đánh đổi mà còn khơi dậy trong mỗi chúng ta về ý thức bảo vệ cây xanh. Và vậy, chúng ta không chỉ đặt gánh nặng môi trường lên những nơi được gọi là “rừng” hay những hành động “giữ rừng” mà thôi.
Đành rằng, con người phải sống và không ngừng nỗ lực cải thiện cuộc sống nhưng phải cải thiện có lựa chọn. Chặt một cây xanh dễ hơn phá một khối bê tông rất nhiều lần. Nhưng xây một khối bê-tông lại nhanh hơn gấp ngàn lần để có một cây xanh.
Có một khái niệm rất cần áp dụng cho môi trường là “tính một chiều”: khi bạn đã hủy hoại thì cơ hội làm lại rất thấp, thậm chí là không còn. Bảo vệ cây, bảo vệ môi trường không phải là làm hành động sau để chuộc lỗi cho hành động trước. Không phải cứ đêm trước hái lộc giao thừa, bẻ cây thì hôm sau chúng ta tham dự Tết trồng cây là xong. Không phải cứ mua cho bằng được đào rừng nguyên gốc về chưng Tết rồi trồng ra vườn là xong.
Mỗi lần về miền quê, bạn hẳn rất buồn khi thấy cây xanh bị đốn hạ ngày càng nhiều và diện tích bê-tông được thay thế vào đó. Nhưng mỗi lần về quê, nếu thấy bạn bè, người thân có một bộ bàn ghế, sập gụ tủ chè bằng gỗ tự nhiên thì bạn không khỏi trầm trồ khen. Một anh bạn, mỗi năm, đến mùa lũ về, lại chất những món nội thất bằng gỗ quý tự nhiên lên xe đi gửi, mà lũ ngày càng không theo mùa thì lòng luôn thấp thỏm: đây là biểu tượng nói lên đầy đủ nhất của việc khi không ý thức về cây xanh, con người đang tạo ra nỗi khổ cho mình.
Cây đã ít dần không chỉ vì chúng ta không ngừng xây dựng những khối bê-tông mà không được tính toán kỹ lưỡng mà còn ở việc chúng ta bù lấp bằng việc trồng lại những cây chỉ có giá trị kinh tế mà không có tác dụng trong cải tạo môi trường, giữ đất, ngăn lũ.
Rừng vốn luôn đã bị suy thoái dần không chỉ vì các dự án không được bàn luận, phản biện rộng rãi mà còn bị rình rập, xâm hại một cách bất hợp pháp. Và chúng ta không khỏi lo lắng khi nay lực lượng bảo vệ rừng ít đi. Con số thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, chỉ tính riêng từ năm 2020 đến hết tháng 7/2022, đã có 2.350 người lao động, lực lượng bảo vệ rừng nghỉ việc vì áp lực công việc và mức lương.
Khi tôi viết bài này, chúng ta vẫn chưa thấy có một chính sách đặc biệt nào để đảm bảo con số đó không tiếp tục tăng lên. Chúng ta chấp nhận hi sinh sinh kế để bảo vệ sinh quyển nhưng ngược lại, để bảo vệ sinh quyển, chúng ta buộc phải đảm bảo sinh kế cho những con người cụ thể nhất.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Chính sách trên trời, nhu cầu đưới đất Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị cho người mua nhà ở thương mại có mức giá 1,8 - 2 tỷ đồng ... |
Tái kiểm cơ quan đăng kiểm? Chiều hôm qua, thông tin sai phạm về đăng kiểm tiếp tục khiến dư luận choáng váng. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an ... |
Lương tháng 13, thưởng Tết và những hy vọng World Cup sắp qua đi, tết Dương lịch cùng tết Nguyên đán sắp đến và những khó khăn của nhiều doanh nghiệp (DN), vất vả ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định