Huy động nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng ngân sách
An toàn, vệ sinh lao động - 08/04/2022 17:05 TS. HÀ TẤT THẮNG - Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng (giữa) nghe ông Lê Quang Hanh, Phó Tổng giám đốc FECON báo cáo công tác ATVSLĐ tại Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: FECON. |
Tình hình thực hiện các quy định của luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn
Các quy định về thông tin, tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ của Luật đã giúp NSDLĐ, NLĐ nâng cao được nhận thức về ATVSLĐ và góp phần nâng cao văn hóa phòng ngừa trong sản xuất. Chính sách xã hội hóa, coi huấn luyện là một dịch vụ được cung cấp theo cơ chế thị trường, phục vụ khách hàng, không phải đợi chờ các cơ quan quản lý nhà nước triển khai, cho phép các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các doanh nghiệp tự huấn luyện nếu đủ điều kiện, giúp huấn luyện tăng trưởng mạnh. Số lượng người được huấn luyện và người dân, doanh nghiệp cũng được tiếp cận các dịch vụ huấn luyện theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng hơn. Trong giai đoạn 2016 - 2021, mỗi năm có khoảng 2 đến 7 triệu người được huấn luyện (năm 2020 và 2021 do các yêu cầu về cách ly, giãn cách dịch bệnh Covid-19 nên số người được huấn luyện giảm hơn), cao gấp 4 - 5 lần so với giai đoạn trước.
Chính sách xã hội hóa các dịch vụ kiểm định ngày càng được hoàn thiện theo hướng thúc đẩy kiểm soát quá trình hoạt động và có sự tham gia của các chủ thể khác trong xã hội. Nhờ cơ chế xã hội hóa các hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, số tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn tăng từ 30 tổ chức (giai đoạn trước 2015) lên 152 tổ chức (năm 2021); việc tiếp cận dịch vụ kiểm định của cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng và thuận tiện. Số tổ chức chứng nhận hợp quy được thành lập đến nay là 19. Tổng số các thiết bị được kiểm định tăng từ trên 500 ngàn/năm lên khoảng 3 triệu thiết bị/năm.
Thực hiện Nghị quyết số 36a/ NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm dịch vụ công trực tuyến về cấp, cấp lại Chứng chỉ kiểm định viên và cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (ATLĐ) trong năm 2017 (gấp 1,3 - 2 lần so với giai đoạn trước đây); đã thực hiện 12 khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật ATLĐ cho khoảng 800 người. Triển khai thực hiện Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, Bộ LĐ-TB&XH đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho 08 tổ chức chứng nhận, 02 tổ chức thử nghiệm, 02 tổ chức giám định. Thực hiện Thông tư 35/2012/TT-BLĐTBXH, Bộ LĐTB&XH đã thực hiện chỉ định cho 05 tổ chức chứng nhận sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, nâng tổng số tổ chức chứng nhận được chỉ định lên 18 tổ chức.
Người lao động của PVDrilling sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc. Ảnh: Công đoàn PVDrilling. |
Từ quy định trách nhiệm triển khai cụ thể của NSDLĐ về xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động (ĐKLĐ), các biện pháp xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp để người quản lý doanh nghiệp, NLĐ có thể nắm và thực hành theo. Thông qua các quy định này, nhiều sáng kiến, biện pháp cải thiện ĐKLĐ ở nơi làm việc đã được tiến hành, góp phần nâng cao năng suất lao động, ngăn chặn sự cố TNLĐ, sự cố kỹ thuật, bảo vệ sức khỏe NLĐ và hình thành văn hóa ATLĐ. Nhiều doanh nghiệp quan tâm và có sự đầu tư mới nhiều giải pháp tiên tiến nhằm cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc trong nhiều lĩnh vực: Dầu khí, hóa chất, điện, khai thác mỏ, điện tử, dệt may, da giày…
Quy định về việc khám sức khỏe tuyển dụng, định kỳ và khám BNN đã giúp ngăn chặn các rủi ro cũng như kịp thời tầm soát, phát hiện sớm BNN để đưa ra các biện pháp điều trị và bố trí công việc phù hợp, đồng thời thực hiện chế độ BNN cho NLĐ. Đến nay đã có 80 phòng khám BNN được cấp phép hoạt động. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2020 có khoảng 200.000 - 300.000 NLĐ được khám phát hiện BNN và có từ 3.000 - 5.000 trường hợp mắc BNN. Năm 2020, có 44 tỉnh/thành phố thực hiện khám phát hiện 33/34 loại BNN.
Việc quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát các tác hại có trong môi trường lao động đối với sức khỏe NLĐ đã góp phần thúc đẩy việc cải thiện điều kiện làm việc. Nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ, Luật ATVSLĐ đã quy định bổ sung các chế độ mang tính phòng ngừa kèm theo như: bồi dưỡng hiện vật; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; việc ban hành danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã góp phần bù đắp tổn hao về sức khỏe NLĐ để xây dựng các chế độ nghỉ hưu sớm, giảm thời giờ làm việc và tiền lương cho NLĐ làm việc ở khu vực có quan hệ lao động nói chung.
