Tác động của đại dịch Covid-19 đến công nhân các doanh nghiệp FDI Đồng bằng sông Hồng
Nghiên cứu - 25/03/2022 17:15 PGS. TS. NGUYỄN SỸ TRUNG - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Lãnh đạo Công ty TNHH May TexHong Thái Bình trao đổi tình hình công việc với công nhân trong giờ làm. Nguồn: baothaibinh.com.vn |
Những tác động của đại dịch Covid-19 đến công nhân các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH
Đại dịch Covid-19 gây khó khăn to lớn cho hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và đời sống công nhân. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã trải qua 4 đợt, đợt sau nghiêm trọng hơn đợt trước. Hầu hết các tỉnh trong khu vực ĐBSH đều bị dịch Covid-19 xâm nhập. Nhiều doanh nghiệp FDI bị đình trệ sản xuất, kinh doanh (SXKD), thậm chí phá sản...
Việc phục hồi SXKD của các doanh nghiệp FDI ở khu vực ĐBSH sau dịch được dự báo phải mất rất nhiều thời gian và còn gặp khó khăn lớn, khả năng phục hồi cũng có xu hướng chậm lại. Kéo theo là việc hàng trăm nghìn CNLĐ bị ảnh hưởng về việc làm, đời sống, thu nhập, tạo áp lực lớn về ASXH lên chính quyền các địa phương.
Việc đóng nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho công nhân có nơi bị chậm, nhiều doanh nghiệp phải tạm hoãn, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều CNLĐ. Phần lớn số nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là nợ khó đòi, do các doanh nghiệp đã giải thể, mất tích, chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Cùng với đó, số lượng công nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN ở các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH cũng giảm mạnh. Điều đó đồng nghĩa với việc những NLĐ này khi đến tuổi về hưu sẽ không có thu nhập hằng tháng từ lương hưu để bảo đảm cuộc sống, không được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe. Việc nhiều công nhân đăng ký nhận BHXH một lần là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ, mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc bảo đảm ASXH.
Cán bộ Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ công nhân thuê trọ bị cách ly tại huyện Thuận Thành, tháng 5/2021. Ảnh: N. Quyết |
Đại dịch Covid-19 còn làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới trong việc làm và thu nhập của công nhân. Lao động nữ các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH dễ bị cho nghỉ việc hơn lao động nam, nhiều chủ doanh nghiệp ưu tiên công nhân nam hơn trong trường hợp doanh nghiệp ít việc. Tổng số thời giờ làm việc của công nhân các doanh nghiệp FDI cũng sụt giảm đáng kể, trong đó công nhân nữ là đối tượng phải chịu tổn thất về thời giờ làm việc nặng nề hơn so với đồng nghiệp nam. Thu nhập bình quân của công nhân nữ cũng bị giảm sút.
Công tác chăm sóc sức khỏe của NLĐ các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH bị ảnh hưởng tiêu cực. Dịch bệnh ngoài tác động trực tiếp đến sức khỏe công nhân còn làm đảo lộn hệ thống y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng của các địa phương trong vùng, hệ thống khám và chữa bệnh quá tải, có nơi không đáp ứng được yêu cầu. Việc chăm sóc sức khỏe cho công nhân trong các doanh nghiệp không được thực hiện đầy đủ.
Mức độ lây lan của dịch bệnh còn gây ra tâm lý xã hội tiêu cực, đã hình thành thái độ phân biệt, kỳ thị giữa những công nhân các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH bị mắc Covid với những công nhân khác, hoặc giữa cộng đồng xã hội với công nhân ở những doanh nghiệp bị dịch xâm nhập. Đã có những trường hợp rất cực đoan như không cho công nhân thuê nhà trọ, không giao lưu tiếp xúc với công nhân...
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI trong vùng ĐBSH chịu tác động sâu sắc của đại dịch Covid -19, đã có tình trạng công nhân ở một số địa phương trong vùng bị lôi kéo, kích động tụ tập đông người gây áp lực với doanh nghiệp, hoặc đình công, nghỉ việc tập thể, bị lôi cuốn vào các tệ nạn, càng gây cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn, thiệt hại trong tổ chức sản xuất, kinh đoanh, địa phương thì vất vả trong ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo ASXH.
