Tăng giờ làm thêm đi kèm với đảm bảo quyền lợi người lao động
Chính sách mới - 09/04/2022 10:00 XUÂN HẬU
Tăng thêm giờ làm cho lao động nhặt chỉ thừa ở công ty may Tăng giờ làm thêm tạm thời, sao lại không làm! Người lao động ứng phó với “bão giá”, mong chờ đến ngày được tăng lương |
Người lao động có nhu cầu tăng ca để tăng thu nhập. Ảnh: XH |
Không để giải pháp tình thế kéo dài
Từ ngày 01/4/2022, Nghị quyết 17/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức có hiệu lực quy định tăng giới hạn thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Chia sẻ với Lao động và Công đoàn, phần đông người lao động đồng tình với việc tăng giờ làm thêm. Hơn nữa, thời điểm “bão giá” cũng khiến nhu cầu có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống của người lao động tăng cao.
"Nghỉ dịch cả năm rồi, giờ cũng muốn lo làm để có thêm thu nhập. Giá cả tăng cao, tiền nhà cũng tăng, không tăng ca không trang trải nổi chi phí. Nghe phong thanh là chỉ tăng tạm thời nên công nhân chúng tôi cũng đồng tình", chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty CP Dệt may 29/3 cho biết.
Thấu hiểu được tâm lý đó, đồng chí Nguyễn Duy Minh – Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng cho rằng người lao động nếu làm trong giờ hành chính mà thu nhập đảm bảo đủ trang trải cuộc sống thì sẽ không có nhu cầu về việc tăng giờ làm thêm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi làm giờ hành chính sẽ không đủ chi tiêu, đòi hỏi người lao động phải tăng ca.
Như vậy, đây được xem là giải pháp tình thế phù hợp trong thời điểm hiện nay. Song, Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng cho rằng không nên kéo dài việc áp dụng giải pháp này bởi người lao động nào cũng có mong muốn được nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động.
Đồng chí Phan Xuân Quang – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam. Ảnh: XH |
Đồng quan điểm trên, đồng chí Phan Xuân Quang – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng giải pháp tình thế này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất, nhất là những tỉnh thành có công nghiệp phát triển, nhà máy nhiều.
“Theo tôi, đây chỉ là giải pháp tình thế. Vì vậy, cần phải có lộ trình và thời điểm thực hiện việc tăng thêm giờ làm này chứ không thể để tình trạng này kéo dài mãi được. Chúng ta cần tiến đến làm việc đúng giờ theo Bộ luật Lao động quy định là ngày 8 tiếng. Trừ trường hợp đặc biệt mới cần phải tăng thêm, nhưng phải có chừng mực”, đồng chí Phan Xuân Quang cho biết.
Vai trò của Công đoàn
Với việc áp dụng nâng trần giờ làm thêm, đi kèm với đó, người lao động cũng cần được đảm bảo về sức khỏe, các chế độ và quyền lợi.
Đứng ở góc độ tổ chức đại diện bảo vệ người lao động, Công đoàn sẽ phải có những giải pháp quyết liệt hơn trong đối thoại, đàm phán với chủ doanh nghiệp.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Công đoàn cơ sở, nhất là Công đoàn tại các doanh nghiệp phải làm việc, đàm phán với chủ sử dụng lao động đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách với người lao động, nhất là thời gian tăng thêm.
“Cần phải tăng các chế độ, bồi dưỡng để người lao động có thể tái tạo sức lao động sản xuất. Tất nhiên là tăng lương nhưng nếu có điều kiện thì phải có thêm những khoản bồi dưỡng tại chỗ như hộp sữa, quà bánh”, đồng chí Phan Xuân Quang cho biết.
Công đoàn sẽ phải có những giải pháp quyết liệt hơn trong đối thoại, đàm phán với chủ doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi thực hiện tăng ca. Ảnh: XH |
Hơn nữa, với quy định tăng giờ làm thêm phải được người lao động đồng ý, Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng Nguyễn Duy Minh cho rằng Công đoàn cơ sở phải lắng nghe về nhu cầu thực tế của công nhân để từ đó có sự trao đổi với chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, không phải ngành nghề nào cũng có thể làm tăng giờ. Vì vậy, đồng chí Nguyễn Duy Minh cho rằng cần có nghiên cứu cụ thể để đưa ra những quy định về tăng giờ làm thêm phù hợp.
“Không phải ngành nghề nào cũng có thể làm tăng giờ và mức độ tăng giờ của từng ngành nghề là khác nhau. Vì vậy, cần phải có những sự nghiên cứu và đánh giá khách quan đối với từng ngành nghề thì tăng bao nhiêu giờ là đủ để không vượt quá. Công đoàn còn rất nhiều việc phải làm”, đồng chí Nguyễn Duy Minh cho biết.
Không chỉ vậy, theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam, về lâu dài các doanh nghiệp cũng phải đầu tư để thay đổi dây chuyền công nghệ để nâng năng suất lao động. Nhà nước cần phải có cơ chế chính sách để hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thay đổi thiết bị.
“Điều quan trọng là phải nâng mức lương thực tế của người lao động để họ không lấy tăng giờ là biện pháp nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống. Điều đó không phù hợp với thời đại hội nhập và phát triển như hiện nay”, đồng chí Phan Xuân Quang.
Ngoài ra, Công đoàn cũng cần tuyên truyền với người lao động trong những điều kiện như hiện nay cố gắng tham gia lao động sản xuất, đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Biểu dương công nhân Hải Phòng có sáng kiến làm lợi 3,8 tỉ đồng/năm Sáng kiến của anh Hoàng Anh Tuấn đã được lãnh đạo Công ty TNHH Toyoda Boshoku (Công ty Toyoda Boshoku) ghi nhận và ứng dụng ... |
Thông tư, công văn “hành” doanh nghiệp Tại hội thảo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 29/3/2022 ... |
Lâm Đồng: Mỗi đoàn viên tiết kiệm 5.000 đồng/tháng ủng hộ Quỹ hỗ trợ CNVCLĐ Nhằm tăng nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên, người lao động khó khăn, LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng vận động mỗi đoàn viên tiết ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.