Công nhân Điện lực Nam Sách (Hải Dương) trong giờ làm việc. Ảnh: Nguyễn Quang Hanh. |
Về chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN: Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN được điều chỉnh linh hoạt qua các thời kỳ, phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo điều kiện tối đa cho NSDLĐ, NLĐ.
Về tình hình tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN: Năm 2016, số người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN là 12.758.230 người; đến năm 2020 là 14.946.965 người (tăng 17,2% so với năm 2016, tương ứng tăng 2.188.735 người). Số người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN trong giai đoạn từ 2016 - 2019 tăng đều qua các năm với tỷ lệ bình quân là 5,76%. Riêng năm 2020, số người tham gia giảm 0,94% so với năm 2019, tương ứng giảm 142.010 người do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Chế độ bảo hiểm TNLĐ đã góp phần giải quyết khó khăn trong cuộc sống cho NLĐ và thân nhân gia đình, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm bớt nguy cơ, rủi ro trong lao động, sản xuất, kinh doanh.
Giai đoạn từ năm 2016 - 2020 đã giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng cho 14.255 trường hợp mới, giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần cho 30.633 người (trong đó chết do TNLĐ, BNN là 3.517 người). Số người giải quyết hưởng TNLĐ, BNN có xu hướng gia tăng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019, nhưng giảm vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Một số đề xuất, kiến nghị
Bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình TNLĐ vẫn có xu hướng tăng trong những năm gần đây, do phạm vi đối tượng thống kê được mở rộng tới khu vực không có hợp đồng lao động; số lượng đơn vị được thống kê tăng hơn so với giai đoạn trước; điều kiện lao động mới xuất hiện, quy mô sản xuất phát triển, một số ngành nghề có nguy cơ, rủi ro cao có sự phát triển đáng kể như xây dựng, cơ khí, khai thác khoáng sản, dầu khí, điện.
Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Luật ATVSLĐ, cần chú ý thực hiện một số nội dung sau:
Tăng cường sự đối thoại của các bộ, ngành, địa phương về công tác ATVSLĐ, đặc biệt là đối thoại chính sách. Tăng cường tính kỷ luật trong thực hiện điều tra TNLĐ, BNN thực hiện đúng theo thời hạn do Luật định, thông qua việc kiểm tra, thanh tra hoạt động công vụ. Tăng cường sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan cấp trên với cấp dưới trong các hoạt động điều tra, nhằm bảo đảm chất lượng các cuộc điều tra, ngăn chặn TNLĐ, BNN, kịp thời việc thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.
Để tránh chồng chéo và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước, cần giao một cơ quan đầu mối, đặc biệt là trong công tác điều tra TNLĐ; rà soát, thống nhất các quy định về tiêu chuẩn người làm công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp trong các lĩnh vực chuyên ngành điện, hóa chất, xây dựng; rà soát, thống nhất các quy định huấn luyện ATVSLĐ, kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện sơ cấp cứu, y tế lao động, phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường sự chủ động, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn lắng nghe kiến nghị, phản biện từ cơ sở theo đúng chỉ đạo trong công tác dân vận thông qua bổ sung quy định, giao các bộ được giao chức năng quản lý nhà nước ATVSLĐ phải chủ động tổ chức đối thoại ít nhất một lần trong năm.
Các đại biểu tham dự Chương trình Đối thoại Hội đồng Quốc gia về ATVSLĐ năm 2020 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức. Ảnh: Ý Yên. |
Rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN phù hợp với thực tiễn, khả thi và theo hướng nâng mức hưởng chế độ đảm bảo bù đắp thiệt hại và chi phí sống cho người bị TNLĐ, BNN cũng như gia tăng các hoạt động phòng ngừa của Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, quy định cho phép huy động sử dụng mạnh mẽ hơn các nguồn lực của xã hội cho công tác ATVSLĐ theo cơ chế thị trường, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước và thúc đẩy sự linh hoạt, kịp thời như cơ chế điều tra TNLĐ, BNN của Quỹ Bảo hiểm TNLĐ đối với đối tượng là NSDLĐ tham gia quỹ; đảm bảo quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Rà soát, sửa đổi các quy định của Luật ATVSLĐ phù hợp với các công ước, hiệp định, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, đặc biệt là việc thừa nhận các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ đối với các sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu và tổ chức đại diện NLĐ.
Để đảm bảo tính thực thi của luật, đối với một số lĩnh vực đặc thù, nghiên cứu, bổ sung các quy định trong lĩnh vực đặc thù và giao các bộ, ngành hướng dẫn.
Cơ hội để cạnh tranh, nâng cao năng lực bảo vệ người lao động Việc có tổ chức khác của người lao động (NLĐ) bên cạnh Công đoàn Việt Nam (CĐVN) trong phạm vi doanh nghiệp là một thách ... |
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ logistics Được coi là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái ... |
Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động truyền thông trong thời đại mới, Công đoàn Công an Nhân dân (CAND) đã tổ chức tập ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.