Công nhân sản xuất xe máy tại Công ty TNHH Piaggio Việt Nam (Vĩnh Phúc). Ảnh: Trà Hương. |
Một số vấn đề đặt ra trước tác động của đại dịch Covid-19 đối với công nhân các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH hiện nay
Một là, cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phòng, chống dịch Covid-19 với hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, ổn định đời sống công nhân, bảo đảm ASXH. Đây là yêu cầu được đặt ra từ rất sớm, đến nay vẫn là vấn đề cấp bách.
Trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, các địa phương, các tổ chức chính tri, xã hội, nhất là tổ chức Công đoàn đã kịp thời có nhiều giải pháp hỗ trợ CNLĐ và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp mang tính sách lược, trước mắt. Cần chuẩn bị các kịch bản cụ thể, các giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phòng, chống dịch Covid-19 với hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, ổn định đời sống công nhân, bảo đảm ASXH.
Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương, đặc biệt là công đoàn tại các doanh nghiệp FDI trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công nhân.
Phát huy thành tựu đã đạt được trong việc chăm lo đời sống công nhân, kịp thời giải quyết những khó khăn mà NLĐ gặp phải, ổn định đời sống xã hội, an ninh trật tự và sự phát triển của địa phương, doanh nghiệp. Khắc phục tình trạng ở nhiều nơi, quyền lợi chính đáng của công nhân vẫn bị vi phạm. Các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và công đoàn trong doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH cần tăng cường phối hợp, đồng hành, hỗ trợ và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công nhân về đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo vệ quyền được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đầy đủ do dịch Covid-19 gây ra, bảo vệ quyền được làm việc, chống sa thải công nhân nhiều tuổi, công nhân nữ có thai, nuôi con nhỏ; khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới đối với công nhân nữ để tạo việc làm ổn định cho chị em, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống gia đình. Làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật nâng cao nhận thức, hiểu biết của NLĐ về Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật BHYT, thương lượng, đối thoại giữa công nhân với người sử dụng lao động để tạo sự đồng thuận giữa các bên. Khởi kiện những doanh nghiệp vi phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân.
Lãnh đạo LĐLĐ TP. Hà Nội Nguyễn Phi Thường (thứ 2 từ phải sang) thăm, tặng quà gia đình công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Mai Quý |
Ba là, nâng cao vai trò của công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức chính trị cho công nhân khu vực FDI vùng ĐBSH; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Y tế, tổ chức Công đoàn... về phòng, chống Covid-19. Đẩy lùi sự phân biệt, kỳ thị, ổn định tâm lý, tư tưởng công nhân. Không để CNLĐ hoang mang, dao động về tư tưởng, lo lắng thái quá. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cấp ủy, chính quyền các địa phương và các doanh nghiệp trong khu vực với các cơ quan báo, đài ở Trung ương và địa phương tổ chức các hình thức tuyên truyền đa dạng đến từng công nhân trong các phân xưởng, nhà máy. Phát huy thế mạnh các mạng lưới xã hội, vai trò của cộng đồng và gia đình công nhân; có chế tài xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, ổn định tâm lý, tư tưởng công nhân để họ yên tâm sản xuất.
Đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình về mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế, nó gây ra những thiệt hại to lớn cho toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Song, cũng chính từ thử thách khắc nghiệt này đã cho thấy khả năng thích ứng nhanh chóng của nước ta nói chung và các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH nói riêng. Những tác động về chính trị - xã hội đối với công nhân trong các doanh nghiệp FDI vùng ĐBSH và một số vấn đề đặt ra trên đây là một gợi ý quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn cho điều đó.
Giải quyết vấn đề di cư lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Thời gian qua, tình trạng di cư lao động (DCLĐ) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng diễn biến phức tạp, có ... |
Doanh nghiệp Việt tái định hình ngành bán lẻ nhu yếu phẩm sau đại dịch Trong bối cảnh dịch bệnh, nhu yếu phẩm trở thành mặt hàng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, đặc biệt trên kênh online. ... |
Lan toả ý nghĩa của việc trồng cây đến từng cơ quan, doanh nghiệp, người lao động Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp, công nhân lao động chung tay hưởng ứng “Tết ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.