
Lao động tự do chật vật mưu sinh khi giãn cách xã hội TP HCM - điều gì sẽ tới? Ráo mồ hôi đã hết tiền và ngày dài giãn cách… |
![]() |
Ngày 5.7, tiểu thương tại các khu nhà lồng chợ Bình Điền (Quận 8, TPHCM) đều tập trung rất đông tại đây để được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Ảnh VNE) |
Và đây là lời giải thích của ban quản lý chợ, Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền trước cảnh tượng vô tiền khoáng hậu hôm qua vừa đăng tải trên VnExpress: "Ý thức của người dân chưa cao nên đã gây ra tình trạng náo loạn tại khu vực phát phiếu. Chúng tôi liên tục phát loa yêu cầu mọi người giãn cách nhưng hầu hết đều không chấp hành. Vì vậy, việc giãn cách đã không được đảm bảo để phòng dịch".
Vâng, lỗi lầm là của dân! Sự mất kiểm soát là tại dân! Và vì dân như thế nên ban quản lý chợ đã phải ra tay phân loại theo nhóm: bốc xếp, lính vựa, chủ vựa, tài xế… để vãn hồi tình hình.
Mà cũng phải nói tiếp, lý do mà người dân tập trung đông và tranh nhau giành giấy xét nghiệm là trong ngày hôm qua 5/7, BQL chợ ra yêu cầu 16h chiều, tiểu thương muốn kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS - CoV-2. Trước đó, chợ phối hợp với lực lượng chức năng xét nghiệm tầm soát 15.000 -17.000 người (đây là có số có thể ước lượng tương đối về số lượng người liên quan phải xét nghiệm hôm qua).
Tức là, trong ngày hôm qua, người dân có thời gian quá ngắn cho một số lượng quá đông. Mà giấy xét nghiệm âm tính lúc ấy là gì? Nó là “giấy thông hành”, là “giấy phép con” để bà con tiếp tục buôn bán, sinh nhai. Nên, việc phân luồng xét nghiệm chỉ được thực thi như giải pháp tình thế chứ không phải ban đầu cùng với thời lượng quá ngắn dẫn tới tình trạng hỗn loạn như trên.
Nói trắng ra, tình cảnh ấy, lỗi phần nhiều nằm ở những người quản lý. Họ có công cụ trong tay để “ra luật” về điều kiện vào chợ. Họ có quyền lực và trách nhiệm phải sắp xếp, cắt đặt buổi xét nghiệm sao cho đảm bảo giãn cách chứ không phải gọi loa và đổ lỗi cho người dân.
Ở phía ngược lại, người dân hoàn toàn bị động. Dân muốn kinh doanh thì phải có giấy xét nghiệm. Dân muốn xét nghiệm thì phải lao vào đám đông mất kiểm soát. Còn dân không muốn lao vào đám đông ấy thì xin mời, ra xét nghiệm dịch vụ với mức phí 200 -700 ngàn đồng tùy loại. Mà phải nhắc lại, giấy xét nghiệm âm tính chỉ đảm bảo cho họ vài ngày. Vài ngày sau, chu trình lặp lại, họ sẽ hoặc phải đưa tiền ra, hoặc vừa lao vào đám đông (nếu vẫn giữ tình trạng như hôm qua). Mà mức phí ấy với người lao động trong thời buổi khó khăn này quá đắt.
Nên, việc nhỡ cũng nhỡ rồi, người có trách nhiệm cần rút kinh nghiệm. Đó là cách hành xử đàng hoàng giữa những ngày giông gió mà cả người dân và quản lý đều đang thấm mệt. “Quả bóng trách nhiệm” tuyệt nhiên không nên chuyền xuống chân người dân - những người đã phải tuân theo mọi luật chơi mà BQL đưa ra.
Câu hỏi tiếp, việc cần giấy xét nghiệm như một loại giấy thông hành gây cảnh tượng ở chợ Bình Điền hôm qua và sự quá tải ở nhiều bệnh viện trong thành phố có cần thiết không?
Không có câu trả lời cuối cùng. Phải khẳng định, việc đảm bảo xét nghiệm âm tính trong một khoảng thời gian để lao động, lưu thông đã được nhiều quốc gia dùng. Vì dù không thể “xét nghiệm cho tương lai” nhưng kết quả xét nghiệm đảm bảo tương đối trước đó, người lao động chưa nhiễm Covid-19. Đồng nghĩa, xác suất “F0 lang thang” sẽ giảm so với không xét nghiệm.
Khách quan mà nói, mô hình xét nghiệm để hạn chế rủi ro có lý để hoạt động chứ không phải người ta “đẻ ra” vô lý như nhiều ý kiến trên mạng. Nhưng cần đặt lại vào bối cảnh của hệ thống y tế TP.HCM lúc này: Nhiều bệnh viện lớn đã phải tạm đóng cửa liên quan tới Covid-19; lực lượng y tế đang có dấu hiệu quá tải khi phải dàn trải khắp nơi vừa truy vết vừa sàng lọc và giờ là cả đảm bảo kết quả âm tính liên tục vài ngày 1 lần cho người lao động. Mà chính người lao động cũng cảm thấy hãi hùng từ sự bào mòn của ví tiền tới đám đông ở một vài viện thời gian gần đây. Trong lúc này, mọi lựa chọn đều có biến số rủi ro. Rủi ro ít, rủi ro nhiều là quyết định của những người quản lý.
Hi vọng, không bao giờ sự cố Bình Điền lặp lại nữa. Sự cố ở đây không phải chỉ là quang cảnh hỗn loạn mà đó còn là phát ngôn đầy hổ thẹn của BQL chợ khi đổ lỗi cho dân!
![]() “Mang thai ở tuần thứ 38, em rất hoang mang và lo sợ khi hay tin mình là F0”, Nguyễn Thị Minh Ánh (20 tuổi, ... |
![]() Sáng nay, TPHCM đã vượt qua mốc 6200 ca nhiễm chỉ riêng trong đợt dịch này, áp lực đang đè nặng và vắt kiệt sức ... |
![]() Trước khi đi làm trở lại, anh T.V.T. (ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) có kết quả xét nghiệm dương ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
