
Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội công đoàn các cấp của Công đoàn Viên chức Việt Nam Tạp chí Lao động và Công đoàn tham gia Hội báo toàn quốc 2022 |
![]() |
Phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Ảnh: AT |
8 hiệp hội gồm: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hội Lương thực TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị lùi thời hạn tăng lương tối thiểu vùng đến ngày 1/1/2023 thay vì 1/7/2022 như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, các hiệp hội nêu lý do: Trong hai năm 2020 - 2021, dịch bệnh bùng phát khiến doanh nghiệp kiệt quệ. Khó khăn do Covid-19 vẫn chưa kết thúc khi lao động là F0 tiếp tục xuất hiện, làn sóng biến chủng mới vẫn đe dọa sản xuất. Nếu tăng lương từ tháng 7/2022, các doanh nghiệp khó xoay xở kịp do thời điểm đã đến quá gần. Việc lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu sẽ giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.
![]() |
Công nhân Công ty TNHH EM-Tech Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An (phường Vinh Tân - thành phố Vinh) ngừng việc để đòi các quyền lợi vào tháng 2/2022. Ảnh: DUY CHƯƠNG |
Trước thông tin này, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, việc 8 hiệp hội kiến nghị lùi thời hạn tăng lương tối thiểu là vấn đề không mới. Những năm qua, các hiệp hội thường có động thái này khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp xong. Tuy nhiên, nhiều năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều tăng lương trên cơ sở đề xuất của Hội đồng.
"Thông tin các hiệp hội kiến nghị chưa tăng lương từ ngày 1/7/2022 khiến một bộ phận người lao động buồn, tâm tư. Nhiều cán bộ Công đoàn và công nhân lao động bày tỏ sự bức xúc. Họ cho rằng, người lao động đã chia sẻ với doanh nghiệp rất nhiều, nhất là trong thời gian dịch bệnh, làm việc "3 tại chỗ" và đồng ý tăng thời giờ làm thêm.
Doanh nghiệp khó 1, người lao động khó đến 2, 3. Việc hàng nghìn người lao động rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là minh chứng. Cực chẳng đã, người lao động rút BHXH vì quá khó khăn. Họ phải lựa chọn một con đường, cách thức mà theo tôi là hết sức mạo hiểm. Đã không ít công nhân lao động trả lời rằng, nếu họ không rút BHXH thì họ lấy gì để trang trải cuộc sống. Tăng lương tối thiểu còn là giải pháp để giảm tình trạng số người rút BHXH một lần tăng cao.
Tôi tin rằng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ đưa ra quyết định sáng suốt vì người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi tăng lương tối thiểu không chỉ cho người lao động mà chính là giúp doanh nghiệp có thêm động lực để phục hồi và phát triển. Việc tăng lương ở thời điểm này có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với người lao động, trong bối cảnh họ gặp khó khăn, thậm chí là khó khăn gay gắt" - đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
![]() |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: HÀ VY |
TS. Nguyễn Việt Cường - Thành viên độc lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho rằng, hiện nay, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về vay vốn, giảm thuế. Tăng lương tối thiểu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Nhưng theo thời gian, doanh nghiệp có thể điều chỉnh được. Ngay cả trong ngắn hạn, tăng lương tối thiểu chỉ làm tăng đến phần lương cơ bản mà không phải tăng các khoản phụ cấp hay tổng thu nhập của người lao động. Do đó, việc tăng lương tối thiểu không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
![]() Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ... |
![]() Vừa qua, Ban Chấp hành (BCH) Công đoàn cơ quan Khối cơ quan Chính quyền và Khối Đảng - Đoàn thể huyện Tân Sơn đã ... |
![]() Công đoàn Viên chức Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng, triển khai kế hoạch Đại hội Công đoàn các ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân
Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới
