Tác động của xu hướng Bảo hiểm xã hội một lần đến thu nhập cho người lao động
Nghiên cứu - 24/04/2022 17:25 TS. MAI THỊ HƯỜNG - TS. HOÀNG BÍCH HỒNG, Trường Đại học Lao động - Xã hội
Bài viết dưới đây phân tích vai trò và tác động của xu hướng hưởng BHXH một lần tới an toàn thu nhập cho NLĐ hiện nay.
Tác động của xu hướng bảo hiểm xã hội một lần đến thu nhập cho người lao động. Ảnh minh họa. |
Thực trạng xu hướng hưởng BHXH một lần
Do tác động của các cú sốc kinh tế và các yếu tố nhân khẩu học, gần đây NLĐ tham gia BHXH muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Mặc dầu chính phủ đã khuyến cáo NLĐ duy trì chương trình lương hưu cơ bản để có thể đảm bảo an ninh thu nhập sau khi nghỉ hưu và không khuyến khích rút tiền sớm khỏi tài khoản trợ cấp hưu trí.
Ở Việt Nam, dưới tác động của đại dịch Covid-19 lần thứ 4, tỷ lệ người rút BHXH một lần tăng gấp 1,5 lần và tăng gần 5,5% so với trước khi bùng phát dịch. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, 5 năm qua, hơn 3,7 triệu lao động đã rời khỏi lưới an sinh bằng cách chọn rút BHXH một lần. Bình quân cứ hai người tham gia BHXH thì có một người rời đi. Điều này có thể giải quyết các nhu cầu khó khăn trước mắt của NLĐ, nhưng cũng tạo ra các nguy cơ về an toàn thu nhập cho họ trong tương lai khi hết tuổi lao động.
Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Lương hưu là khoản thu nhập mà mọi người có thể nhận được sau khi hết tuổi lao động để thay thế thu nhập từ việc làm. Mục tiêu của lương hưu đầy đủ là giúp người cao tuổi thoát nghèo và đảm bảo mức sống cơ bản sau khi nghỉ hưu. Do đó, mục tiêu tối quan trọng của một hệ thống lương hưu là đảm bảo an toàn thu nhập cho NLĐ khi hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật.
Trong một số hệ thống, quyền lợi rút tiền là một trong những lợi ích được cung cấp bởi các quỹ an sinh xã hội, giúp cho các thành viên của quỹ có cơ hội tiếp cận một cách linh hoạt một phần hoặc toàn bộ tiền đóng góp một lần, dựa trên số tiền đóng góp vào sớm hơn so với các điều kiện quy định. Số tiền được rút một phần hay toàn bộ cũng có sự khác nhau dựa trên cơ chế cân đối tài chính quỹ. Nếu một người rút khỏi quỹ hưu trí sớm, họ chỉ được rút phần đóng góp của chính mình cộng với lãi suất rất nhỏ cho những đóng góp đó, đồng thời có thể không được nhận lại hoặc rút ra số tiền đóng góp của người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, 5 năm qua, hơn 3,7 triệu lao động đã rời khỏi lưới an sinh bằng cách chọn rút BHXH một lần. Trong ảnh: Người lao động làm thủ tục rút BHXH một lần tại BHXH TP. Hội An (Quảng Nam). Ảnh: Mỹ Lệ. |
Động cơ rút tiền sớm cũng khác nhau ở mỗi cá nhân, tuy nhiên, quyết định về thời điểm rút tiền sẽ có tác động đến quyền lợi cá nhân của chính người tham gia. Một trong những yếu tố chính được tìm thấy liên quan đến rút tiền sớm, là do ảnh hưởng của các cú sốc tài chính hoặc cú sốc phi tài chính. Các cú sốc tài chính như thu nhập giảm, mất việc làm, chi phí y tế hoặc giảm số người có thu nhập trụ cột trong gia đình.
Các cú sốc phi tài chính như ly hôn, sinh con cũng được phát hiện là có liên quan đến các quyết định rút tiền sớm. Và hành vi rút tiền lớn phổ biến khi các hộ gia đình phải đối phó với nhu cầu tiêu dùng sau các cú sốc. Do đó, việc rút tiền BHXH một lần trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay do tác động của đại dịch Covid-19 đã xác nhận cho các kết quả nghiên cứu này.
Một số nghiên cứu khác cho thấy việc rút tiền BHXH nhằm tìm kiếm kênh tích lũy hưu trí tốt hơn do sự suy giảm lợi ích của các hệ thống hưu trí. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc rút tiền BHXH một lần để tự lập kế hoạch hưu trí cá nhân không phổ biến như các quốc gia khác.
Kết quả giải quyết hồ sơ cho NLĐ trong thời gian qua cho thấy, thời gian làm việc trung bình của những NLĐ rút tiền BHXH một lần là dưới 10 năm, với mức lương trung bình 5-6 triệu đồng/tháng (đa phần là công nhân trẻ, lương thấp không có tích lũy). Chính vì vậy, khi dịch bệnh bùng phát trong thời gian quá lâu, khi NLĐ chưa tìm được việc làm hoặc thay đổi môi trường sống, thì nhu cầu sử dụng phần đóng góp được tích lũy từ quỹ BHXH càng cao.
Mặc dù việc rút tiền là để đối phó với những khó khăn trước mắt, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, việc rút tiền BHXH một lần sẽ làm giảm các nguồn lực hưu trí khi về già; và rút BHXH sớm giống như một con dao hai lưỡi có thể ảnh hưởng đến an toàn thu nhập cho NLĐ trong dài hạn dưới hai khía cạnh.
Hội thảo khoa học “Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức. Ảnh: Mai Hường. |
Thứ nhất, tác động đến mức độ đầy đủ về lương hưu
Mức độ đầy đủ về lương hưu được xem xét hai khía cạnh theo chiều ngang và đầy đủ theo chiều dọc. Theo chiều ngang, mức độ đầy đủ đòi hỏi những cá nhân đã đóng cùng một tổng số tiền trong thời gian làm việc của họ sẽ được nhận trợ cấp hưu trí như nhau sau khi nghỉ hưu. Sự thỏa đáng theo chiều dọc yêu cầu phân phối lại thu nhập từ những khoản đóng góp phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân.
Nghĩa là việc phân phối lại thu nhập được vận hành dựa trên sự chia sẻ cộng đồng. Vì nhu cầu của từng cá nhân rất khó đo lường, nên nguyên tắc của mức độ thỏa đáng theo chiều dọc chủ yếu nhằm mục đích ngăn ngừa đói nghèo. Tuy nhiên, việc rời khỏi hệ thống sớm của những người hưởng BHXH một lần, sẽ làm giảm đi sự thỏa đáng và đầy đủ về lương hưu cho chính bản thân mỗi người trong quá trình đóng góp của mình cũng như giữa các thế hệ.
Thứ hai, giảm tỷ lệ thay thế cho hệ thống
Trong kế hoạch tọa thu tọa chi như ở Việt Nam hiện nay, các khoản đóng góp do những NLĐ hiện tại thực hiện sẽ được thanh toán ngay lập tức dưới dạng trợ cấp lương hưu cho những người nghỉ hưu. Trong hệ thống tồn tại tỷ lệ thay thế được tính bằng số người đóng trên số người hưởng trung bình trong mỗi thời kỳ. Do đó, về mặt kỹ thuật, việc các thành viên rời bỏ hệ thống theo cách rút BHXH một lần sẽ làm giảm đi tỷ lệ thay thế, tạo ra áp lực cho việc đảm bảo lương hưu cho những người đang hưởng dưới góc độ thanh khoản.
Việc rút BHXH một lần có thể giải quyết các nhu cầu khó khăn trước mắt của NLĐ, nhưng cũng tạo ra các nguy cơ về an toàn thu nhập cho họ trong tương lai khi hết tuổi lao động. Trong ảnh: Công nhân sản xuất bánh quy tại Công ty TNHH Thành Long (Lạng Sơn). Ảnh: Hoàng Nhung. |
Gợi ý chính sách
Dựa trên các phân tích nói trên, các biện pháp có thể được thực hiện để cải thiện tỷ lệ hưởng BHXH một lần, cũng như gia tăng mức độ bền vững cho hệ thống BHXH hướng tới bảo đảm an toàn thu nhập cho NLĐ có thể bao gồm:
Hoàn thiện hệ thống hưu trí đa tầng, tạo cơ hội để những NLĐ có hoàn cảnh khó khăn nhất - không tiếp tục tham gia hệ thống - có thể được hưởng BHXH với mức trợ cấp hàng tháng thấp hơn, điều kiện thấp hơn, nhằm đảm bảo an toàn thu nhập hưu trí khi NLĐ hết tuổi lao động.
Sửa đổi quy định về việc cho phép rút tiền từng phần thay vì một lần. Cho phép NLĐ có thể bảo lưu số tiền còn lại và quy đổi tương ứng thành thời gian tham gia để NLĐ có động lực và cơ hội quay trở lại hệ thống.
Cần có chính sách cho phép những NLĐ đã và đang tham gia BHXH, cả bắt buộc và tự nguyện được vay từ khoản đã đóng góp BHXH của mình, với các mức lãi suất hỗ trợ để phục vụ nhu cầu khó khăn trước mắt - trong các hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt, có sự xác nhận của các cơ quan chức năng như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp…Điều này sẽ tạo được mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên và hệ thống.
NLĐ sẽ tự nguyện tham gia và ở lại hệ thống khi họ nhận thức được những giá trị lợi ích của mình. Tiền đóng góp BHXH với mỗi NLĐ giống như một quỹ dự phòng khi gặp rủi ro, do đó việc xóa bỏ hoặc cấm không cho rút tiền sẽ đi ngược lại với tiêu chí thay thế, hoặc bù đắp thu nhập cho NLĐ theo như phương châm của hệ thống.
Thay vào đó, những giải pháp giúp NLĐ tiếp cận với các khoản đóng góp của mình một cách linh hoạt, kèm theo các điều kiện nhất định, sẽ vừa giúp người tham gia giải quyết được nhu cầu trước mắt, cũng như tạo ra sức ép và động lực buộc họ phải quay trở lại hệ thống, giúp chính bản thân họ đảm bảo được an toàn thu nhập khi về già.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2022 được điều chỉnh ra sao? Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH có Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. |
Huy động nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng ngân sách Sau 5 năm triển khai (2016 - 2021) Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bước đầu đã đạt được một số kết quả ... |
Công đoàn hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ phục hồi sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội Trước tình trạng số người lao động (NLĐ) rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tăng cao, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.