Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ và thấu hiểu
Người lao động

Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ và thấu hiểu

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022 được nhiều người lao động và doanh nghiệp ở Lâm Đồng quan tâm, bày tỏ ý kiến.
Sao em xanh thế? Chị Tình xin chữ “Tiền” Công ty CP May Quảng Trị nợ BHXH tiền tỷ, công nhân kêu cứu
Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ và thấu hiểu
Dù dự kiến mức tăng lương không được như mong đợi nhưng với công nhân lao động có thêm được ít tiền cũng là niềm vui (Ảnh: Đỗ Thiệm)

Theo đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thì mức lương tối thiểu ở vùng I sẽ tăng 260.000 đồng; vùng II tăng 240.000 đồng; vùng III tăng 210.000 đồng và vùng IV tăng 180.000 đồng. Đây là mức lương do Nhà nước quy định, làm cơ sở cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng lao động.

Công nhân vui nhưng còn nhiều lo lắng

Anh Nguyễn Văn Năm, công nhân chăm sóc cây xanh đô thị ở TP. Bảo Lộc chia sẻ, những người công nhân như anh, ai cũng mong chờ Nhà nước tăng lương tối thiểu. Hơn 2 năm qua, không được tăng lương, nay dự kiến tăng thêm 240 nghìn đồng/tháng, mức này còn khiêm tốn nhưng cũng là nguồn động viên và bù đắp thêm để trang trải cuộc sống trong giai đoạn khó khăn.

"Tôi nghĩ, dù sao thì đây cũng là niềm vui cho người lao động nếu được tăng lương vào tháng 7. Thời gian qua, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, công nhân cũng cần chia sẻ. Dù ít nhưng vẫn hơn là không tăng thêm đồng nào" – anh Năm nói.

Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ và thấu hiểu
Lương còn thấp nên công nhân phải tăng ca để có thêm thu nhập (Hình ảnh công nhân Công ty Thực phẩm Đà Lạt - Nhật Bản làm tăng ca) - Ảnh: Đỗ Thiệm

Còn chị Bùi Thị Hạnh, Công ty TNHH Thông Đức (TP. Đà Lạt) thì nhận xét, việc chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 6% sau 2 năm rưỡi là không được như mong đợi của người lao động.

“Hiện nay giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng cao. Nếu Chính phủ đồng ý thông qua, đến tháng 7 mới được tăng lương. Thời điểm đó, chắc giá cả các mặt hàng còn tăng nữa. Với công nhân thì tất cả chi phí cho ăn uống, sinh hoạt gia đình và học hành của con cái đều trông chờ vào tiền lương cả, mà tăng chỉ hơn 200 nghìn đồng/tháng thì cũng chả thấm vào đâu” – chị Hạnh chia sẻ.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Theo chia sẻ của chị Bùi Thị Quỳnh Lê - Phó Chủ nhiệm nhân sự Công ty TNHH May mặc First Team Việt Nam (đóng tại KCN Lộc Sơn, TP. Bảo Lộc) để phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp đã có những chính sách tăng mức tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp để tuyển dụng thêm công nhân, thu hút công nhân chuyên nghiệp. Với hơn 1.700 công nhân, nếu tính mức tiền lương dự kiến tăng vào tháng 7 và đóng Bảo hiểm xã hội thì mỗi tháng Công ty sẽ phát sinh chi phí gần 1 tỷ đồng.

“Lãnh đạo Công ty đang tính toán phương án phù hợp để thực hiện tăng lương cho công nhân theo quy định của Nhà nước và để phù hợp với thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là gánh nặng tăng thêm, nhất là ngay sau đại dịch Covid-19, Công ty sẽ phải điều chỉnh lại phương án sản xuất kinh doanh và các chỉ số khác để hài hòa” – Chị Lê khẳng định.

Còn anh Ngô Hải Đăng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ xanh Lộc Châu (đóng tại KCN Lộc Sơn, TP. Bảo Lộc) bày tỏ: "Hiện nay, Công ty chúng tôi đã trả lương cho người lao động cao hơn mức lương dự kiến sẽ tăng, ngoài ra còn một số phụ cấp khác. Tuy nhiên, khi Nhà nước thông qua việc tăng lương thì chúng tôi cũng có cơ sở để đề xuất hội đồng quản trị xem xét tăng lương để giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp".

Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ và thấu hiểu
Công nhân Công ty CP Chế biến Thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, tăng năng suất lao động để có thu nhập cao hơn (Ảnh: Đỗ Thiệm)

Một số doanh nghiệp khác cũng cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng họ đã lên kế hoạch nâng lương cho người lao động theo quy định

Đơn cử như Công ty TNHH SunFell Việt Nam (đóng tại KCN Phú Hội), Công ty này có 100% vốn nước ngoài. Ông Lý Xuân - Giám đốc Công ty cho biết: “Cùng với tăng tiền lương cho công nhân, sẽ phải tăng chi phí đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp… Chúng tôi sẽ phải tổ chức lại quy trình sản xuất hiệu quả hơn và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp để cân bằng. Chỉ mong công nhân chung lòng, tăng năng suất lao động để hài hòa lợi ích, đưa Công ty phát triển".

Công đoàn thấu hiểu

Đồng chí Hoàng Liên - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngay sau khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, định hướng dư luận trong công nhân lao động, nhất là tại các doanh nghiệp có đông công nhân, không để công nhân bị lợi dụng, kích động gây mất trật tự, an toàn tại nơi làm việc.

“Trong điều kiện các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19, Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng chắc chắn sẽ có khó khăn cho không ít doanh nghiệp. Tuy nhiên đã hơn 2 năm người lao động chưa được tăng lương, nhất là phải ứng phó với đại dịch vừa qua và giá tiêu dùng đang tăng hiện nay, đời sống của nhiều người lao động đã “chạm đáy” của khó khăn. Rất cần có sự chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội” – đồng chí Hoàng Liên trăn trở.

Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ và thấu hiểu
Ảnh hưởng bởi đại dịch, Công ty CP May Sinh Việt (TP Bảo Lộc) chuyển sang may khẩu trang để duy trì việc làm, tiền lương cho công nhân. (Ảnh: Đỗ Thiệm)

Còn đồng chí Lưu Văn Lợi - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đức Trọng thì chia sẻ: “Hiện nay, phần lớn công nhân lao động phải tăng ca để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Công nhân thì mong muốn tăng lương cao hơn nữa nhưng doanh nghiệp cũng còn nhiều khó khăn nên mức tăng lần này là tương đối phù hợp. Cũng là sự chia sẻ giữa người lao động và doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế đất nước".

Công ty CP May Quảng Trị nợ BHXH tiền tỷ, công nhân kêu cứu Công ty CP May Quảng Trị nợ BHXH tiền tỷ, công nhân kêu cứu

Trong mấy ngày qua, các tờ báo của Công đoàn liên tục đưa tin về việc Công ty CP May Quảng Trị nợ Bảo hiểm ...

LĐLĐ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ là cụm động lực của Chương trình “Một triệu sáng kiến” LĐLĐ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ là cụm động lực của Chương trình “Một triệu sáng kiến”

Đó là khen ngợi của đồng chí Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đối với Cụm thi đua ...

Chị Tình xin chữ “Tiền” Chị Tình xin chữ “Tiền”

Tại Hội Báo toàn quốc 2022, người ta dễ dàng bắt gặp 2 người phụ nữ trong bộ đồng phục công nhân vệ sinh môi ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm